Bitcoin giảm xuống dưới $36.4K
Bitcoin có thời điểm tăng hơn 1% lên trên $36.6K đầu phiên Á nhưng hiện quay đầu giảm nhẹ xuống dưới $36.4K:
Bitcoin có thời điểm tăng hơn 1% lên trên $36.6K đầu phiên Á nhưng hiện quay đầu giảm nhẹ xuống dưới $36.4K:
Chỉ số S&P 500 tiến gần hơn tới mốc lịch sử 5,500 điểm. Chứng khoán lập kỷ lục mới nhờ sự phục hồi của nhóm cổ phiếu sản xuất chip và các nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng hơn vào triển vọng Fed hạ lãi suất. Thị trường đã đón nhận một loạt các dữ liệu kinh tế Mỹ trái chiều vào tối qua, với sản xuất công nghiệp tăng vọt trong tháng 5 nhờ sản lượng của các nhà máy tăng trên diện rộng (+0.9% so với dự báo 0.3%), trong khi doanh số bán lẻ gây thất vọng (+0.1% so với dự báo 0.3%) và ghi nhận điều chỉnh giảm đối với các dữ liệu tháng 4 (từ 0% xuống -0.1%). Ngoài ra, một số quan chức Fed cũng đã lên tiếng nhấn mạnh rằng họ cần có thêm nhiều bằng chứng hơn cho thấy lạm phát hạ nhiệt trước khi tiến hành hạ lãi suất, nhưng dường như thị trường đã phớt lờ các tín hiệu này. Đáng chú ý, cổ phiếu của Nvidia tăng vọt 3.5% và vượt qua Microsoft trở thành công ty đại chúng có giá trị nhất, với pha bứt phá 174% kể từ đầu năm nay nhờ niềm tin vào triển vọng của AI. Kết phiên:
Chỉ số DXY giảm -0.07%. Trên thị trường FX, USD đảo chiều giảm trong phiên Mỹ sau báo cáo Doanh số bán lẻ tháng 5 ảm đạm. Tuy nhiên, chỉ số có nhịp hồi từ giữa phiên nhờ các bình luận hawkish hơn từ nhiều quan chức Fed dù rằng họ không quá ủng hộ việc lãi suất. Nhờ vậy, USD đóng cửa trong sắc đỏ ngày thứ 2 liên tiếp. GBP và EUR khép phiên gần như không đổi trong ngày do dòng tiền trú ẩn ở châu u tiếp tục đổ vào mua CHF. AUD mạnh nhất trong số các đồng tiền chính, được hưởng lợi từ các bình luận hawkish sau cuộc họp RBA và chứng khoán Mỹ tăng cao hơn. RBA quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 4.35%. Trong cuộc họp báo, Thống đốc RBA Bullock xác nhận rằng Hội đồng chính sách đã thảo luận về phương án tăng lãi suất và xem xét loại trừ phương án cắt giảm lãi suất. Đồng thời tuyên bố rằng họ vẫn lo ngại về lạm phát, cho thấy rào cản đối với chính sách nới lỏng vẫn còn cao.
Trái phiếu chịu áp lực bán mạnh sau phiên đấu thầu TPCP kỳ hạn 20 năm ghi nhận lực cầu mạnh Kết phiên, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 5.2bp và 5.8bp xuống 4.72% và 4.22%. Lợi suất giảm cũng đồng thời hỗ trợ cho vàng, với nhịp hồi $13.2 lên $2330/oz. Dầu WTI tăng vọt 1.25% lên $80.70/thùng.
Chứng khoán Mỹ mở cửa cao hơn vào đầu phiên. Lợi suất TPCP Mỹ giảm. Thị trường hợp đồng swaps tiếp tục định giá Fed sẽ có ít hơn 2 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Hiện tại, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã không giữ được đà tăng, bắt đầu giảm:
Lợi suất TPCP Mỹ vẫn giảm:
DXY đang bắt đầu phục hồi sau khi giảm mạnh do dữ liệu doanh số bán lẻ yếu hơn dự báo, hiện DXY đang ở trên mức 105.300.
Giá vàng tăng vọt sau dữ liệu doanh số bán lẻ, hiện đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 2,321 USD/ounce.
Giá dầu tiếp tục tăng, dầu WTI đang có giá 80.94 USD/thùng, dầu Brent đang giao dịch gần mức 84.40 USD/thùng.
Bitcoin tiếp tục giảm, hiện đang ở mức 64,344 USD.
Cuộc bầu cử ở Pháp đang tạo ra nhiều rủi ro, khiến đồng EUR mất giá. Sự không chắc chắn xung quanh cuộc bầu cử này là rất cao do các cuộc thăm dò thay đổi nhanh chóng. Các chiến lược gia của TDS lưu ý rằng chênh lệch OAT-Bund đã mở rộng đến mức được thấy lần cuối vào năm 2017 và chứng khoán châu Âu đã sụp đổ.
Các chiến lược gia của TDS cho biết:
Sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ Mỹ được công bố, giá vàng đã tăng vọt, có thời điểm chạm mức 2,327 USD/ounce, hiện tại vàng đang giao dịch ở mức 2,324 USD/ounce.
Cuộc khảo sát của Hội đồng Vàng Thế giới dự kiến nhu cầu của các ngân hàng trung ương vẫn sẽ ổn định vào năm 2024, tạo thêm nền tảng hỗ trợ giá vàng.
Lạm phát kỳ vọng trong 5 năm tới của Mỹ ở mức 2.16%, thị trường trái phiếu đang cho rằng lạm phát đã kết thúc.
Hàng tồn kho kinh doanh tháng 4 của Mỹ + 0.3% so với + 0.3% dự kiến
Trước đó: -0.1%
Hàng tồn kho trừ ô tô +0.3%
Đây hiếm khi là yếu tố thúc đẩy thị trường nhưng lại là một con số quan trọng trong tính toán GDP.
Chỉ số DXY đang ở mức thấp nhất trong ngày sau khi doanh số bán lẻ được công bố yếu hơn dự báo.
Lạm phát kỳ vọng (breakeven) trong 5 năm tới hiện đang ở mức 2.16%.
Thị trường trái phiếu đang cho rằng cuộc chiến chống lạm phát đã kết thúc và sự suy yếu trong doanh số bán lẻ cho thấy đã đến lúc bắt đầu lo lắng về tăng trưởng. Tuy nhiên, chúng ta rất có thể sẽ nghe thấy các quan chức Fed tiếp tục lo lắng về lạm phát hiện nay.
Fedspeak sẽ bắt đầu với Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin, sau đó sẽ đến Chủ tịch Fed Boston Susan Collins và 4 diễn giả Fed khác trong những giờ tiếp theo.
Sau ít phút mở cửa, thị trường chứng khoán Mỹ đã ghi nhận những biến động như sau:
Một số cổ phiếu vốn hóa lớn có thể kể đến như:
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất đang giảm:
Sản xuất công nghiệp tháng 5 của Mỹ +0.9% so với +0.3% dự kiến
Đây là kết quả ấn tượng và tốt nhất đối với chỉ số này kể từ tháng 1/2023.
Thị trường đã duy trì khái niệm "tin xấu là tin tốt" trong 18 tháng qua, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thị trường đang bắt đầu hoài nghi về những hành động của Fed.
Do đó, sự lo ngại về khả năng phản ứng của Fed đang làm tăng cường sự phản ứng tiêu cực của thị trường đối với các tin tức kinh tế xấu.
Hợp đồng tương lai chứng khoán hiện đã trở lại dưới mức trước dữ liệu.
Mặc dù thị trường hiện tại vẫn chưa hoàn toàn thay đổi cách phản ứng với tin tức kinh tế, nhưng nếu các báo cáo kinh tế tiếp tục không khả quan và Fed không đưa ra cam kết giảm lãi suất, thì khả năng cao là chúng ta sẽ chuyển hẳn sang giai đoạn tin xấu thực sự là tin xấu.
Trong thị trường ngoại hối, phản ứng của USD với báo cáo này rất rõ ràng khi đồng tiền này giảm 15-25 pip trên diện rộng. Nhóm kiểm soát đã tăng 0.4%, phù hợp với ước tính. Tuy nhiên, chỉ số này lại được điều chỉnh giảm trong tháng 4 xuống -0.5%.
Mặc dù tiêu dùng ở Mỹ vẫn mạnh mẽ, nhưng lãi suất cao đang làm giảm nhu cầu mua sắm trong các lĩnh vực liên quan đến nhà ở. Trong khi một số danh mục như ô tô vẫn tăng trưởng, tổng doanh số bán lẻ thực tế đang giảm do lạm phát.
Chủ tịch Fed New York Williams đang phát biểu trên FOXBusiness:
Thị trường đang phản ứng với doanh số bán lẻ yếu hơn dự kiến. Ước tính GDPNow của Fed Atlanta Atlanta sẽ được công bố sau ngày hôm nay.
Doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 5 tăng 0.1%, thấp hơn so với dự báo 0.3%. Doanh số bán lẻ lõi giảm 0.1%, các nhà kinh tế dự báo chỉ số này tăng 0.2%.
Sau tin tức này, chỉ số DXY giảm mạnh, hiện đang ở dưới mức 105.400, vàng tăng vọt sau tin, hiện đang có giá 2,320 USD/ounce.
Đồng thời, lợi suất TPCP Mỹ cũng giảm mạnh sau tin tức này.
Tin tức chính:
Thị trường:
Đồng USD hồi phục tốt trước thềm dữ liệu bán lẻ tháng 5 của Mỹ sẽ được công bố vào lúc 19h30 tối nay.
EUR/USD và GBP/USD đều giảm khoảng 20-30 pip, trong khi USD/JPY giữ trên mức 158.00 hiện tại. Đồng CHF đi ngang trước thềm cuộc họp của SNB vào cuối tuần này, với USD/CHF giảm xuống 0.8875.
Thống đốc RBA Bullock cho biết họ đã thảo luận về việc tăng lãi suất hôm nay nhưng nhanh chóng trấn an bằng cách tuyên bố rằng họ sẽ ưu tiên giảm lãi suất
Trên các thị trường khác, lợi suất trái phiếu lại tăng nhẹ trong ngày hôm nay trong khi tâm lý thị trường chứng khoán nhìn chung ảm đạm hơn. Chỉ số chứng khoán châu Âu có thể tăng nhưng đó là nhờ đà tăng của Phố Wall hôm qua.
Đối với thị trường hàng hóa, kim loại quý tiếp tục giảm và vàng có thể đang chứng kiến một dấu hiệu đáng lo ngại khi mô hình vai đầu vai đang dần hình thành.
Một lần nữa, điều này tiếp tục loại trừ khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 7.
Kim loại quý đã mất đi phần lớn động lực từ tháng 5, nhưng trong khi bạc giảm mạnh đà tăng thì vàng vẫn đang khá vững chắc. Thực tế, đợt tăng giá của vàng phần lớn diễn ra vào đầu tháng 3 và tháng
Ngay cả khi các NHTW lớn đang trì hoãn việc cắt giảm lãi suất, vàng vẫn chưa bị ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, đà tăng vọt của vàng vào tháng 3 và tháng 4 có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh mạnh hơn nữa trong tương lai. Chưa kể, đó sẽ là một cơ hội khác để phe mua có thể tham gia vào thị trường mạnh mẽ hơn
Như có thể thấy từ biểu đồ hàng ngày ở trên, chúng ta có thể lưu ý rằng một mô hình vai đầu vai đang dần xuất hiện. Phần quan trọng nhất của mô hình đó là đường viền cổ quanh mức $2,280 đến $2,295. Do đó, nếu vùng hỗ trợ này bị phá vỡ thì mục tiêu giá tiếp theo sẽ là $2.100, gần với đường MA 200 ngày.
Triển vọng dài hạn đối với vàng vẫn khá tích cực. Các NHTW đang hướng tới các đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo và đồng USD sẽ dần suy yếu khi Fed đạt đến giai đoạn đó.
Giá khí tự nhiên (XNG/USD) đi ngang quanh mức $2.89. Áp lực bán đang dần suy yếu sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu giải tán nội các thời chiến và cho phép các đoàn xe cứu trợ tiến vào khu vực Gaza vào thứ Hai. Điều này làm giảm căng thẳng trong khu vực kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 10/10/2023
Trong khi đó, chỉ số DXY tiếp tục hồi phục trước thềm dữ liệu Bán lẻ tháng 5 của Mỹ. Bên cạnh đó, sẽ có ít nhất 6 quan chức Fed có bài phát biểu vào hôm nay, khiến đồng USD được dự báo sẽ có những biến động đáng kể.
Các định chế tài chính đang có triển vọng khá tích cực đối với S&P 500 trong thời gian gần đây.
Một cá voi nắm giữ lượng token có tên TRUMP đã thu về lợi nhuận 3.7 triệu USD sau khi bán hết các token Maga (TRUMP) của mình trong bối cảnh thị trường hiện tại đang giảm giá.
Ví cá voi "0x52C0" đã bán hơn 171,000 token TRUMP và thu về mức lợi nhuận hơn 3.7 triệu USD, tương ứng với mức sinh lời 1,428%.
Doanh thu bán token Trump của ví trên. Nguồn: Lookonchain
Tại thời điểm đỉnh cao của token Trump, ví cá voi có giá trị 7.53 triệu USD, theo CoinStats.
Tại sao token Trump giảm giá mạnh?
Token TRUMP đã giảm hơn 30% trong 24 giờ qua và hơn 37% trong tuần vừa rồi, theo dữ liệu của CoinMarketCap.
Các loại tiền điện tử liên quan đến Trump bắt đầu giảm giá trong bối cảnh tin đồn rằng đội ngũ của Donald Trump đã phát hành một token "chính thức" trên Solana. Tuy nhiên, Pirate Wires đã tuyên bố trong một bài đăng trên X rằng con trai 18 tuổi của Trump, Barron là người đứng đầu của dự án token với tên gọi là TrumpCoin (DJT) này
Tuy nhiên, đội ngũ của Donald Trump chưa xác nhận việc ra mắt token, và các công ty dữ liệu blockchain như Bubblemaps dường như tự tin rằng DJT không liên quan đến ứng cử viên tổng thống này.
Thị trường tiền điện tử chìm trong sắc đỏ vào thứ Hai khi một số altcoin giảm hơn 10%, một nhà phân tích trong ngành nói với Cointelegraph rằng không có "nguyên nhân rõ ràng" để giải thích điều này.
Vốn hóa của toàn bộ thị trường tiền điện tử đã giảm xuống còn 2.46 nghìn tỷ USD, giảm 3.5% trong 24 giờ qua. Theo dữ liệu của CoinGecko, Shiba Inu (SHIB) và Avalanche (AVAX) là những altcoin bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong top 20 đồng tiền có vốn hóa lớn nhất vào ngày 17 tháng 6, giảm lần lượt 12.7% và 10.6% trong ngày. Uniswap (UNI) và Dogecoin (DOGE) cũng giảm hơn 10%, trong khi Solana (SOL) giảm 9.4%. Ripple (XRP) là đồng tiền duy nhất không phải stablecoin tăng nhẹ 0.1%.
Trong khi đó, Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) lần lượt giảm 1.3% và 4.4% trong 24 giờ qua.
Biến động giá của 15 đồng tiền có vốn hóa thị trường trong lớn nhất 1 giờ, 24 giờ và 7 ngày qua. Nguồn: CoinGecko
Henrik Anderrson, Giám đốc đầu tư tại công ty quản lý tài sản Apollo Crypto, cho biết ông không thể xác định chính xác nguyên nhân chính của cú sập này nhưng ông tin rằng: " Dòng vốn rút ra khỏi các ETF BTC đã dẫn đến sự suy yếu của các altcoin, kích hoạt các đợt thanh lý đối với nhà đầu tư nắm giữ Bitcoin, Ethereum và Dogecoin." Theo dữ liệu từ Farside Investors, các quỹ ETF Bitcoin giao ngay đã chứng kiến dòng vốn rút ra trong 5 trong số 6 ngày giao dịch gần đây.
Trong khi đó, một nhà phân tích ngành cho biết cổ phiếu của các công ty đào Bitcoin đã hoạt động mạnh mẽ trong những tuần gần đây. Một trong số đó là quỹ ETF Valkyrie Bitcoin Miners, WGMI, hiện đã tăng khoảng 54% kể từ sau sự kiện halving, một dấu hiệu cho thấy niềm tin của thị trường đã quay trở lại lĩnh vực này.
Sau khi ghi nhận đà phục hồi tích cực hơn trong tháng trước, tâm lý chung trên toàn nền kinh tế Đức được cho là đang chững lại trong tháng 6 - trên cả chỉ báo toàn phần và triển vọng. ZEW lưu ý rằng một phần nguyên nhân đến từ sự gia tăng trong kỳ vọng lạm phát và lo ngại chính trị tại Pháp lan tỏa lên toàn khu vực.
Số liệu chính thức trùng khớp với báo cáo sơ bộ, với lạm phát tiêu dùng cao hơn trong tháng 5 tại Eurozone. Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến giá trong quý III để xác định xem liệu ECB có hạ lãi suất vào tháng 9 không.
GBP/USD duy trì dưới 1.2700 trong phiên Âu. USD hồi nhẹ, bất chấp khẩu vị rủi ro được cải thiện. Các nhà đầu tư đang hướng trọng tam đến báo cáo Doanh số bán lẻ tháng 5 tại Mỹ và bài phát biểu của các quan chức Fed để có thêm xúc tác mới.
Trên khung H4, kháng cự trước mắt là 1.2700, biên dưới của kênh giá tăng và mức Fibo 23.6% của pha tăng từ đáy tháng 4 đến đỉnh tháng 6. Phá qua kháng cự này, đà tăng có thể mở rộng lên đường MA 50 ở mức 1.2740.
Trái lại, phe bán có thể hướng tới mức 1.2640, với mức Fibo 38.2% của cùng pha tăng trên, sau đó là 1.2600 và 1.2580, với mức Fibo 50%.
Lợi suất TPCP tăng cao hơn khi các nhà đầu tư hướng tới dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 5 để hiểu rõ hơn về sức mua của người tiêu dùng. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 nămtăng 1bp lên 4.292%.
USDJPY quay lại kiểm tra mốc 158 sau khi chưa phá qua vùng kỹ thuật quan trọng này vào thứ Sáu tuần trước, được hỗ trợ nhờ nhịp hồi nhẹ của lợi suất TPCP Hoa Kỳ. Dường như các nhà đầu tư không quá bận tâm đến lời cảnh báo của Thống đốc BoJ Ueda, rằng rất có thể họ sẽ tăng lãi suất vào tháng 7.
Phá qua mốc 158 sẽ thu hút thêm nhiều động lực tích cực cho cặp tiền, nhưng mốc 160 được cho là ngưỡng can thiệp tỷ giá sẽ hạn chế bớt lực mua, ít nhất là tại thời điểm này.
Không có nhiều dữ liệu quan trọng có thể chi phối thị trường trong phiên Âu, ngoài báo cáo CPI của Eurozone và Chỉ số tâm lý kinh tế ZEW.
Chứng khoán Pháp tiếp tục phục hồi nhẹ sau những bất ổn chính trị giảm bớt vào đầu tuần. Rủi ro địa chính trị vào đầu tuần là yếu tố cần đề phòng, đặc biệt là khi cuộc bầu cử sớm vào cuối tháng đang đến gần. Hiện tại, khẩu vị rủi ro trên diện rộng trầm lắng hơn khi HĐTL Mỹ ổn định.
EUR/USD giao dịch gần 1.0730 trong phiên Âu. USD hồi nhẹ khiến EUR/USD giảm xuống thấp hơn. Các nhà đầu tư đang hướng đến báo cáo HICP Eurozone và Doanh số bán lẻ Hoa Kỳ để có thêm xúc tác mới.
Trên khung H4, EUR/USD giữ nguyên xu hướng giảm khi duy trì dưới đường EMA 100 và chỉ báo RSI dưới 50.
Nếu áp lực bán gia tăng, phe bán có thể nhắm mục tiêu tới:
Nếu thu hút thêm lực cầu, cần chú ý các kháng cự:
Đồng AUD quay đầu tăng sau khi RBA quyết định giữ nguyên lãi suất OCR ở mức 4.35% trong cuộc họp thứ 5 liên tiếp vào tháng Sáu. RBA đã tăng lãi suất OCR thêm 25 bps lần cuối vào tháng 11/2023.
Quan điểm diều hâu của quan chức RBA Bullock đã thúc đẩy đà tăng của AUD khi khả năng cắt giảm lãi suất không được cân nhắc tại cuộc họp này. Tại Hoa Kỳ, nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ trong tháng 5, cũng như phát biểu của các quan chức Fed. Dữ liệu mạnh hơnkỳ vọng có thể thúc đẩy USD và hạn chế đà tăng của với AUD/USD.
Đà tăng này theo sau đà leo dốc của chứng khoán Mỹ hôm qua. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ khá trầm lắng và giữ ở mức ổn định trong phiên hôm nay.
Phát biểu của thống đốc RBA, Michele Bullock:
Đồng AUD đang tăng nhẹ khi Bullock tiết lộ rằng việc tăng lãi suất là một phần của cuộc họp ngày hôm nay.
Các đồng tiền chính không có nhiều biến động. Đồng EUR giữ ổn định do những lo ngại về chính trị tại châu Âu giảm bớt. Tuy nhiên, những rủi ro này vẫn dai dẳng và có thể ảnh hưởng đến đồng tiền chung châu Âu khi cuộc bầu cử tổng thống Pháp diễn ra vào cuối tháng.
Ngoài ra, thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi những tin tức quan trọng, bao gồm dữ liệu về doanh số bán lẻ của Mỹ. Đây là thông tin đáng chú ý để theo dõi hoạt động tiêu dùng sau quyết định của Fed vào tuần trước.
Thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục lạc quan. Chỉ số S&P 500 đang hướng tới mốc 5,500 điểm, đóng cửa ở mức đỉnh kỷ lục mới đêm qua khi sự bùng nổ của AI vẫn tiếp tục.
Đối với phiên Âu hôm nay, không có nhiều dữ liệu đáng chú ý. Do đó, tâm lý rủi ro vẫn là yếu tố chính chi phối thị trường trước khi dữ liệu của Mỹ được công bố vào cuối ngày.
RBA công bố quyết định chính sách tiền tệ tháng 6 năm 2024:
Thoạt nhìn, tuyên bố của RBA không có thay đổi đáng kể về ngôn từ. Phần tóm tắt và định hướng chính sách tương tự với tuyên bố của tháng 5. Điều quan trọng nhất là RBA nhấn mạnh cần phải cảnh giác với những rủi ro đẩy lạm phát lên cao và họ không loại trừ bất kỳ phương án nào tại thời điểm này.
AUD/USD chỉ tăng nhẹ, hiện ở mức khoảng 0.6615 so với 0.6608 trước đó.
Thống đốc BoJ Ueda hôm nay trả lời câu hỏi tại Quốc hội Nhật Bản. Ông Ueda cho biết BoJ có thể tăng lãi suất vào tháng 7 tùy thuộc vào dữ liệu kinh tế. Cuộc họp của BoJ sẽ diễn ra vào ngày 30 và 31 tháng 7. Ông Ueda cũng chia sẻ rằng chi phí nhập khẩu cao hơn do đồng yên yếu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chi tiêu của hộ gia đình, nhưng việc tăng lương sẽ giúp hỗ trợ tiêu dùng và ông kỳ vọng nền kinh tế sẽ duy trì đà phục hồi ở mức vừa phải.
Nhìn chung, những bình luận của ông là nhằm hỗ trợ đồng yen, nhưng tỷ giá USD/JPY vẫn không thay đổi nhiều. USD/JPY đã giảm nhẹ từ mức 157.75 đầu phiên xuống dưới 157.55 và hiện đang dao động quanh mức đó.
EUR/USD tăng nhẹ đầu phiên lên trên 1.0740 nhưng sau đó giảm xuống còn hơn 1.0720. AUD, NZD, GBP, CAD đều đi theo xu hướng tương tự, hiện đang tiệm cận mức đáy trong phiên.
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đã giữ nguyên lãi suất ở mức 4.35% như kỳ vọng, đồng thời nhấn mạnh cần phải cảnh giác với những rủi ro đẩy lạm phát lên cao và cho biết không loại trừ bất kỳ phương án nào để đảm bảo lạm phát trở lại mục tiêu trong một khung thời gian hợp lý. AUD/USD tăng nhẹ lên trên 0.6610 sau tin.
Trong phiên Mỹ tối nay, dữ liệu về doanh số bán lẻ của Mỹ tháng 5 sẽ được công bố và sau đó là phát biểu của loạt quan chức Fed.
Chứng khoán châu Á khởi sắc, dẫn đầu đà tăng là chứng khoán Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc. Cổ phiếu chip ở châu Á đóng góp lớn nhất vào đà tăng của chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương.
Vàng tăng nhẹ 0.16% lên 2323 USD
Bitcoin lao dốc xuống tiệm cận 64,000 USD trong phiên, hiện giao dịch quanh mức 65,701 USD.
Giá dầu giảm nhẹ, giá dầu Brent giảm khoảng 0.3% xuống còn 84 USD/thùng, giá dầu WTI mất 0.5% còn 80 USD/thùng.
21h00: Chủ tịch Fed Richmond, Thomas Barkin, tham gia vào cuộc thảo luận trên Webcast của MNI, về "Triển vọng nền kinh tế Hoa Kỳ và chính sách của Fed."
22h40: Chủ tịch Fed Boston Susan Collins phát biểu trước Hội nghị thường niên & Lễ kỷ niệm 10 năm hợp tác Lawrence.
24h00: Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Adriana Kugler tham gia cuộc thảo luận về triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson
24h00: Chủ tịch Fed St. Louis Alberto Musalem phát biểu tại sự kiện của Hiệp hội CFA St. Louis
24h00: Chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan tham gia thảo luận với các diễn giả của Headliners Club, ở Austin, Texas
01h00: Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee tham gia hội thảo "Chính sách kinh tế và tiền tệ" trước Marshall Forum 2024, ở Chicago.
AUDUSD dao động quanh 0.6600, thị trường chờ đợi quyết định chính sách của RBA và cuộc họp báo của Thống đốc Bullock.
Thống đốc BoJ Ueda cho biết:
Trong phiên Á, Bitcoin có lúc giảm hơn 2% xuống gần $64,600 trước khi tăng trở lại gần $65,500 ở thời điểm hiện tại
Bitcoin giảm được cho là bởi dòng vốn chảy ra từ các sản phẩm đầu tư Bitcoin tăng lên và sự chuyển dịch đầu tư sang các loại tiền điện tử khác.
Dòng vốn chảy ra khỏi các quỹ ETF Bitcoin giao ngay đạt tổng cộng 621 triệu USD vào tuần trước.
Bên cạnh đó, báo cáo của CoinShares ghi nhận dòng vốn tương đương 20.1 triệu USD đổ vào nhiều loại tiền điện tử khác vào tuần trước. Đáng chú ý nhất là Ethereum.