Cổ phiếu Mỹ hầu hết tăng khi hàng loạt kết quả kinh doanh của các công ty được công bố. Chỉ số Russell 2000 dẫn đầu đà tăng, trong khi đó Nasdaq giảm nhẹ:
DJIA (Dow Jones Industrial Average): 42,926.97 điểm, tăng 186.55 điểm (+0.44%).
NASDAQ: 18,302.14 điểm, giảm 13.45 điểm (-0.07%).
S&P 500: 5,821.14 điểm, tăng 5.88 điểm (+0.1%).
Russell 2000 (RUSS 2K): 2,284.33 điểm, tăng 34.51 điểm (+1.53%).
Lợi suất TPCP Mỹ đang giảm ở tất cả các kỳ hạn:
Giá vàng tiến đến gần mức cao nhất mọi thời đại 2,685 USD/oz sau đó giảm trở lại, hiện đang ở mức 2,672 USD/oz.
Lợi suất TPCP đồng loạt tăng sau báo cáo CPI tháng 3 tại Hoa Kỳ được công bố tối qua. Dù vậy, USD vẫn suy yếu ngay đầu phiên Á xuống 101.50
Các đồng antipodean yếu hơn so với USD, NZD giảm mạnh nhất (gần 8pip) xuống 0.6207, AUD giảm hơn 6 pip trong khi chờ đợi báo cáo biên chế việc làm và tỷ lệ thất nghiệp được công bố vào 8:30 sáng theo giờ Việt Nam.
Ngoài ra, CAD cũng tăng so với USD đầu phiên sau quyết định chính sách của BoC: giữ nguyên lãi suất ở mức 4.5%. Hiện USD/CAD giao dịch quanh mức 1.3445
Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs tiếp tục đánh giá xác suất suy thoái của Mỹ ở mức 35% trong vòng 12 tháng:
Trước khi SVB sụp đổ, GS dự báo khả năng suy thoái rơi vào khoảng 25%. Mặc dù nâng dự báo lên tới 35% nhưng vẫn "thấp hơn nhiều so với mức 65% theo kỳ vọng của Bloomberg cũng như quan điểm của các thành viên Fed."
"Nguy cơ xảy ra khủng hoảng ngân hàng hoàn toàn đã giảm mạnh khi không có thêm tổ chức nào sụp đổ kể từ sự vụ của SVB, khoản cho vay của Fed đối với các ngân hàng đã thoát khỏi mức cao trước đó và dòng luân chuyển tiền gửi ngân hàng đã ổn định trở lại."
Hơn 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhà thầu không gian Trung Quốc gần đây đã có buổi gặp mặt tại một hội nghị ở thành phố Vũ Hán miền trung Trung Quốc để thảo luận về cách xây dựng cơ sở hạ tầng trên mặt trăng. Chuyên gia từ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, Ding Lieyun cho biết một nhóm các nhà nghiên cứu đang thiết kế một con robot có tên là "Super Masons Trung Quốc" để làm gạch từ đất mặt trăng.
Tâm điểm chú ý thị trường trong ngày giao dịch hôm thứ Tư xoay quanh 3 sự kiện chính là báo cáo CPI tháng 3 tại Hoa Kỳ, quyết định lãi suất của BoC và biên bản cuộc họp từ Fed.
Chứng khoán mở cửa trong sắc xanh sau báo cáo CPI Mỹ tháng 3: CPI lõi +0.4% (sau khi +0.5% trong tháng 2) và CPI toàn phần thấp hơn dự kiến (+0.1% m/m và 5% y/y so với dự báo lần lượt là 0.2% và 5.1%). Nhìn chung, lạm phát lõi vẫn dai dẳng thúc đẩy Fed tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 5. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp từ Fed cho thấy những lo ngại về một nền kinh tế suy thoái nhẹ cuối năm nay sau cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng đã khiến cả 3 chỉ số chứng khoán lao dốc về cuối phiên:
Dow Jones -0.11%
S&P 500 -0.41
Nasdaq -0.85%
Trên thị trường FX, USD suy yếu trên diện rộng trong bối cảnh báo cáo CPI tháng 3 không như kỳ vọng và lợi suất TPCP đồng loạt giảm. Lợi suất 2 năm và 10 năm đóng cửa lần lượt giảm 6.1bp và 3.4bp xuống 3.964% và 3.396%. BoC quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4.5% trong tháng thứ 2 liên tiếp đã hỗ một phần cho USDCAD trước đà lao dốc của đồng bạc xanh. Nhìn chung, BoC nhận định lạm phát tại Canada đang dần hạ nhiệt và sẽ quay trở lại mức mục tiêu 2% vào cuối năm 2024. EUR và CHF là hai đồng tiền hưởng lợi nhiều nhất từ việc USD trượt giá, kết phiên lần lượt tăng 77.3 và 69.4 pip
Chỉ số DXY -0.60%
EURUSD +0.71%
GBPUSD +0.46%
AUDUSD +0.59%
NZDUSD +0.36%
USDJPY -0.39%
USDCHF -0.77%
USDCAD -0.17%
Vàng tăng $10.32 lên $2013.80/oz. Dầu WTI giao dịch thuận lợi trước đà suy yếu của USD khi trong phiên đã tăng lên mức đỉnh kể từ tháng 12 năm ngoái. Kết phiên, dầu WTI tăng $1.73 lên $83.26/thùng.
Chứng khoán Hàn Quốc và Nhật Bản giảm điểm đầu phiên Á sau khi chứng khoán Mỹ lao dốc trong ngày giao dịch hôm thứ Tư, trước lo ngại lạm phát vừa phải vẫn sẽ thúc đẩy Fed tiếp tục tăng lãi suất một lần nữa và suy thoái kinh tế nhẹ sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Phó Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Michele Bullock đã có bài phát biểu trong ngày hôm qua: Việc RBA tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 4 là để duy trì tăng trưởng việc làm và cân nhắc độ trễ chính sách - chứ không phải là phản ứng đối với tình trạng hỗn loạn ngân hàng.
Chúng tôi sẽ tạm dừng lãi suất ngay cả khi không xảy ra căng thẳng ngân hàng trên toàn cầu.
Lãi suất đang được thắt chặt nên chúng ta có thể dừng lại và quan sát thị trường
Muốn giảm lạm phát và tiếp tục đạt được tiến bộ về việc làm.
Chưa có dấu hiệu các ngân hàng trong nước thắt chặt cho vay do căng thẳng toàn cầu
Cụ thể hơn:
“Ngay cả trước khi xảy ra sự cố với SVB, chúng tôi đã nghĩ đến việc tạm dừng tăng lãi suất vì trước đó đã tăng 350bp trong một khoảng thời gian ngắn”
“Chúng tôi bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu suy giảm trong thị trường nhà đất, tiêu dùng, doanh số bán lẻ”
“Bây giờ là lúc nên dừng lại và quan sát thị trường vì lãi suất đã thắt chặt”
Thừa nhận về những sai lầm trong việc điều hướng thị trường năm 2021:
Trong phần lớn thời gian của năm 2021, RBA đã liên túc tái khẳng định rằng: “Hội đồng sẽ không tăng lãi suất tiền mặt cho đến khi lạm phát thực tế ổn định trong phạm vi mục tiêu từ 2-3%. Để điều này xảy ra, tăng trưởng tiền lương sẽ phải cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng hiện tại. Điều này sẽ đòi hỏi thị trường lao động phải mạnh mẽ. Hội đồng không kỳ vọng các điều kiện này sẽ được đáp ứng sớm nhất cho đến 2024.”
Chính phủ Nhật Bản ban hành lệnh sơ tán sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
Lệnh sơ tán đã được dỡ bỏ khi chính phủ đánh giá tên lửa không còn khả năng hạ cánh trong hoặc xung quanh khụ vực Hokkaido. Một số báo cáo cho biết quỹ đạo dự đoán trước đó là sai lầm.
Trước đó, Goldman Sachs đã dự báo về việc Fed có thể tăng lãi suất trong cả tháng Năm và tháng Sáu.
Sau báo cáo CPI, họ đã loại bỏ việc tăng lãi suất trong tháng 6 ra khỏi dự đoán của họ.
Tiếp tục kỳ vọng một đợt tăng lãi suất vào tháng 5, cho biết dữ liệu lạm phát phù hợp với dự đoán của họ
Việc các ngân hàng đang thu hồi lại những khoản cho vay (thắt chặt tín dụng) sau sự sụp đổ gần đây của SVB khiến họ cho rằng FOMC sẽ không tăng lãi suất trong tháng 6
Truyền thông Hàn Quốc (Yonhap) và Cảnh sát biển Nhật Bản đồng loạt đưa tin Triều Tiên lại phóng thêm một tên lửa đạn đạo về phía Biển Đông/Biển Nhật Bản
Fed thận trọng trong việc điều chỉnh quyết định chính sách dựa trên tất cả các dữ liệu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể tiếp tục chậm lại ngay cả khi Fed dừng tăng lãi suất
Cam kết và đảm bảo rằng tất cả các khoản tiền gửi đều an toàn vì hệ thống ngân hàng mạnh mẽ, an toàn và đáng tin cậy
Nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn mạnh mẽ và thị trường lao động cực kỳ eo hẹp
Fed cần phải giám sát các điều kiện tín dụng thắt chặt để xác định hướng đi cho lãi suất
Quyết tâm và cam kết đưa lạm phát quay trở lại mức mục tiêu 2%
Những biến động bất thường trên toàn cầu và các tác động chậm trễ trong việc tăng lãi suất từ Fed cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập chính sách
Đầu ngày hôm nay, chủ tịch Fed Richmond, Barkin nhận định rằng sẽ cần một vài tháng quan sát lạm phát ở mức mục tiêu là 2% trước khi tuyên bố dành chiến thắng trước cuộc chiến này. Cuối ngày hôm nay, biên bản tỷ giá FOMC sẽ được công bố.
Fed có các công cụ hỗ trợ cho chính sách tiền tệ, ổn định tài chính và chúng không xung khắc với nhau
Kỳ vọng lạm phát cuối năm 2023 sẽ trên 3% một chút
Kỳ vọng lạm phátđược giữ lại cho phép chúng tôi mất vài năm để giảm lạm phát
Đang ở thời điểm mà không kỳ vọng việc thắt chặt chính sách diễn ra ở mỗi cuộc họp
Có khả năng sẽ duy trì lãi suất sau khi nâng lên một mức nhất định
Không đưa ra dự báo về thời điểm kết thúc chu kỳ thắt chặt
Báo cáo lạm phát hôm nay là tin tốt đối với nền kinh tế và Fed
Tiếp tục giám sát lạm phát CPI để cân nhắc liệu giá các dịch vụ cốt lõi như nhà ở có giảm hay không
Chi phí nhà ở trong báo cáo lạm phát hôm nay cho thấy mức tăng 0.6%.
Dịch vụ không bao gồm nhà ở giữ nguyên không tăng
Các dịch vụ cốt lõi không bao gồm nhà ở vẫn tăng +0.4% (trước đó +0.43%)
Fed thể hiện lập trường rằng lạm phát cần phải được tiêu diệt từ mọi góc độ, không chỉ mỗi hàng hóa mà còn bao gồm cả dịch vụ, sau đó là dịch vụ cốt lõi không bao gồm nhà ở. Có vẻ như Fed không muốn chứng khoán tăng.
Ngoài ra:
Không chắc chắn về việc sẽ mất bao lâu dể các đợt điều chỉnh tăng lãi suất tác động lên nền kinh tế
Còn nhiều điều chưa được tiết lộ trong lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ
Khi các điều kiện tín dụng thắt chặt sẽ kiềm chế tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, hỗ trợ Fed không quá lạm dụng chính sách tiền tệ
Nhiều khả năng sẽ không xảy ra suy thoái kinh tế
Chúng ta sẽ cần làm chậm lại nền kinh tế để lấy lại cân bằng về lạm phát
Vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy các ngân hàng đang thắt chặt các điều kiện tín dụng
Triển vọng tăng trưởng không thay đổi nhiều. Chúng tôi đang dự báo mức tăng trưởng nhỏ nhưng điều đó không loại trừ một vài quý âm
Việc tăng lãi suất đang diễn ra, bạn có thể thấy điều đó rất rõ ràng trên thị trường nhà đất. Bạn cũng có thể thấy điều đó khi người tiêu dùng chi tiêu cho các mặt hàng có giá trị lớn
Các cuộc khảo sát cho chúng tôi biết rằng các hộ gia đình sẽ cắt giảm chi tiêu.
Kỳ vọng trên thị trường rằng chúng tôi sẽ cắt giảm vào cuối năm nay có vẻ không phải là kịch bản có khả năng xảy ra nhất đối với chúng tôi
Ngân hàng Canada đã công bố Báo cáo chính sách tiền tệ hàng quý hôm nay và nó bao gồm các ước tính mới nhất về tăng trưởng trong nước và toàn cầu. Dự đoán chung là nền kinh tế năm 2023 (trừ Nhật Bản) sẽ mạnh hơn trong khi năm 2024 sẽ nhẹ nhàng hơn trước khi thế giới tăng tốc vào năm 2025.
MPR cho biết: “Tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ suy yếu trong nửa cuối năm 2023 đến nửa đầu năm 2024, bị đè nặng bởi chính sách tiền tệ thắt chặt ở các nền kinh tế tiên tiến”.
Nhìn chung, tăng trưởng toàn cầu đã được điều chỉnh tăng 0.7 điểm phần trăm cho năm 2023 và giảm 0.3 điểm phần trăm cho năm 2024.
Đối với Canada, BOC cho biết:
Tăng trưởng trong chi tiêu tiêu dùng đã tạm thời được thúc đẩy vào năm 2023 nhờ tăng trưởng việc làm và dân số mạnh hơn dự kiến và nhờ các khoản chuyển giao tạm thời mới được công bố trong ngân sách chính phủ. Họ cũng chỉ ra rằng tăng trưởng xuất khẩu tăng bất ngờ trong quý đầu tiên của năm 2023, dẫn đầu là nhờ cải thiện chuỗi cung ứng trong lĩnh vực ô tô và vận chuyển vụ thu hoạch nông nghiệp dồi dào năm 2022. Họ cho biết sức mạnh này là tạm thời và tăng trưởng xuất khẩu đã được điều chỉnh giảm sau đó do những tín hiệu tiêu cực trong nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Canada từ Hoa Kỳ.
"Vào cuối năm nay, lạm phát được dự báo sẽ vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu của ngân hàng trung ương. Việc lạm phát giảm hơn nữa sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc hậm lại của tốc độ tăng giá dịch vụ"
Một điểm khác biệt chính giữa nền kinh tế Canada và Hoa Kỳ vào lúc này là Hoa Kỳ đang hạn chế nhập cư trong khi Canada đang tăng tốc lên 1 triệu người mỗi năm (tại một quốc gia có 38 triệu dân). Vì vậy, mặc dù tăng trưởng việc làm mạnh mẽ ở Canada, lao động có thể nới lỏng nhanh hơn.
Tất nhiên, tất cả những người đó đều cần một nơi nào đó để sinh sống và điều đó sẽ hỗ trợ thị trường nhà đất đang phát triển nhanh chóng của Canada. BOC cho biết họ hy vọng thị trường nhà ở sẽ ổn định vào khoảng giữa năm với tốc độ tăng trưởng đầu tư nhà ở tăng.
CAD đã suy yếu nhẹ ngay sau quyết định với việc USDCAD tăng lên để kiểm tra mức trung bình động 200 giờ ở 1.34800. Tuy nhiên, hiện tại, cặp tiền giảm trở lại và đang giao dịch ở mức 1.3445. Phe bán vẫn kiểm soát nhiều hơn về mặt kỹ thuật khi USDCAD vẫn đang ở dưới đường trung bình động 200 giờ và đường trung bình động 100 giờ ở 1.34916. Sẽ cần phá vỡ cả hai đường trung bình động đó để xu hướng tăng trở lại.
Mục tiêu giảm giá tiếp theo là 1.34251 - mức đáy trong phiên từ ngày 5 tháng 4. Nếu mức 1.3425 bị phá vỡ, mức đáy từ ngày 4 tháng 4 tại 1.3405 có thể nằm trong tầm ngắm. Dưới mức đó, đường trung bình động 200 ngày ở 1.33921 là một mức hỗ trợ quan trọng cần chú ý.
Ngân hàng Canada hôm nay đã giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 4.5%, với lãi suất ngân hàng là 4.75% và lãi suất tiền gửi là 4.5%. Ngân hàng cũng đang tiếp tục chính sách thắt chặt định lượng:
Lạm phát ở nhiều quốc gia đang giảm bớt do giá năng lượng thấp hơn, bình thường hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Đồng thời, thị trường lao động vẫn thắt chặt và các biện pháp lạm phát cơ bản ở nhiều nền kinh tế tiên tiến cho thấy áp lực giá cả dai dẳng, đặc biệt là đối với dịch vụ.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã mạnh hơn dự kiến. Việc tăng trưởng ở Hoa Kỳ và Châu Âu tăng đã gây bất ngờ, nhưng dự kiến sẽ suy yếu khi chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt. Tại Hoa Kỳ, căng thẳng gần đây trong lĩnh vực ngân hàng đã thắt chặt hơn nữa các điều kiện tín dụng. Tăng trưởng của Hoa Kỳ dự kiến sẽ chậm lại đáng kể trong những tháng tới, với sự yếu kém đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng đối với xuất khẩu của Canada. Trong khi đó, hoạt động trong nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Nhìn chung, giá hàng hóa gần với mức tháng 1. Báo cáo Chính sách tiền tệ (MPR) tháng 4 của Ngân hàng dự báo mức tăng trưởng toàn cầu là 2/6% trong năm nay, 2.1% vào năm 2024 và 2.8% vào năm 2025.
Tại Canada, cầu vẫn vượt cung và thị trường lao động vẫn còn eo hẹp. Tăng trưởng kinh tế trong quý đầu tiên có vẻ mạnh hơn so với dự báo hồi tháng 1, với sự phục hồi trong xuất khẩu và tăng trưởng tiêu dùng ổn định. Trong khi Khảo sát Triển vọng Kinh doanh của Ngân hàng cho thấy tình trạng thiếu lao động trầm trọng đang bắt đầu giảm bớt, tăng trưởng tiền lương vẫn tăng so với tăng trưởng năng suất. Dân số tăng mạnh đang bổ sung vào nguồn cung lao động và hỗ trợ tăng trưởng việc làm đồng thời thúc đẩy tổng tiêu dùng. Hoạt động thị trường nhà đất vẫn trầm lắng.
Khi nhiều hộ gia đình gia hạn các khoản thế chấp của họ với lãi suất cao hơn và chính sách tiền tệ hạn chế tác động đến nền kinh tế, tiêu dùng dự kiến sẽ giảm trong năm nay. Nhu cầu nước ngoài yếu đi dự kiến sẽ hạn chế xuất khẩu và đầu tư kinh doanh. Nhìn chung, tăng trưởng GDP được dự báo sẽ yếu trong thời gian còn lại của năm nay trước khi tăng dần vào năm tới. Điều này hàm ý nền kinh tế sẽ chuyển sang giai đoạn thừa cung trong nửa cuối năm nay. Ngân hàng hiện dự báo nền kinh tế Canada sẽ tăng trưởng 1.4% trong năm nay và 1.3% vào năm 2024 trước khi tăng lên 2.5% vào năm 2025.
Lạm phát đã giảm xuống 5.2% trong tháng 2 và với các thước đo lạm phát ưa thích của Ngân hàng thì thậm chí đã giảm xuống dưới 5%. Ngân hàng dự kiến lạm phát sẽ giảm nhanh xuống khoảng 3% vào giữa năm nay và sau đó giảm dần xuống mục tiêu 2% vào cuối năm 2024. Dữ liệu gần đây đang củng cố niềm tin rằng lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc đưa lạm phát trở lại mức 2% trong thời gian còn lại có thể khó khăn hơn vì kỳ vọng lạm phát đang giảm dần, lạm phát giá dịch vụ và tăng trưởng tiền lương vẫn tăng cao và hành vi định giá của doanh nghiệp vẫn chưa bình thường hóa. Khi thiết lập chính sách tiền tệ, Hội đồng Thống đốc sẽ đặc biệt tập trung vào các chỉ số này và diễn biến của lạm phát cơ bản, để đánh giá tiến trình đưa lạm phát trở lại mục tiêu.
Trước triển vọng tăng trưởng và lạm phát, Hội đồng Thống đốc đã quyết định duy trì tỷ lệ chính sách ở mức 4.5%. Hội đồng Thống đốc cần tiếp tục đánh giá liệu chính sách tiền tệ có đủ hạn chế để giảm áp lực giá cả hay không và vẫn sẵn sàng tăng lãi suất hơn nữa nếu cần để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. Ngân hàng vẫn kiên quyết cam kết khôi phục sự ổn định giá cả cho người dân Canada.
Lạm phát được dự báo sẽ giảm xuống khoảng 3% vào giữa năm 2023 và trở lại mục tiêu vào năm 2024
Thị trường đã định giá 95% khả năng không có thay đổi tại cuộc họp hôm nay và tất cả các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Reuters đều dự báo sẽ không có thay đổi.
Thống đốc Ngân hàng Canada Macklem và Phó Thống đốc Rogers sẽ tổ chức một cuộc họp báo lúc 22:00 tối nay
Thị trường chứng khoán ngập trong sắc xanh đầu phiên Mỹ. Cổ phiếu công nghệ sẽ được chú trọng nhưng nhìn chung nhiều tín hiệu tích cực sẽ xuất hiện khi lợi suất kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 6.6 điểm cơ bản xuống 3.36%.