Bitcoin giảm gần 6% xuống dưới $65,600
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Bitcoin đang có nhịp điều chỉnh mạnh gần $5,000 khi thị trường chờ đợi sự kiện halving sẽ diễn ra vào tháng 4 này.
BTCUSDT giảm gần 6% trong ngày từ gần $70,000 xuống dưới $65,600 ở thời điểm hiện tại:
Hôm nay chủ yếu là một ngày chờ đợi vì các nhà giao dịch đều mong ngóng dữ liệu CPI của Mỹ vào ngày mai. Đây là lý do chính khiến thị trường có xu hướng đi ngang khi bắt đầu tuần. USD đang giữ vững vị thế, những biến động trong ngày chưa đáng kể.
EUR/USD vẫn chững quanh ngưỡng kỹ thuật quan trọng ngay dưới 1.0800. Trong khi đó, USD/JPY duy trì ngay trên 149.00 nhưng chưa thực sự có động lực mạnh mẽ để vượt qua ngưỡng 150.00. GBP/USD đang giao dịch trở lại vùng tích lũy gần đây trong khoảng 1.2600 đến 1.2800 và chờ đợi động thái tiếp theo.
Đối với các đồng tiền hàng hóa, USD/CAD hiện đang giao dịch ngay dưới đường trung bình động 200 ngày là 1.3475. Trong khi đó, AUD/USD đang giao dịch quanh mức 0.6500, với mức đỉnh bị giới hạn bởi đường trung bình động 100 ngày ở mức 0.6535 hiện tại.
Trên các thị trường khác, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ hiện đang đi ngang và không tác động nhiều đến diễn biến giá cả ngày hôm nay. Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ 1 điểm cơ bản xuống 4.177%, vẫn thấp hơn ngưỡng kỹ thuật quan trọng gần 4.20%.
Nhìn chung, thị trường đang trong giai đoạn thăm dò và chờ đợi. Dữ liệu CPI của Mỹ sắp tới sẽ là "tâm điểm thị trường" tiếp theo, cung cấp những gợi ý quan trọng cho nhà đầu tư.
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Kristalina Georgieva, cho biết:
Lượng tiền gửi nhìn chung chỉ tăng nhẹ trong tuần qua. Mức tiền gửi hiện không có nhiều thay đổi sau khi giảm xuống do SNB tạm dừng can thiệp vào thị trường để điều chỉnh chính sách.
Những bình luận này không mới, nhưng giá dầu đang giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu ngày. Dầu thô WTI giảm 0.3% xuống 76.20 USD/thùng.
Mặc dù các chỉ số DAX và CAC 40 đang ngắm đến việc chinh phục đỉnh cao mới, nhưng tâm lý thị trường nói chung vẫn thận trọng. Thị trường tương lai Mỹ hiện đang đi ngang, không cung cấp nhiều thông tin về bức tranh toàn cảnh.
Bất kỳ diễn biến nào trong phiên giao dịch hôm nay đều có thể bị ảnh hưởng bởi dữ liệu lạm phát CPI của Mỹ vào ngày mai.
Các NHTW đã mua gần 1,037 tấn vàng trong năm ngoái và đạt mức kỷ lục mới là 1,082 tấn vào năm 2022. Các nhà kinh tế tại TD Securities dự đoán nhu cầu mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục trong những năm tới:
Các nhà đầu tư đang lạc quan với khả năng thị trường chứng khoán Châu Âu sẽ tiếp tục chinh phục đỉnh cao mới. Cụ thể, cả chỉ số DAX và CAC 40 đều được kỳ vọng sẽ quay trở lại mức đỉnh cũ trong tuần này. Điều này được thúc đẩy bởi tâm lý tích cực từ thị trường Mỹ, khi S&P 500 đã đóng cửa trên mốc 5,000 điểm vào thứ Sáu tuần trước.
Khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3 gần như không còn sau cuộc họp gần nhất của Fed và hiện ở mức 18% theo Chủ tịch Fed Powell. Tuy nhiên, liệu dữ liệu lạm phát ngày mai có thể khiến thị trường quay trở lại kỳ vọng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ như trước hay không?
Lạm phát hàng năm dự kiến giảm xuống 3.0% so với mức 3.4% trong tháng 12. Tuy nhiên, lạm phát lõi dự kiến sẽ duy trì ở mức cao hơn, khoảng 3.8% (so với 3.9% trong tháng 12). Nếu các số liệu đúng như dự đoán, điều này sẽ thể hiện áp lực giá cả đang dần giảm nhưng có lẽ chưa đủ nhanh để đảm bảo cho khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3. Lúc đó, câu hỏi trong những tháng tới là liệu diễn biến lạm phát có khiến Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 5 hoặc tháng 6 hay không. Khả năng cắt giảm vào tháng 5 hiện đang ở mức 74%.
Vì vậy, dữ liệu CPI không chỉ là phép thử cho tháng 3 mà còn là phép thử cho triển vọng của Fed trong nửa đầu năm 2024.
Bên cạnh đó, các dữ liệu quan trọng khác của Mỹ như doanh số bán lẻ và PPI cũng được công bố trong tuần này
Với việc Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong và Singapore đều nghỉ lễ Tết Nguyên Đán, thanh khoản của khu vực đang ở mức thấp nhất. Mặc dù thị trường châu Âu có thể sôi động hơn khi phiên giao dịch chính thức bắt đầu, sẽ không ngạc nhiên nếu tâm lý thị trường vẫn sẽ trầm lắng.
Hôm nay không có bất kỳ báo cáo dữ liệu kinh tế quan trọng nào được công bố. Tất cả sự chú ý đang đổ dồn vào dữ liệu CPI của Mỹ sẽ được công bố vào ngày mai. Đây là dữ liệu quan trọng tiếp theo của Mỹ Do đó, các nhà giao dịch sẽ không có bất kỳ hành động nào quá mạnh mẽ cho đến khi số liệu chính thức được công bố.
Dưới đây là cập nhật về thị trường ngoại hối thềm phiên giao dịch châu Âu:
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng trở lại sau khi điều chỉnh giảm nhẹ do Mỹ công bố dữ liệu CPI tháng 12 sửa đổi theo mùa giảm
Bitcoin tiếp tục tăng cao sau khi phá vỡ mức đỉnh trong tháng 1. BTCUSDT hiện tăng 5.3% lên $47.7K
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trước giờ mở cửa khi dữ liệu CPI được điều chỉnh giảm. Các nhà đầu tư chờ đợi S&P 500 vượt lên trên mức kỷ lục 5,000 một lần nữa trong ngày giao dịch hôm nay.
CPI tháng 12 của Mỹ được điều chỉnh thành +0.2% m/m từ +0.3% m/m trước đó
Trước đó, chủ tịch Fed Powell nhấn mạnh những thay đổi này là những thay đổi quan trọng mà Fed sẽ theo dõi chặt chẽ:
Báo cáo CPI tháng 1 sẽ được công bố vào thứ Năm tuần sau, các ước tính hiện tại cho thấy chỉ số sẽ giảm xuống 2.9% y/y từ mức 3.4% y/y trước đó.
Vàng giảm xuống dưới $2,030 khi USD tăng nhẹ, lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng.
Thị trường hiện chờ đợi công bố sửa đổi hàng năm CPI Mỹ khi dữ liệu có thể sẽ làm thay đổi câu chuyện về cuộc chiến chống lạm phát của Fed
EUR/USD tiếp tục giằng co dưới mức 1.0800 trong phiên Âu ngày thứ Sáu. Cặp tiền này thiếu đi động lực rõ ràng do tâm lý thận trọng và đồng USD ổn định. Giới đầu tư đang chuyển sự chú ý sang việc điều chỉnh CPI của Mỹ, phát biểu của ECB và Fed để tìm kiếm động lực giao dịch mới.
GBP/USD quay trở lại giao dịch quanh mức 1.262 trong phiên châu Âu. Hôm thứ Năm, quan chức BoE Mann đã duy trì lập trường "hawkish" do rủi ro về cú sốc lạm phát do khủng hoảng Biển Đỏ gây ra, đồng thời khẳng định đồng nội tệ sẽ thu hút dòng vốn nước ngoài tốt hơn nếu BoE duy trì lãi suất hiện tại trong thời gian dài hơn. Trong khi Catherine Mann ủng hộ việc thắt chặt chính sách hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách khác như Kinh tế trưởng BoE Huw Pill và Phó Thống đốc Sarah Breeden lại thảo luận về khoảng thời gian cần thiết để duy trì lãi suất ở mức hiện tại.
Giữa bối cảnh thiếu manh mối về chính sách của BoE, dữ liệu về thị trường lao động và lạm phát của Vương quốc Anh, dự kiến công bố vào tuần tới, sẽ được thị trường theo dõi sát sao. Áp lực giá cả giảm và điều kiện thị trường lao động tích cực hơn hơn có thể thúc đẩy hy vọng BoE hạ lãi suất sớm, gây áp lực lên Bảng Anh.
Kỳ vọng về khả năng Fed sẽ duy trì mức lãi suất cao trong thời gian dài, được củng cố bởi dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh mẽ hơn và quan điểm "hawkish" từ một số thành viên FOMC trở thành lực cản đối với kim loại quý này. Bên cạnh đó, tâm lý risk-on đang chiếm ưu thế cũng được coi là một yếu tố khác làm suy yếu các tài sản trú ẩn như vàng.
Tuy nhiên, xu hướng giảm cũng bị hạn chế nhờ việc đồng bạc xanh không tăng giá mạnh, trong khi nhà đầu tư thận trọng trong việc tìm kiếm manh mối về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed. Do đó, dữ liệu CPI của Mỹ, dự kiến công bố tuần tới, sẽ được chú ý để phán đoán về thời điểm và tốc độ cắt giảm lãi suất trong năm 2024, từ đó cung cấp hướng đi mới cho cặp XAU/USD.
Bảng Anh (GBP) là đồng tiền G10 có hiệu suất tốt nhất trong tháng 1. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng MUFG phân tích triển vọng của GBP:
Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) đã phân tích triển vọng của kim loại quý này:
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Latvia được Bloomberg đưa tin, quan chức ECB Kazaks đã nhấn mạnh rằng chính sách tiền tệ có hiệu quả và ghi nhận lạm phát giảm đáng kể.
Ông cũng khẳng định địa chính trị là rủi ro chính gây ra lạm phát. Ông đề cập rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra trong năm nay, nhưng khẳng định rằng thời điểm chính xác phụ thuộc vào dữ liệu. Kazaks cảnh báo không nên quá kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất vào mùa xuân và từ chối cung cấp thông tin chi tiết cụ thể.
EURUSD hiện đi ngang ở 1.0770, duy trì dưới mốc SMA 100 ngày ở 1.0800.
Thị trường chờ đợi dữ liệu CPI chính thức của Đức và dữ liệu sản xuất công nghiệp ở Ý.
Bitcoin tăng hơn 2% lên $46.2K ở thời điểm hiện tại, chạm đỉnh trong 1 tháng và nâng mức tăng năm 2024 lên khoảng 9%. BTC đang nhận được sự hỗ trợ từ các nguồn vốn ổn định đổ vào một số quỹ tiền điện tử tại Mỹ, đồng thời nhận được sự quan tâm đặc biệt về sự kiện halving dự kiến diễn ra vào tháng 4.
Quan chức BoE Haskel cho biết:
IMF cho biết sau cuộc tham vấn chính sách hàng năm với Nhật Bản:
Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Gita Gopinath cho biết thêm:
Nikkei 225 đạt mức đỉnh mới trong 34 năm trong khi hầu hết các thị trường châu Á - Thái Bình Dương đều đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần để nghỉ Tết Nguyên đán. Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ đóng cửa, trong khi Singapore và Hồng Kông có nửa ngày giao dịch.
Trước đó, trong phiên Mỹ, S&P 500 tăng vượt mốc 5,000 lần đầu tiên trong lịch sử. Dow Jones tăng 0.13%, trong khi Nasdaq Composite tăng 0.24%.
Thu nhập vẫn là lĩnh vực trọng tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Cổ phiếu Disney tăng 11.5% sau khi thu nhập được công bố vượt qua ước tính hàng quý. Cổ phiếu nhà sản xuất chip Arm đã tăng 47.9% sau khi báo cáo thu nhập cao hơn mong đợi và đưa ra dự báo lợi nhuận lạc quan.
Thành viên Uỷ ban Chính sách tiền tệ (MPC) của BoE Mann cho biết:
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen cho biết:
Vàng hồi phục lên gần $2,032 khi USD chững đà tăng. DXY lập đỉnh trong ngày ở 104.40 sau công bố dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ trước khi giảm xuống 104.30 ở thời điểm hiện tại.
Bitcoin tăng 1.75% lên $45,123 trong bối cảnh khẩu vị rủi ro được cải thiện khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần trước tại Mỹ thấp hơn dự kiến.