Tiêu điểm tuần 9-13/3: Mua gì? Bán gì? Theo dõi những tin tức nào?

Tiêu điểm tuần 9-13/3: Mua gì? Bán gì? Theo dõi những tin tức nào?

22:29 08/03/2020

Có thể nói chúng ta sẽ có 1 tuần mới im ắng hơn so với tuần vừa qua dựa trên lịch kinh tế. Bởi từ ngày 9/3 đến 14/3 chỉ có khoảng 46 chỉ số kinh tế cần theo dõi, so với 66 dữ kiện kinh tế tuần qua.

Đối với đồng Dollar Mỹ:

Thực ra Dollar Mỹ sẽ có 1 tuần giao dịch tương đối nhộn nhịp mặc dù đầu tuần khá ít tin tức.

Thị trường sẽ theo dõi chủ yếu từ ngày 12/3-14/3, tức từ thứ 4 cho tới thứ 6 bởi đây là lúc các chỉ số lạm phát ở Mỹ được công bố. Mặc dù đồng bạc xanh nhạy với dữ liệu lạm phát, hành động cắt giảm lãi suất gần đây nhất của Fed có thể hạn chế phần nào phản ứng.

Do đó, tôi kỳ vọng đồng Dollar Mỹ sẽ phản ứng theo cách thông thường khi số liệu về lạm phát bán buôn sẽ được công bố vào thứ Năm.

Tuy nhiên, tôi cũng kỳ vọng rằng đồng USD sẽ nhạy hơn nữa với tỷ lệ thất nghiệp hàng tuần. Thị trường đang trông chờ vào diễn biến tiêu cực của dịch bệnh và chắc chắn tỷ lệ thất nghiệp sẽ là một trong những yếu tố cần quan tâm.

Vào thứ Sáu tuần sau, chỉ số Niềm tin người tiêu dùng sơ bộ cũng sẽ được công bố.

Việc virus Corona bùng phát tại Mỹ nhiều khả năng sẽ là áp lực lên chỉ số tiêu dùng trong tháng Ba. Có lẽ, việc Fed cắt giảm lãi suất đã khiến người tiêu dùng hoảng sợ hơn. Sau cùng, lần cuối mà Fed tuyên bố tình trạng cắt giảm lãi suất khẩn cấp đó là trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Nhưng xét trên mặt tích cực, thị trường cổ phiếu của Mỹ đã có hỗ trợ vào tuần qua, điều này sẽ làm giảm mức lao dốc của chỉ số tiêu dùng. Tuy nhiên, đây là giả định khi mà đầu tuần chưa có sự bán tháo nào diễn ra.

Ngoài các con số ra thì các tin tức update từ dịch bệnh Covid-19, văn phòng tổng thống Mỹ và các tin tức bầu cử là những yếu tố tác động lên đồng USD.

Hiện chỉ số Dollar giao ngay đóng cửa tuần ở mức 96.093 tương đương với mức giảm 2.08%.

Đối với Euro:

Sẽ lại có thêm 1 tuần đầy tin tức với đồng Euro dựa trên lịch kinh tế tuần sau.

Trong nửa đầu tiên của tuần, các chỉ báo quan trọng bao gồm sản xuất công nghiệp và giao dịch thương mại của Đức sẽ được công bố vào thứ Hai.

Tôi kỳ vọng các tin tức tích cực chỉ ảnh hưởng ở mức vừa phải lên đồng Euro.

Tuy nhiên vào thứ Hai (9/3), chỉ số Niềm tin nhà đầu tư tại khu vực EU trong tháng Ba sẽ có ảnh hưởng.

Vào thứ Ba (10/3), số liệu GDP ước tính cho quý III và IV của khu vực EU cũng sẽ có ít tác động tới đồng Euro và các đồng tiền Châu Âu khác.

Việc thiếu số liệu thống kê vào thứ Tư khiến thị trường tập trung sự chú ý vào các quyết định chính sách tiền tệ của ECB vào thứ Năm tới.

Trong bối cảnh Fed đã công bố động thái khẩn cấp về việc hạ lãi suất trước cuộc họp FOMC vào tuần sau, ECB cần đánh giá kỹ tình hình và cân nhắc các lựa chọn.

Chắc chắn việc bàn thảo phối hợp giữa các các quốc gia thành viên về các quyết định chính sách tài khóa đang diễn ra sau hậu trường.

Dự báo của tôi là ECB sẽ không có hành động gì về chính sách lần này.

Con số lạm phát tổng hợp từ các quốc gia thành viên trong tuần sẽ có tác động không đáng kể đối với EUR.

Câu hỏi quan trọng đặt ra trong tuần tới sẽ là liệu Chủ tịch ECB bà Lagarde có quản lý được tình hình hay không và liệu hỗ trợ tài khóa có xảy ra hay không?

EUR/USD đã kết thúc tuần tăng 2.34% lên mốc $1.1284.

Đối với đồng Bảng:

Cũng giống với khu vực EU, đồng Cable sẽ có 1 tuần đầy ắp tin tức.

Tuy nhiên, thị trường sẽ cần chờ đợi cho tới thứ Tư khi mà các chỉ số kinh tế được công bố.

Tôi cũng kỳ vọng rằng chỉ số sản xuất công nghiệp trở thành những động lượng quan trọng ngày hôm đó.

Tuy các dữ liệu vào tháng 1 không có khả năng bộc lộ quá nhiều cú sốc kinh tế, tuy nhiên, các dữ liệu này vẫn cần tích cực để hỗ trợ các số liệu khảo sát nếu như BoE muốn giữ nguyên chính sách.

Dữ liệu giao dịch thương mại xuất khẩu cũng có tác động nhỏ tới đồng Bảng.

Ngân sách mùa Thu cũng sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới đồng tiền trong tuần này.  

Các kỳ vọng trên thị trường đang ở mức cao trước khi dịch Covid-19 bùng phát tại châu Âu. Điều này dẫn tới đồng Bảng dễ biến động mạnh.

Xét tới góc độ chính trị, các cuộc đàm phán Brexit đang được cân nhắc đến mặc dù với G-7 ưu tiên này chỉ xếp sau.

Kết thúc tuần giao dịch, cặp GBP/USD tăng 1.75%, tương đương với mức $1.3048.

Đối với đồng CAD (Loonie)

Tuần tới là 1 tuần yên bình và không có nhiều thông tin lắm.

Các chỉ số kinh tế quan trọng tập trung vào số liệu của ngành bất động sản được công bố vào thứ Hai. Nhưng tôi kỳ vọng rằng biến động của đồng Loonie sẽ không chịu tác động đáng kể từ số liệu trên.

Sự chú ý đang dồn vào Báo cáo nguồn cung dầu của IEA và OPEC và dự định sản xuất tương lai. Cùng với đó, giá dầu thô tiếp tục dò đáy vào cuối tuần qua sau cuộc đàm phán giữa Nga và OPEC đổ bể.

Sự hợp tác trong các chính sách tài khóa của các nước thành viên G-7 và kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của OPEC là những yếu tố giúp đồng Loonie tăng giá.

Thị trường sẽ cần tiếp tục đánh giá thiệt hại từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc cắt giảm sản lượng đáng kể cũng chưa đủ để đỡ giá dầu thô và đồng Loonie trong ngắn hạn.

Lịch sử cho thấy rằng các đợt hỗ trợ bằng chính sách tài khóa thường dẫn tới các đợt giảm sau đó.

Đồng Canada đã kết thúc tuần với mức giảm 0.08% xuống còn $1.3418.

Các đồng tiền châu Á

 Đồng đô Úc (Aussie)

Sẽ là một tuần yên bình mặc dù có một vài chỉ số kinh tế nhưng ảnh hưởng không đáng kể.

Trong quá khứ gần đây, người tiêu dùng ở Úc đã bị hoảng sợ do tin tức RBA cắt giảm lãi suất, dẫn tới mức độ tự tin tiêu dùng lao dốc thảm hại.

Lần này, RBA có thể chờ đợi các động thái từ nỗ lực phối hợp của G-7 nhằm giảm tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế Úc.

Tuần trước, việc RBA cắt lãi suất cùng với cam kết của chính phủ mở rộng chính sách tài khóa có thể là yếu tố tích cực cho niềm tin người tiêu dùng.

Thị trường sẽ phải chờ đến thứ Tư (11/3) khi mà con số về niềm tin tiêu dùng được công bố, tuy nhiên, chỉ số này sẽ được công bố sau niềm tin của Doanh nghiệp trong tháng Hai.

Vào thứ Ba, mức độ tự tin của doanh nghiệp trong tháng Hai có lẽ sẽ khá thú vị. Do chính sách tiền tệ của RBA đã thất bại trong việc thúc đẩy đầu tư. Mặc dù chúng ta đã thấy thị trường khá khoan dung với Aussie trong tháng 2, tuy nhiên tháng 3 lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Đồng Dollar Úc kết thúc tuần với mức tăng 1.86% lên $0.6636.

Đồng New Zealand (Kiwi Dollar)

Cũng gần giống như Úc khi mà Kiwi sẽ trải qua một tuần khá lặng lẽ. Các dữ liệu cần quan tâm chỉ gồm doanh số bán hàng điện tử tiêu dùng trong tháng Hai và chỉ số PMI của doanh nghiệp trong tháng vào thứ Sáu tới.

Tôi đang kỳ vọng rằng số liệu về doanh số trên sẽ phần nào tác động tới đồng Kiwi để xác định được mức hỗ trợ.

Ngân hàng TW New Zealand RBZN mới đây đã có các bước đi chuẩn bị cho tương lai nhưng vẫn cần theo dõi cẩn thận bởi sự phụ thuộc của New Zealand vào Trung Quốc trong các giao dịch thương mại.

Vấn đề du lịch cũng đáng cân nhắc khi mà nền du lịch của New Zealand ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế nước nhà, cho chúng ta thấy rằng tạm thời nền kinh tế trong trạng thái bất ổn.

Do cả hai chính sách điều tiết của ngân hàng theo hướng nới lỏng, nhưng điều này không có nghĩa là nhân tố thúc đẩy mọi người đi du lịch. Điều này làm dấy lên các nghi ngờ rằng chính phủ đang nói dối.

Đồng Kiwi tuần qua đã chứng kiến mức tăng 1.67% lên mốc $0.6350.

Đồng Yên Nhật (JPY)

Không có nhiều tin tức về JPY trong tuần tới. Các chỉ báo đáng lưu ý gồm số liệu GDP tổng hợp trong quý IV được công bố vào thứ Hai (9/3).

Các số liệu BSI về điều kiện sản xuất lớn trong quý I/2020 sẽ là tâm điểm chú ý được công bố vào thứ Năm (12/3). Tôi không kỳ vọng số liệu đó quá ấn tượng, tất nhiên là sẽ không có tác động đáng kể nào lên JPY.

Xu hướng của JPY trong tuần tới có lẽ phụ thuộc vào tâm lý rủi ro ‘Risk-on’ hay ‘Risk-off’ trước các tin tức về dịch Covid-19.

Liệu thị trường có tin rằng sự hỗ trợ đến từ cả hai chính sách vĩ mô có đủ để chống lại tác động của virus Corona hay không? Điều này vẫn là một ẩn số cho đến nay.

Đồng Yên đã có 1 tuần tăng giá mạnh 2.23% lên mức ¥105.39/ Dollar Mỹ.

Đồng Nhân Dân Tệ (CNH)

Một tuần không có nhiều tin tức cho Trung Quốc.

Bắt đầu từ đầu tuần, chỉ số thương mại tháng Hai sẽ quyết định tâm lý thị trường. Xuyên suốt cả tháng Hai, chính phủ Trung Quốc và Ngân hàng TW PBoC đã phát đi các thông báo hỗ trợ để chống lại dịch bệnh Covid-19.

Số liệu PMI tụt dốc thảm hại vào cuối tuần qua sẽ khiến chính phủ có nhiều hành động hơn.

Vào thứ ba (10/3), số liệu lạm phát tháng hai sẽ là một bằng chứng về những điều tồi tệ đã xảy ra như thế nào. Ngoài ra kỳ vọng rằng áp lực lạm phát sẽ giảm trong tháng hai.

Đồng Nhân dân tệ Trung Quốc tăng 0.85% lên 6.9329 CNY so với Đô la Mỹ trong tuần.  

Các yếu tố địa chính trị

Cuộc chiến thương mại. Hiện đang tạm hoãn do cả thế giới đang đối phó với dịch bệnh Covid-19. Tổng thống Trump có lẽ đang tìm cách lái các chỉ trích về dịch bệnh tại Mỹ sang một hướng khác, nhưng việc khởi động 1 cuộc đàm phán thương mại với EU thì không nên.

Chính trị tại Vương Quốc Anh. EU và Anh đã bắt đầu đàm phán thương mại vào tuần trước và không tìm được giải pháp nào cho phép EU tiếp cận vùng biển của Anh. Đồng Pound vẫn giữ được giá trị, với thủ tướng Boris Johnson và trưởng đoàn đàm phán David Frost cùng đưa ra đề xuất khác nhau hoàn toàn dành cho EU. Số lượng các vấn đề cần giải quyết ở giai đoạn cuối này là đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đối với thị trường, tất cả đều xoay quanh các thỏa thuận thương mại.

Chính trị của Hoa Kỳ. Ứng viên Joe Biden đã tiến một bước gần hơn để trở thành người đại diện cho đảng Dân chủ. Với dịch bệnh bùng phát sang cả Mỹ và thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ trong trạng thái điều chỉnh, đảng Dân chủ có nhiều cơ hội để hành động. Nếu chính quyền Hoa Kỳ hiện tại không có biện pháp hạn chế dịch bệnh trong bối cảnh virus lây lan, người chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng rất có thể thuộc về đảng Dân chủ. Đáng chú ý rằng Michael Bloomberg đã bỏ cuộc sau ngày Siêu thứ ba, ngay cả Elizabeth Warren cũng gọi đó là một ngày đáng nhớ.

Và cuối cùng,

Tuần tới có thể lộ ra một số rạn nứt mà Liên minh Châu Âu đã tìm cách che giấu kể từ cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp. Chủ tịch ECB bà Lagarde có thể tìm cách buộc nước Đức nới lỏng chi tiêu. Câu hỏi là những quốc gia thành viên nào có đủ khả năng để theo bước?

Liệu Italia đang trên bờ vực trở lại dưới sự giám sát của Brussels, khi nền kinh tế oằn mình và nợ trên GDP tăng? Cử tri ở Đức sẽ không muốn hỗ trợ các quốc gia thành viên EU khác.

Các cuộc tranh luận trở lại về việc liệu khối Euro có thể tiếp tục tồn tại ở dạng hiện tại hay không. Trong khi tống thống Pháp ông Macron mong muốn trở thành tâm điểm của châu Âu, các quốc gia thành viên khác lại muốn tách ra. 

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Người bạn Mỹ xa xôi" hay "Người láng giềng châu Âu", dù lựa chọn điều gì thì sự hy sinh của Vương quốc Anh là điều không thể tránh khỏi
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Người bạn Mỹ xa xôi" hay "Người láng giềng châu Âu", dù lựa chọn điều gì thì sự hy sinh của Vương quốc Anh là điều không thể tránh khỏi

Một trong những lợi ích được hứa hẹn khi rời khỏi EU là Vương quốc Anh sẽ có thể tự mình định hướng con đường phát triển toàn cầu. Tuy nhiên, với việc Donald Trump tái đắc cử, việc định hình một hướng đi độc lập trở nên phức tạp hơn.
Pháp cần ổn định chính trị để giải quyết thâm hụt ngân sách
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Pháp cần ổn định chính trị để giải quyết thâm hụt ngân sách

Pierre Moscovici, người đứng đầu cơ quan kiểm toán Pháp, cảnh báo về sự cần thiết của ổn định chính trị để giảm thâm hụt ngân sách và nợ công. Ông phản đối việc tổ chức bầu cử tổng thống sớm, nhấn mạnh rằng điều này sẽ gây bất ổn cho đất nước trong bối cảnh chính phủ đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ quốc hội.
Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi

Giá vàng có vẻ sẽ đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn 13 tháng vào thứ Sáu khi căng thẳng địa chính trị leo thang thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn, trong khi sự phục hồi của công nghệ đã đẩy cổ phiếu châu Á tăng cao hơn sau khi lo ngại về tăng trưởng doanh số của Nvidia giảm bớt.
Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa

Nga vừa phóng tên lửa chiến lược RS-26 nhằm vào Ukraine, đánh dấu bước leo thang đáng chú ý nhưng mang tính thăm dò và có thể đảo ngược. Cuộc tấn công không chỉ gửi thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây mà còn hé lộ những tính toán nhằm tránh làm mất lòng các đồng minh và duy trì ổn định nội bộ.
Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Thị trường vàng đang chứng kiến đà tăng ấn tượng, hướng đến tuần giao dịch tốt nhất trong năm vào ngày thứ Sáu. Sự bứt phá này đến từ việc các nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn khi căng thẳng Nga-Ukraine ngày càng leo thang, đồng thời họ cũng đang theo dõi sát sao khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall

Cổ phiếu châu Á và vàng tăng mạnh sau khi Phố Wall phục hồi, nhờ vào sự lạc quan về triển vọng của Nvidia và kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ của Tổng thống đắc cử Trump. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị và vụ kiện chống lại Gautam Adani cũng khiến giá dầu và vàng tiếp tục tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ