Tổng hợp phiên Âu ngày 13/11: Khởi đầu tuần mới chậm chạp
Tin tức:
- Các đồng tiền chính bắt đầu tuần mới với sự thận trọng khi thị trường vẫn đang trong trạng thái thăm dò.
- Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết họ sẽ không đưa ra dự báo định hướng trong tương lai vì lạm phát đang khó dự đoán hơn.
- ECB sẽ có vị thế tốt hơn để đánh giá lại triển vọng lạm phát vào tháng 12.
- Quan chức ECB Kazaks cho biết còn quá sớm để nói rằng lãi suất đã đạt đến mức đỉnh.
- Cung tiền M2 của Trung Quốc trong tháng 10 tăng 10.3% như dự kiến.
- Tổng tiền gửi ký quỹ của SNB trong tuần tính đến ngày 10/11 là 476.3 tỷ CHF so với 474.6 CHF tỷ trước đó.
- Ngành công nghiệp Đức cho biết tình hình đang cải thiện khi cung ứng gần đạt mức trước khủng hoảng
- OPEC xua tan tâm lý tiêu cực trong báo cáo thị trường dầu mới nhất.
- Mỹ và Hàn Quốc cùng nhau đưa ra tuyên bố chung lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Thị trường:
- GBP dẫn đầu, NZD giảm trong ngày
- Cổ phiếu châu Âu tăng; S&P 500 giảm 0.2%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giữ vững ở mức 4.634%
- Vàng tăng 0.1% lên 1,937.87 USD
- Dầu thô WTI tăng 0.3% lên 77.39 USD
- Bitcoin giảm 1.2% xuống còn 36,823 USD
Đây là một khởi đầu yên tĩnh cho tuần mới vì các nhà đầu tư châu Âu không được cung cấp nhiều thông tin trong phiên giao dịch. Không có báo cáo dữ liệu lớn nào được công bố, điều này khiến thị trường thận trọng hơn và chờ đợi các báo cáo dữ liệu quan trọng của Mỹ trong những ngày tới.
Các đồng tiền chính không biến động nhiều khi đồng đô la giữ vững, USD/JPY duy trì quanh mức 151.70 - mức đỉnh kể từ tháng 10 năm ngoái.
Trên thị trường chứng khoán, tâm trạng giao dịch có phần trái chiều khi cổ phiếu châu Âu bắt đầu phục hồi sau mức tăng vào ngày thứ Sáu trên Phố Wall và hợp đồng tương lai Mỹ hiện đang giảm. Có thể đà tăng đã bị chững lại sau khi Moody's hạ xếp hạng triển vọng kinh tế Mỹ.
Thị trường trái phiếu cũng đang tự kiểm tra, điều này không cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều thông tin cho đến khi dữ liệu CPI của Mỹ được công bố vào ngày mai.
DXY biến động trong bối cảnh tin tức về lạm phát Mỹ là tâm điểm tuần
- Đô la Mỹ giảm nhẹ và bắt đầu tuần mới trong tình trạng bất lợi.
- Các nhà đầu tư sẽ giữ tâm lý thận trọng cho đến thứ Tư và thứ Năm.
- DXY dự kiến không biến động nhiều trong ngày thứ Hai
Báo cáo thị trường dầu của OPEC xua tan tâm lý tiêu cực
OPEC cho biết nội tại của thị trường dầu vẫn mạnh mẽ và bác bỏ những quan điểm tiêu cực gần đây:
- Dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2023 được nâng lên 2.46 triệu thùng mỗi ngày (Trước đó: 2.44 triệu)
- Dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2024 không đổi ở mức 2.25 triệu thùng mỗi ngày.
- Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 và 2024 không đổi.
OPEC cho biết nội tại của thị trường dầu toàn cầu vẫn mạnh mẽ. Mặc dù có sự bi quan về nhu cầu dầu của Trung Quốc, nhập khẩu dầu thô của nước này vẫn rất tốt.
Về giá cả, OPEC cho biết giá dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây là do hành vi đầu cơ trên thị trường.
Quan chức ECB Kazaks: Còn quá sớm để kết luận đây là mức lãi suất phù hợp
- Mức lạm phát hiện tại vẫn rủi ro.
- Mức tăng lương vẫn chưa chạm đỉnh.
Quan điểm của họ có thể hướng đến việc tăng lãi suất trong thời gian tới. Tuy vậy, khi nền kinh tế tiến đến bờ vực suy thoái, việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ có thể không phải là giải pháp phù hợp.
Bảng Anh hồi phục trước dữ liệu kinh tế quan trọng
- GBP được hỗ trợ khi tăng trưởng kinh tế của Vương quốc Anh đi ngang thay vì suy giảm như dự báo .
- Nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu việc làm và lạm phát để có thêm manh mối
- Các công ty tại đây đã cắt giảm mạnh mức đầu tư trong quý 3 do triển vọng kém về nhu cầu.
Nền kinh tế nước này lạc quan hơn dự báo đã hỗ trợ cho đồng GBP. GBP/USD đang cố gắng phục hồi mặc dù triển vọng tăng trưởng khá tiêu cực khi các khoản đầu tư mở rộng sản xuất của các công ty giảm đáng kể do nhu cầu trong nước và nước ngoài suy yếu kém.
Trong khi đó, các quan chức BoE Huw Pill và Katherine Mann lo lắng về những tác dụng phụ của mức lãi suất cao trong cuộc chiến chống lại lạm phát kéo dài, cho thấy khả năng họ sẽ ủng hộ việc cắt giảm lãi suất sớm hơn.
Dữ liệu thị trường lao động tại Anh sẽ cung cấp manh mối cho vị thế của nhà đầu tư. Ngoài ra, các số liệu về tuyển dụng và mức tăng lương cũng cần được chú ý.
Vàng đối mặt áp lực giảm giá
- Giá vàng giảm 2.5% trong tuần trước khi Chủ tịch Fed Powell cho thấy khả năng có thêm nhiều lần tăng lãi suất.
- Căng thẳng địa chính trị giảm bớt ảnh hưởng đến triển vọng giá vàng
- Lạm phát cốt lõi của Mỹ có thể tiếp tục ổn định
Giá vàng (XAU/USD) đã giảm xuống mức khoảng $1,940 và phải đối mặt với áp lực giảm giá đến từ nhiều yếu tố. Kim loại quý này đã mất đi sự hấp dẫn do không có sự leo thang đáng kể nào trong căng thẳng Trung Đông cùng với những quan điểm từ quan chức Fed, cũng như tâm lý thị trường trước dữ liệu chỉ số CPI Mỹ tháng 10 được công bố vào ngày mai.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát biểu rằng ông không tự tin rằng chính sách lãi suất hiện tại là đủ để kiểm soát lạm phát. Hành động sắp tới của thị trường sẽ được quyết đinh bởi dữ liệu lạm phát của Mỹ do đây là yếu tố quan trọng nhằm quyết định xem liệu có cần thêm các đợt tăng lãi suất khác hay không.
Thị trường trầm lắng trong phiên giao dịch đầu tuần
Các đồng tiền chính không quá biến động khi tâm lý thị trường thận trọng trong phiên bắt đầu tuần mới. Lợi suất trái phiếu giữ ở xung quanh mức tham chiếu trong khi thị trường chứng khoán biến động trái chiều. Chỉ số Châu Âu tăng điểm, trong khi hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Moody’s giảm triển vọng tín nhiệm của Mỹ.
Những điều này không ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường ngoại hối khi đồng đô la tiếp tục đi ngang trong thời điểm hiện tại. USD/JPY tiếp tục giữ vững ở mốc 151.73 trong khi EUR/USD có mức tăng 0.1% lên 1.0688.
Tâm điểm thị trường sẽ là việc phát hành các số liệu kinh tế quan trọng của Mỹ, Châu Âu và Anh Quốc, trong đó báo cáo CPI Mỹ vào ngày mai là một trong những báo cáo quan trọng cần theo dõi.
Cung tiền M2 Trung Quốc tăng trưởng như dự báo
Dữ liệu tín dụng mới nhất của Trung Quốc cho tháng 10 năm 2023 đã được công bố:
- Tăng trưởng cung tiền M2 tháng 10: 10.3% y/y (Dự báo: 10.4%. Trước đó: 10.3%)
- Khoản vay mới: 738.4 tỷ nhân dân tệ (Dự kiến: 660 tỷ. Trước đó: 231 tỷ)
Cập nhật thị trường phiên giao dịch đầu tuần: Đón chờ dữ liệu kinh tế quan trọng
Thị trường tài chính đã bắt đầu tuần mới khá bình yên khi các nhà đầu tư thể hiện tâm lý thận trong trước khi dữ liệu kinh tế quan trọng được phát hành. Báo cáo việc làm Anh Quốc sẽ được phát hành vào ngày mai. Bên cạnh đó, GDP quý 3 của khu vực Eurozone và CPI Mỹ tháng 10 cũng sẽ là tâm điểm của thị trường trong ngày thứ ba.
Sau khi kết thúc tuần trước với sắc xanh, chỉ số DXY tích lũy dưới vùng 106.00 vào hôm nay khiến cặp tiền chính dao động trong các phạm vi nhỏ.
Do vậy, cặp EUR/USD tiếp tục đi ngang quanh mốc 1.0700. Bình luận về chính sách tiền tệ sắp tới, Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos cho biết rằng cnền kinh tế khu vực đồng euro có thể tiếp tục suy yếu trong ngắn hạn
Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã bắt đầu tái cơ cấu nội các của mình vào thứ Hai sau khi sa thải bộ trưởng Bộ Nội vụ Suella Braverman. Theo thông tin mới nhất, David Cameron sẽ được Sunak đề cử cho vị chí này. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng giá vào phiên hôm nay và có mức tăng 0.7% trong ngày. Trong khi đó, GBP/USD tăng lên mức 1.2250 nhờ tâm trạng risk-on được cải thiện.
USD/JPY đạt mức đỉnh cao nhất kể từ tháng 10 năm 2022 là 152.00 trước khi có nhịp điều chỉnh. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Sunichi Suzuki đã có hành động can thiệp bằng lời nói khi nhắc lại rằng các biến động đột ngột ở thị trường ngoại hối là điều họ không mong muốn và tỷ giá nên được phản ánh bởi thị trường.
Với vàng, kim loại quý này XAU/USD cũng đi ngang ở mức $1.940 sau khi mất 2.5% trong tuần.
Tổng tiền gửi tại SNB tuần kết thúc ngày 10 tháng 11 tăng nhẹ
- Tổng tiền gửi tại SNB tuần kết thúc ngày 20 tháng 10: 476.3 tỷ CHF so với 474.6 tỷ CHF trước đó.
- Tiền gửi trả ngay trong nước là 467.5 tỷ CHF so với 465.0 tỷ CHF trước đó.
Phó chủ tịch ECB Luis de Guindos: Hướng dẫn chuyển tiếp hiện đã lỗi thời
Phó chủ tịch ECB Luis de Guindos cho biết:
- Hướng dẫn chuyển tiếp đã lỗi thời
- ECB sẽ không phán đoán những biến động tiếp theo của lãi suất chính sách
Bây giờ tất cả đều phụ thuộc vào dữ liệu và điều đó áp dụng cho tất cả các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu, trừ BOJ. Đối với ECB, họ không thực sự ở thế linh hoạt bất chấp tất cả những nhận xét gần đây của các nhà hoạch định chính sách. Nền kinh tế khu vực đồng euro đang trên bờ vực suy thoái và với các điều kiện tín dụng có vẻ khá căng thẳng, ECB không đủ khả năng để thắt chặt chính sách vào lúc này.
Phó chủ tịch ECB Luis de Guindos: Sẽ đảm bảo chính sách vẫn đủ hạn chế trong thời gian cần thiết
Phó chủ tịch ECB Luis de Guindos cho biết:
- Kỳ vọng lạm phát sẽ tăng tạm thời trong những tháng tới
- Có khả năng nền kinh tế khu vực đồng euro sẽ tiếp tục trì trệ trong thời gian tới
- Có dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang bắt đầu suy yếu
- Sẽ đánh giá lại triển vọng lạm phát và hành động cần thiết trong cuộc họp tháng 12
- Nhận thấy quá trình giảm phát chung tiếp tục diễn ra trong trung hạn
- Sẽ đảm bảo chính sách vẫn đủ hạn chế trong thời gian cần thiết
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán châu Âu
Thị trường chứng khoán châu Âu đã có khởi đầu tích cực cho tuần giao dịch mới, khi các nhà đầu tư chờ đợi các dữ liệu kinh tế cũng như cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khoảng một năm.
Giá dầu giảm do lo ngại về nhu cầu suy yếu ở Mỹ và Trung Quốc
Giá dầu giảm vào thứ Hai, đảo ngược đà tăng hôm thứ Sáu tuần trước, do những lo ngại mới về nhu cầu suy yếu ở Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Hiroyuki Kikukawa, chủ tịch NS Trading, một đơn vị của Nissan Securities, cho biết: “Các nhà đầu tư tập trung hơn vào vấn đề nhu cầu suy yếu ở Mỹ và Trung Quốc khi lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung do xung đột Israel-Hamas đã phần nào giảm bớt”.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) tuần trước cho biết sản lượng dầu thô ở Hoa Kỳ trong năm nay sẽ tăng ít hơn một chút so với dự kiến trước đó trong khi nhu cầu sẽ giảm.
Dữ liệu kinh tế yếu kém vào tuần trước từ Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, cũng làm gia tăng lo ngại về nhu cầu sụt giảm. Ngoài ra, các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc cũng yêu cầu nguồn cung ít hơn từ Saudi Arabia, nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, trong tháng 12.
Ifo: Ngành công nghiệp Đức cải thiện khi tình hình nguồn cung gần như trở lại mức trước khủng hoảng
Tình trạng thiếu nguyên liệu trong lĩnh vực sản xuất của Đức đã giảm bớt nhưng điều kiện nhu cầu vẫn đáng lo ngại
Chỉ có 18.2% công ty cho biết đang gặp kho khăn trong cuộc khảo sát mới nhất của Ifo vào tháng 10 - giảm từ mức 24.0% trong tháng 9. Theo Ifo:
- Điều này cho thấy "mọi thứ gần như đã trở lại mức trước khủng hoảng".
- “Các công ty nên lập kế hoạch ngay từ bây giờ cho tình trạng thiếu hụt trong tương lai, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tăng mức tồn kho”.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay: Cần lưu ý USDJPY
- Cần lưu ý USDJPY ở mức 152.00. Mức này không có nhiều ý nghĩa kỹ thuật bất chấp việc gần với mức đỉnh vào tháng 10 năm 2022 là 151.94 - khi BOJ can thiệp nhưng ít nhất có thể hạn chế hành động giá.
Cập nhật thị trường: AUD dẫn đầu đà tăng, JPY yếu nhất
- AUDUSD hiện đang ở mức 0.6362
- USDJPY dao động quanh 151.78
Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos sẽ có bài phát biểu ngày hôm nay
Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Luis de Guindos sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị khai mạc Tuần lễ Tài chính Euro
- Chủ đề "Tương lai của ngân hàng"
- Vào lúc 15:15
Tổng hợp thị trường nửa đầu phiên Á: USD/JPY tăng lên gần mức 151.70
Đồng yên suy yếu trong phiên giao dịch, USDJPY hiện tăng lên gần mức 151.70. Thêm vào đó, dữ liệu PPI trong tháng 10, lần đầu tiên giảm xuống dưới 1% kể từ tháng 2 năm 2021. Với việc chỉ số CPI có khả năng không bền vững trên 2%, có vẻ như chính sách tiền tệ của BOJ sẽ vẫn nới lỏng trong thời gian tới.
EUR/JPY đạt mức cao nhất kể từ năm 2008. USD/CAD cũng tăng trong phiên
Một quan chức RBA lưu ý rằng lạm phát ở Úc sẽ giảm chậm hơn so với dự báo trước đó, đồng thời cho biết mức cầu vẫn còn mạnh đã cho phép các doanh nghiệp vượt qua việc tăng chi phí. AUD/USD ít biến động
Điều khiến Trung Quốc quan tâm là Fitch Ratings cho biết họ có kế hoạch rút toàn bộ xếp hạng đối với Country Garden Services Holdings Company Limited. Country Garden là một nhà phát triển bất động sản khổng lồ đang chìm trong cuộc khủng hoảng nợ nần.
Chi tiêu hộ gia đình CBA trong tháng 10 tại Úc giảm
Thông tin chi tiêu của người tiêu dùng Commonwealth Bank of Australia cho biết:
- Chi tiêu hộ gia đình CBA trong tháng 10 giảm 1% so với tháng trước đó
Goldman Sachs dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 ở mức 2.1%
Goldman Sachs dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 ở mức 2.1%.
Westpac: Dự báo RBA sẽ giữ nguyên lãi suất từ giai đoạn này
Westpac vẫn duy trì quan điểm rằng RBA sẽ không tăng lãi suất thêm từ đây:
- Nếu nền kinh tế thực tiếp tục phát triển như chúng ta dự đoán, tức là tăng trưởng kinh tế vẫn ở dưới mức xu hướng và tình trạng trì trệ xuất hiện trên thị trường lao động, lạm phát sẽ tiếp tục giảm tốc. Điều đó sẽ giúp Hội đồng RBA tin tưởng rằng chính sách đang hoạt động như dự kiến, chuyển trọng tâm sang thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu nới lỏng được dự báo sẽ diễn ra vào quý III năm 2024.
Tuy nhiên, Westpac cũng thừa nhận rủi ro vẫn có thể xảy ra với dự báo này:
- Nếu có thêm những bất ngờ đáng kể về triển vọng lạm phát trong thời gian tới, điều mà Hội đồng RBA khó lòng chấp nhận thì cơ hội tăng lãi suất vẫn còn đó.
- RBA đã tăng lãi suất một cách đáng kể và nhanh chóng. Khi lãi suất điều hành phản ánh lên lãi suất thế chấp đã gây thêm áp lực lên chi tiêu tiêu dùng và sẽ tiếp tục như vậy. Khi mùa mua sắm Giáng sinh đang đến gần, tác động của các đợt tăng lãi suất trong quá khứ sẽ trở nên rõ ràng hơn nhiều khi chi tiêu ít hơn so với những thời điểm khác khác.
Barclays hạ dự báo giá dầu thô Brent trước lo ngại về nhu cầu bị thổi phồng quá mức
Các nhà phân tích tại Barclays đã hạ dự báo giá dầu của họ đối với HĐTL dầu thô Brent vào năm tới thêm $4/thùng xuống còn $93/thùng.
- “Chúng tôi hạ dự báo giá dầu Brent năm 2024 thêm $4/thùng, nhưng vẫn duy trì dự báo triển vọng giá dầu coa hơn mức trung bình”
- Dự báo giá dầu Brent năm 2024 vẫn cao hơn $14/thùng so với mức trung bình
- Các đợt bán tháo dầu gần đây có thể đã quá mức
- Triển vọng nhu cầu suy yếu ở Mỹ và Trung Quốc đã xung đột với lo ngại về sự leo thang và gián đoạn nguồn cung tiềm năng ở Trung Đông
- Những lo ngại về sức mạnh của nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên vào tuần trước bởi dữ liệu cho thấy tồn kho dầu mỏ của Mỹ tăng đột biến và sự suy yếu kinh tế ở Trung Quốc.
- “Mối lo ngại về nhu cầu đã quay trở lại gần đây nhưng dựa trên đánh giá của chúng tôi về dữ liệu tổng hợp, những lo ngại này có thể bị không chính xác”
Quan chức BoE Catherine Mann sẽ có cuộc thảo luận về chính sách tiền tệ vào 11h đêm nay
Thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ Catherine Mann của Ngân hàng trung ương Anh sẽ có bài phát biểu về chủ đề: "Chính sách tiền tệ và khí hậu", đề cập đến các chính sách chuyển đổi, cũng như các tác động đối với kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ.
- Thời gian: 23:05 theo giờ VN (ngày 13/11) hay 11:05 giờ Miền Đông Hoa Kỳ
- Địa điểm: Hội thảo Kinh tế Môi trường của Đại học Oxford
Bà Catherine Mann được biết là một thành viên ôn hòa của MPC.
Iran nỗ lực đàm phán để tiếp tục sản xuất dầu tại khu tự trị người Kurd trong 3 ngày
Một báo cáo cuối tuần cho biết Iraq dự kiến sẽ đạt được thỏa thuận với Chính quyền khu tự trị người Kurd (KRG) và các công ty dầu mỏ nước ngoài để tiếp tục sản xuất dầu từ các mỏ dầu tại đây trong vòng 3 ngày tới.
Tuyên bố từ Bộ trưởng dầu mỏ Iraq Hayan Abdel-Ghani:
- Iraq đã đạt được thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ về việc nối lại xuất khẩu dầu phía Bắc thông qua đường ống Iraq - Thổ Nhĩ Kỳ.
Bối cảnh trước đó:
- Vào ngày 25/3, Iraq đã ngừng bơm dầu qua đường ống chạy từ các mỏ dầu ở tỉnh miền Bắc Kirkuk và Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi nước này thắng một vụ kiện kéo dài với Thổ Nhĩ Kỳ trước trọng tài Phòng Thương mại Quốc tế (ICC).
- Quyết định ngừng xuất khẩu 450,000 thùng dầu/ngày của Iraq liên quan đến vụ kiện từ năm 2014, khi Baghdad cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm thỏa thuận chung khi cho phép Chính quyền Khu tự trị người Kurd (KRG) xuất khẩu dầu thô thông qua một đường ống dẫn đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ.
Giá dầu hiện đã giảm nhẹ xuống $76.70/thùng trong ngày:
Mỹ bổ sung các cuộc không kích vào kho vũ khi dân quân được Iran hậu thuẫn tại Miền Đông Syria
Vào hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã tuyên bố rằng cuộc tấn công gần đây nhất nhằm vào một cơ sở lưu trữ vũ khí ở miền đông Syria được Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran và các nhóm liên kết sử dụng.
BNZ: PPI dịch vụ của New Zealand tháng 10 rơi vào phạm vi thu hẹp
Chỉ số Hiệu quả dịch vụ của BusinessNZ (PSI) của New Zealand trong tháng 10 đẫ phản ánh hiện trạng suy thoái kinh tế và tác động của bầu cử:
- Đạt 48.9 điểm (trước đó: 50.6 điểm)
- Giám xuống dưới mức trung bình dài hạn là 50 điểm
Bình luận của BusinessNZ về kết quả:
- “Mặc dù kết quả tháng 10 giảm trở lại, tỷ lệ bình luận tiêu cực vẫn ở mức 58.2% trong tháng 10, giảm so với 61.8% trong tháng 9 và 63.9% trong tháng 8. Nhìn chung, những bình luận tiêu cực tiếp tục bị chi phối mạnh mẽ bởi cuộc Tổng tuyển cử gần đây, cũng như sự suy thoái chung của nền kinh tế.”
- “Kết hợp lại cả 2 dữ liệu PSI (48.9 điểm) và PMI (42.5 điểm) đã phần nào vẽ nên một bức tranh về nỗi lo kinh tế. Điều này cho thấy sự thận trọng của thị trường trước thềm báo cáo GDP trong quý III, sau khi đạt mức tăng đáng ngạc nhiên là 0.9% trong quý II.”