Bitcoin giảm gần 6% xuống dưới $65,600
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Bitcoin hồi phục nhẹ trong phiên Á khi tăng gần 1% lên $59,600.
Trong 2 ngày trước đó, Bitcoin có lúc giảm sâu xuống dưới $57,000 do tác động của việc Fed phải giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn do lạm phát dai dẳng và dòng tiền rút ra ồ ạt từ các quỹ ETF Bitcoin giao ngay.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết:
Giống như JPY, KRW (và nhiều loại tiền tệ khác) đã bị ảnh hưởng bởi đồng USD mạnh khi Fed phải giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn do lạm phát dai dẳng.
Các phát biểu của ngài Thống đốc gợi ý rằng Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ Yellen không quan tâm đến việc hỗ trợ BoK, hay BoJ trong việc can thiệp tiền tệ.
JP Morgan cho biết:
Goldman Sachs vẫn lạc quan về đà tăng của kim loại quý, dự đoán mức $2,700 USD/oz vào cuối năm nay do:
Vàng hiện duy trì ở mức trên $2,300/ oz
Nhà kinh tế trưởng ECB Lane cho biết:
Yannis Stournaras - Thống đốc Ngân hàng Hy Lạp - thành viên của Hội đồng Thống đốc ECB cho biết:
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ thấp hơn dự kiến và chi phí lao động quý 1 tăng cao bất chấp năng suất thấp. S&P 500 tăng 0.91%, trong khi Dow Jones tăng 0.85%. Nasdaq Composite tăng 1.51%. Bất chấp sự phục hồi trong ngày thứ Năm, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn có xu hướng kết thúc tuần trong sắc đỏ. Tính đến thời điểm hiện tại, S&P 500 đã giảm 0.7% trong khi Nasdaq giảm gần 0.6%. Dow Jones giảm 0.04% trong giai đoạn này. Trong phiên giao dịch ngoài giờ, cổ phiếu Apple đã tăng hơn 6% sau khi công bố mua lại số cổ phiếu trị giá 110 tỷ USD và ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1 vượt trội.
Trên thị trường FX, JPY mạnh nhất, USD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. USD tiếp tục suy yếu. DXY giảm 0.27% xuống 105.32 trong bối cảnh thị trường nâng định giá Fed cắt giảm lãi suất 39 bps trong năm nay so với 30 bps trước công bố quyết định chính sách tháng 5. Mọi sự chú ý đã đổ dồn vào USD/JPY. Sau khi giảm 400 pip, phe mua đã nhanh chóng đẩy cặp tiền lên 156.00 trong phiên Á. Tuy nhiên, tình thế đã thay đổi ngay sau đó và với lực bán tăng nhanh trong phiên Mỹ, USDJPY giảm trở lại ngưỡng 153.00. AUD được hỗ trợ khi chứng khoán Trung Quốc có ngày tốt nhất trong sáu tháng và các cuộc thảo luận về việc tăng lãi suất ở Úc vẫn tiếp tục diễn ra khi lạm phát vẫn dai dẳng và vấn đề nhà ở khó khăn. AUDUSD đóng cửa gần mức đỉnh trong tuần ở 0.6563 sau khi đà giảm ngày thứ Ba bị xóa sạch.
Vàng giảm $15 xuống $2,303. Bitcoin tăng hơn 1% lên trên $59,100. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 1 bps xuống 4.58%. Dầu thô WTI tăng 1 cents lên $79.01/ thùng. Hamas báo hiệu những dấu hiệu tích cực về thỏa thuận ngừng bắn.
Nhiều nỗ lực ngoại giao đang được thúc đẩy ở Gaza nhằm làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn, điều này sẽ làm giảm căng thẳng trong khu vực. Bên cạnh đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Tư đã báo cáo một trong những đợt tăng dự trữ dầu thô lớn nhất được thấy trong một thời gian dài.
Dầu WTI hiện ở mức 78.8 USD.
Theo Thống đốc Ngân hàng trung ương Canada Macklem:
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ tăng mặc dù chi phí lao động cao hơn và năng suất thấp hơn.
Theo Thống đốc BoC:
USDCAD đang biến động quanh 1.372 với:
Chi phí lao động cao hơn là một dấu hiệu khó khăn đối với các thị trường vốn đã lo lắng về việc tăng lương. Những con số này rất khó đo lường và thường xuyên được sửa đổi.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu vẫn duy trì mức ổn định. Chủ tịch Fed nhấn mạnh rằng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ là dấu hiệu cho thấy khả năng nới lỏng chính sách trong tương lai.
Tin tức chính:
Thị trường:
Phiên giao dịch bắt đầu với tập trung trở lại vào đồng JPY sau khi Nhật Bản có dấu hiệu can thiệp một lần nữa. Có vẻ như chính phủ nước này đang muốn làm suy yếu động lực mua của các nhà đầu tư trong tuần này
Đồng đô la đi ngang trong suốt phiên với một số biến động nhẹ. Trong khi đó, CHF chứng kiến đợt tăng giá đáng kể khi USD/CHF giảm từ 0.9160 xuống mức 0.9100 sau khi dữ liệu lạm phát của Thụy Sĩ cao hơn dự báo. Cặp tiền hiện đang được giao dịch quanh mức 0.9120.
Trên thị trường chứng khoán, HĐTL chứng khoán Mỹ đang phục hồi sau đợt bán tháo hôm qua. HĐTL S&P 500 hiện đang tăng 0.6%.
Ở các thị trường khác, vàng đang chịu áp lực giảm giá khi giảm xuống dưới mức $2,300 Trong khi đó, dầu thô giữ mức giá $80 USD trong khi đường MA 200 ngày ở mức $80.09 đang kìm hãm đà tăng.
Các doanh nghiệp tại Mỹ đã thông báo cắt giảm 64,789 việc làm trong tháng Tư năm nay, giảm so với mức 90,310 trong tháng trước. Ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là sản xuất ô tô sau thông báo của Tesla về việc sẽ cắt giảm 14,000 nhân sự trên toàn cầu.
Sự kiện halving được dự đoán sẽ tác động tích cực đến giá Bitcoin trong dài hạn, nhưng các nhà phân tích cho rằng đồng tiền này sẽ đi ngang và biến động mạnh trong ngắn hạn.
Theo các nhà phân tích của Bitfinex, Bitcoin sẽ đi ngnag đi ngang trong vòng hai tháng sau sự kiện halving. Báo cáo thị trường mới nhất của Bitfinex tiếp tục cho rằng Bitcoin vẫn sẽ là đồng tiền hàng đầu của thị trường tiền điện tử.
Theo báo cáo, môi trường kinh tế vĩ mô hiện nay có khả năng phục hồi tốt hơn những năm trước và khả năng cắt giảm lãi suất vẫn ở mức thấp trong ngắn hạn. Ngoài ra, bất kỳ tác động tích cực nào đến giá Bitcoin sau sự kiện halving sẽ có thể xuất hiện trong những tháng sau: "Tại thời điểm này, nền kinh tế cũng được kỳ vọng sẽ hoạt động tốt hơn, đạt được mục tiêu hạ cánh mềm và tránh được suy thoái, tạo thêm động lực cho các tài sản tiền điện tử", các nhà phân tích nói thêm
Mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại là 2,2 triệu thùng/ngày và sẽ duy trì cho đến tháng 6. Ba nguồn tin của Reuters cho biết rằng mặc dù các cuộc họp chính thức về vấn đề này vẫn chưa bắt đầu, việc kéo dài thời gian cắt giảm tự nguyện là rất có khả năng. Tuy nhiên, một nguồn tin khác lại nói rằng OPEC+ hiện chưa có quyết định cụ thể.
Microsoft đã công bố khoản đầu tư 2.2 tỷ USD trong bốn năm tại Malaysia để mở rộng các dịch vụ điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ hợp tác với chính phủ Malaysia để thành lập Trung tâm Trí tuệ Nhân tạo và cải thiện năng lực an ninh mạng của quốc gia này
Đây là khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử 32 năm của Microsoft tại Malaysia. Khoản đầu tư bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây và AI, tạo cơ hội đào tạo kỹ năng AI cho 200,000 người và hỗ trợ các nhà phát triển,
Sau cuộc gặp với Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella vào ngày 2 tháng 5, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tuyên bố khoản đầu tư này phù hợp với những nỗ lực của Malaysia nhằm nâng cao năng lực AI của mình.
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn toàn cầu Kearney, AI được dự đoán sẽ đóng góp 1 nghìn tỷ USD vào GDPi của Đông Nam Á vào năm 2030, trong đó Malaysia chiếm khoảng 115 tỷ USD.
Theo ước tính từ Bloomberg, Nhật Bản có thể đã chi từ 3,260 tỷ đến 3,660 tỷ JPY cho hoạt động can thiệp này.
Bảng cân đối kế toán dự kiến của BOJ cho thấy khoản thâm hụt 4,360 tỷ JPY trong khoản mục ngân quỹ kho bạc. Và nếu bù trừ con số này với mức phí giao dịch từ 700 đến 1,100 tỷ từ các công ty môi giới trên thị trường tiền tệ, thì số tiền còn lại sẽ tương ứng với số tiền mà chính phủ Nhật có thể đã sử dụng để can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Lịch trình kinh tế đầu phiên Âu hôm nay khá sôi động, với loạt báo cáo PMI tại khu vực đồng Euro và báo cáo CPI Thụy Sĩ cao hơn dự báo.
Lạm phát Thụy Sĩ chạm đỉnh 4 tháng (1.4% so với dự báo 1.1% và mức 1% của tháng 3). Mặc dù giá tiêu dùng tăng mạnh, nhưng số liệu này phù hợp với dự báo 1.4% mà các nhà hoạch định chính sách SNB đưa ra cho quý II. USDCHF giảm mạnh hơn 50pip xuống 0.9100 sau khi dữ liệu được công bố, gây áp lực lên USD khiến chỉ số DXY giảm hơn 13pip, nhưng hiện đã phục hồi hoàn toàn.
Tây Ban Nha tiếp tục tỏa sáng với tư cách là quốc gia có thành tích dẫn đầu trong số các nước lớn thuộc khu vực đồng Euro (52.2 so với dự báo 51.3), với xu hướng tăng trưởng được duy trì kể từ tháng 2 và 3 nhờ sự cải thiện liên tục về nhu cầu cả trong nước và quốc tế. Động lực tích cực này hoàn toàn trái ngược với những kết quả yếu kém được chứng kiến ở Đức, Pháp và Ý. Tuy nhiên, nhờ bối cảnh toàn cầu thuận lợi, nhiều người dự đoán rằng sự chênh lệch này sẽ dần dần thu hẹp trong những tháng tới. Chỉ số toàn phần vẫn nằm sâu trong vùng suy thoái trong tháng 4, số lượng đơn đặt hàng mới thậm chí còn giảm nhanh hơn trước và thay vì bổ sung thêm hàng tồn kho đã mua, chúng lại tiếp tục cạn kiệt. EURUSD tăng lên mức cao nhất trong ngày là 1.0728, nhưng hiện đã đảo chiều giảm xuống 1.0700 sau báo cáo PMI Đức - Pháp yếu kém.
Trên thị trường FX, hiện CHF và các đồng antipodeans dẫn đầu đà tăng, trong khi JPY yếu nhất trong số các đồng tiền chính. Vàng giảm hơn $15.2 xuống dưới $2305/oz dù lợi suất giảm nhẹ khắp các kỳ hạn, với lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 2.3bp và 2bp xuống 4.94% và 4.61%. Dầu thô tăng nhẹ $0.60 lên $79.65/thùng sau pha giảm mạnh đầu phiên Mỹ hôm qua. Các chỉ số châu Âu trái chiều đầu phiên.
Chứng khoán châu Âu trái chiều đầu phiên thứ Năm khi thị trường toàn cầu tiêu hóa quyết định chính sách tiền tệ tháng 5 của Fed và một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp quý I.
Linh vực sản xuất dường như tiếp tục "kéo chân" Eurozone trong việc nỗ lực thoát khỏi suy thoái. Sản lượng giảm với tốc độ tương tự như những tháng trước, với lượng hàng mua vào giảm với tốc độ nhanh hơn. Thêm vào đó, trong khi không ghi nhận nhiều sự thay đổi khả quan trong chu kỳ tồn kho, thì cả hàng hóa mua vào và thành phẩm trong tháng 4 đều đều tiếp tục duy trì xu hướng cạn kiệt đã chứng kiến trong thời gian qua.
EURUSD tăng lên mức cao nhất trong ngày là 1.0728 nhờ dữ liệu PMI khả quan từ Tây Ban Nha, nhưng đảo chiều giảm và xóa bỏ đà tăng đầu phiên Âu sau các báo cáo gây thất vọng từ Đức và Pháp.
Lĩnh vực sản xuất tại Đức hồi nhẹ trong tháng 4, phản ánh tình trạng suy thoái đã giảm bớt. Dù vậy, 42.5 vẫn là một con số "rất yếu", với số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm, nhưng ít nhất thì sự thu hẹp trong hoạt động sản xuất cũng đang chậm lại.
Chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Hamburg cho biết:
Lĩnh vực sản xuất tại Ý quay trở lại vùng suy thoái trong tháng 4. Nguyên nhân chính là do sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm, trong khi giá đầu vào tăng lần đầu tiên kể từ tháng 1/2023.
Dự báo tăng trưởng | Năm 2024 | Năm 2025 | ||
Mới nhất | Trước đó | Mới nhất | Trước đó | |
Toàn cầu | 3.1% | 2.9% | 3.2% | 3.0% |
Mỹ | 2.6% | 2.1% | 1.8% | 1.7% |
Eurozone | 0.7% | 0.6% | 1.5% | 1.3% |
Nhật Bản | 0.5% | 1.0% | 1.1% | 1.0% |
Vương quốc Anh | 0.4% | 0.7% | 1.5% | 1.3% |
Trung Quốc | 4.9% | 4.7% | 4.5% | 4.2% |
OECD nâng dự báo tăng trưởng của hầu hết các nước trong năm nay và năm tới, đặc biệt là tại Mỹ - quốc gia đang hỗ trợ củng cố niềm tin vào tăng trưởng toàn cầu tích cực hơn trong năm nay.
Hoạt động sản xuất của Tây Ban Nha mạnh mẽ hơn trong tháng 4 và ghi nhận tháng thứ 3 liên tiếp con số ghi nhận duy trì trên 50. Đáng chú ý, cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng đều tăng mạnh trong tháng.
USDCHF giảm 0.4% trong ngày xuống 0.9115 sau báo cáo CPI Thụy Sĩ vượt kỳ vọng, làm nảy sinh một số e ngại với kế hoạch xoay trục của SNB. Nhưng ít nhất là các con số ghi nhận đều thấp hơn 2%, dù không có gì đảm bảo lạm phát sẽ tiếp tục duy trì dưới ngưỡng này trong thời gian tới.
Báo cáo này chưa phải yếu tố cản trở SNB hạ lãi suất, nhưng chắc chặn họ cũng không mong muốn lạm phát tăng trở lại sau nhiều nỗ lực nới lỏng chính sách. USDCHF hiện đã giảm về gần 0.9100, do đó đây sẽ là hỗ trợ quan trọng trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, nhìn vào khung thời gian tuần, cặp tiền hiện đang đối mặt với ngưỡng kháng cự quan trọng khác là đường MA 100 và 200 tuần lần lượt ở mức 0.9154 và 0.9170, và phe mua cần phá qua các kháng cự này để thu hút thêm nhiều lực mua hơn, với mục tiêu tiếp theo là đỉnh tháng 10/2023 tại 0.9245, với mức Fibo 50% của pha giảm từ đỉnh tháng 10 đến đáy tháng 12.
CPI toàn phần:
CPI lõi:
Sau khi tuyên bố chống lạm phát thành công, dữ liệu tháng 3 đang làm một tín hiệu kém khả quan với SNB. Lạm phát hàng năm cao hơn ước tính ở mức 1.4% và lạm phát cở bản cũng lên tới 1.2%, nhưng ít nhất con số ghi nhận vẫn thấp hơn 2% và điều này cũng không "dội gáo nước lạnh" vào quan điểm xoay trục của SNB.
Cập nhật USDCHF: giảm mạnh hơn 50pip sau tin
GBP/USD tăng trong phiên thứ hai liên tiếp vào thứ Năm, giao dịch quanh mức 1.2530 trong phiên Á. RSI 14 ngày đang ở mức 50, nếu tiếp tục tăng cao có thể thấy xu hướng giảm yếu đi.
Ngoài ra, đường MACD đang cắt lên đường tín hiệu nhưng chưa vượt qua đường trung bình, cho thấy đà giảm có thể suy yếu.
Cặp GBP/USD có thể kiểm tra mức hỗ trợ giảm đầu tiên tại 1.2518, tiếp theo là EMA9 tại 1.2504 và tiếp theo là mức 1.2500. Nếu phá vỡ dưới mức này có thể gây áp lực khiến cặp tiền này giảm xuống mức đáy trong sáu tháng tại 1.2300, tiếp theo là mức 1.2240.
Ngược lại, mức kháng cự gần nhất tại 1.2570, sau đó là mức thoái lui 50% tại 1.2597, cuối cùng là 1.2894 và 1.2300.
EUR/USD tiếp tục đà tăng vào thứ Năm khi tâm lý tích cực phổ biến trên thị trường đã hỗ trợ cho các đồng tiền tệ nhạy cảm với rủi ro như Euro.
Khẩu vị rủi ro được cải thiện này có thể là do những nhận xét ôn hòa từ Chủ tịch Fed Powell vào thứ Tư. Powell bác bỏ khả năng tăng lãi suất sau khi Fed quyết định duy trì lãi suất ở mức 5.25% -5.50% trong cuộc họp tháng 5.
Cặp EUR/USD tăng nhẹ lên gần 1.0720 trong phiên châu Âu, hiện giao dịch quanh mức 1.0716.
Dữ liệu mới nhất do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố: