Tổng hợp thị trường nửa đầu phiên Á: USD tăng trong phiên
Các thông tin về cuộc gặp Biden - Tập đã được báo cáo trong phiên họp, với quan điểm tổng thể là đã có sự tiến bộ về nhiều mặt cùng với các cuộc thảo luận ‘thẳng thắn’. Tuy vậy, tại một cuộc họp báo sau đó, Biden lại một lần nữa cho rằng Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập là một nhà độc tài.
Dữ liệu trọng tâm hôm nay là báo cáo việc làm của Úc, cho thấy sự gia tăng lớn với hơn 55 nghìn việc làm được thêm vào trong tháng 10 so với dự kiến là +20 nghìn. Một vài điểm về vấn đề này, đầu tiên là phần lớn công việc được thêm vào là bán thời gian. Thứ hai là các nhà phân tích đã bỏ qua cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ở Úc vào giữa tháng 10, vốn đòi hỏi nỗ lực tuyển dụng đối với những người làm nhân viên cho các phòng bỏ phiếu. Vì vậy khi đưa ra ước tính lẽ ra nên tính đến trong dự báo của họ, tuy nhiên tiêu đề +55K gần gấp ba lần kỳ vọng đồng thuận. Đồng USD tăng trong phiên, AUD, EUR, GBP, NZD và CAD đều giảm .
Thêm vào đó:
- Xuất khẩu của Nhật Bản tháng 10 tăng chậm hơn tháng 9
- Giá nhà mới của Trung Quốc giảm tháng thứ 4 trong tháng 10
Reuters: Cơ quan hoạch định nhà nước Trung Quốc lên kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tiêu dùng
Reuters cho biết cơ quan hoạch định nhà nước Trung Quốc, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đang tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài và cải thiện tiêu dùng ở các nhóm thu nhập thấp và trung bình.
- Các chính sách đầu tư (nước ngoài) mạnh mẽ hơn sẽ được đưa ra
- Sẽ tiếp tục mở rộng nhu cầu trong nước
- Đẩy nhanh việc thực hiện các dự án cho phép phát hành thêm 1 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính phủ
Dòng vốn vào Trung Quốc đã chậm lại sau các cuộc đàn áp do Tập Cận Bình lãnh đạo đối với nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, các luật mới hạn thông tin và các cuộc đột kích/bắt giữ tại các công ty phân tích.
Cập nhật thị trường tiền tệ phiên Á: USD tăng nhẹ, AUD giảm mạnh sau công bố báo cáo việc làm Úc tháng 10
- USD tăng nhẹ. DXY tăng 0.12% lên 104.51
- AUDUSD giảm 0.58% xuống 0.6470 khi báo cáo việc làm Úc tháng 10 cao hơn dự kiến thúc đẩy khả năng RBA sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12 và nền kinh tế Úc có thể suy thoái trong năm 2024
- NZDUSD giảm 0.72% xuống 0.5979
- USDJPY giảm 0.03%, hiện ở 151.28. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết việc BOJ bán USD, mua JPY sẽ không có tác dụng thực chất để ngăn chặn sự suy yếu của đồng Yên khi đà giảm của JPY bị tác động bởi nhiều yếu tố ngoài việc phân kì chính sách và chênh lệch lợi suất trái phiếu giữa Mỹ và Nhật Bản.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á khi các nhà đầu tư xem xét các thông tin về cuộc thảo luận cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong khi vẫn theo dõi liệu sự lạc quan về các dấu hiệu giảm bớt lạm phát của Mỹ có tiếp tục được duy trì hay không?
Mỹ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Iran
Cố vấn an ninh năng lượng của Tổng thống Joe Biden, Amos Hochstein tuyên bố rằng Mỹ sẽ thực thi các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Iran trong bối cảnh xung đột nổ ra ở Trung Đông và điều đó sẽ làm giảm xuất khẩu dầu của Iran:
- Lệnh trừng phạt sẽ hạn chế tới hơn 1 triệu thùng dầu mỗi ngày được xuất khẩu từ Iran
Giá nhà mới ở Trung Quốc giảm trong tháng 10
- Giá nhà mới tháng 10 ở Trung Quốc: -0.3% m/m; -0.1% y/y
- Trước đó: -0.2% m/m; -0.1% y/y
Sự sụt giảm liên tục như thế này cho thấy không có quá nhiều niềm tin vào lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1724
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2469
- PBOC bơm 377 tỷ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.8%
- 202 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 175 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản: Sự suy yếu của JPY hiện tại có thể không chỉ do chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ
Rintaro Tamaki là Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế từ năm 2009 - 2011. Điều này có nghĩa là ông chịu trách nhiệm can thiệp vào đồng yên.
Khi còn đương chức, Tamaki đã can thiệp vào thị trường sau trận động đất và sóng thần tháng 3 năm 2011 tàn phá phần lớn vùng đông bắc Nhật Bản và gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima.
Về quyết định khi đó, Tamaki cho biết:
- “Chúng tôi can thiệp vào thị trường để ứng phó với việc đồng Yên tăng giá nhanh chóng nhằm lấy lại sự ổn định"
- "Đó chẳng qua là tình thế bắt buộc. Chúng tôi không coi sự can thiệp là một phương tiện để thay đổi tỷ giá hối đoái."
Còn với thời điểm hiện tại, Tamaki bày tỏ rằng:
- Sự suy yếu của đồng yên có thể không chỉ do chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ mà còn do các yếu tố cơ cấu như tình hình tài chính ngày càng tồi tệ.
- Trong những trường hợp như vậy, bất kỳ sự can thiệp nào vào việc bán đô la, mua đồng yên của chính quyền đều có thể có tác động tâm lý nhưng sẽ không làm thay đổi các vấn đề cơ cấu cơ bản. Nó cũng không giúp xoay chuyển tình hình thị trường để hỗ trợ đồng yên. Nhưng các hoạt động nhằm xoa dịu sự sụt giảm của đồng yên có thể được chấp nhận.
Báo cáo việc làm Úc tháng 10 cao hơn dự kiến
- Việc làm mới: +55K (dự báo +20K, trước đó +6.7K)
- Việc làm toàn thời gian: +17K (trước đó -39.9K)
- Việc làm bán thời gian: +38K (trước đó +46.5K)
- Tỷ lệ thất nghiệp: 3.7% (dự báo 3.7%, trước đó 3.6%)
- Tỷ lệ tham gia: 67% (dự báo 66.7%, trước đó 66.7%)
Một trong hai nhiệm vụ duy nhất của RBA là ổn định giá cả và với lạm phát vẫn ở mức cao và lãi suất thực âm, RBA nhiều khả năng phải tăng lãi suất. Nền kinh tế Úc có thể sẽ suy yếu mạnh vào đầu năm 2024.
Dữ liệu xuất khẩu Nhật Bản sang Trung Quốc giảm tháng thứ 11 liên tiếp
Nhật Bản công bố dữ liệu cán cân thương mại và số đơn đặt hàng máy móc tháng 10.
Một quan chức Nhật Bản lưu ý xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc giảm tháng thứ 11 liên tiếp.
Một quan chức cấp cao của Mỹ đưa ra các thông tin về cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết về cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình:
- Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc trao đổi đáng kể về vấn đề Đài Loan
- Ông Tập nói rõ Đài Loan là vấn đề lớn nhất, nguy hiểm nhất trong quan hệ Mỹ - Trung
- Ông Biden nêu rõ lập trường của Mỹ là duy trì hòa bình, ổn định, tin tưởng vào hiện trạng và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng tiến trình bầu cử của Đài Loan
- Ông Tập cho biết Trung Quốc không có kế hoạch tấn công Đài Loan trong những năm tới
- Ông Tập nói với ông Biden rằng mong muốn của Trung Quốc là thống nhất trong hòa bình với Đài Loan nhưng cũng nêu thêm về các điều kiện có thể dẫn đến sử dụng vũ lực.
Các thông tin về kinh tế cũng như các vấn đề khác:
- Cuộc nói chuyện của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kéo dài khoảng 4 giờ
- Ông Biden và ông Tập đạt thỏa thuận về fentanyl
- Trung Quốc sẽ xem xét trực tiếp các công ty hóa chất cụ thể sản xuất tiền chất fentanyl
- Bộ trưởng Quốc phòng Austin sẽ gặp người đồng cấp Trung Quốc
- Sẽ có những cuộc trao đổi giữa quan chức cấp cao hai nước
- Ông Biden đã đưa ra yêu cầu rất rõ ràng với ông Tập rằng cả hai nước phải thể chế hóa quân đội thành các cuộc đối thoại quân sự
- Trung Quốc đồng ý thực hiện các bước này để thể chế hóa các cuộc đối thoại quân sự
- Tất cả chúng ta đều hiểu rằng bất kì nước nào khi sử dụng trong các hoạt động quân sự hoặc hạt nhân sẽ tạo ra những rủi ro thực sự
- Tập trung rất nhiều vào các hoạt động liên quan đến đối tượng có thể gây nguy hiểm hoặc gây bất ổn
- Hai bên vẫn chưa sẵn sàng cho một tuyên bố hay khuôn khổ, điều này sẽ đòi hỏi những tương tác nghiêm túc hơn
- Ông Biden và ông Tập thừa nhận rằng các cuộc đàm phán giữa các cố vấn an ninh quốc gia về Đài Loan, Ukraine và Trung Đông là rất có giá trị
- Cả hai nhà lãnh đạo đều nhận thấy cần phải làm nhiều việc hơn nữa về AI
- Ông Biden đã thẳng thắn với ông Tập rằng sân chơi kinh tế đang trở nên không bình đẳng, việc buộc phải đưa tài sản trí tuệ về nước đang cản trở đầu tư
- Ông Tập nói rõ với Biden rằng ông muốn ổn định mối quan hệ với Mỹ
- Ông Tập thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về các cuộc thảo luận ở Hoa Kỳ về Trung Quốc
- Ông Tập nói thật không công bằng khi có những quan điểm tiêu cực về Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hoa Kỳ
- Ông Biden nói rõ với ông Tập về mối quan ngại của Mỹ về Ukraine
- Ông Biden bày tỏ mong muốn Trung Quốc cân nhắc với Iran để tránh các bước đi có thể bị coi là khiêu khích ở Trung Đông
- Ông Biden nói với ông Tập rằng Hoa Kỳ sẽ không cung cấp công nghệ có thể được sử dụng để chống lại Quân đội Hoa Kỳ
- Hai bên cũng đã thảo luận về việc Trung Quốc cần minh bạch hơn về các vấn đề hạt nhân liên quan đến quân sự.
- Ông Biden nói rõ với ông Tập rằng Trung Quốc sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa về vấn đề biến đổi khí hậu. Trung Quốc cần thực hiện nhiều bước hơn nữa về khí mê-tan
- Các cuộc đàm phán mang tính xây dựng, cả hai nhà lãnh đạo đều thừa nhận rằng họ muốn giữ các cuộc đối thoại
- Không có kế hoạch cho cuộc gặp khác giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập vào thời điểm này, nhưng mọi thứ vẫn để ngỏ
- Quan chức Trung Quốc cho biết họ đã thảo luận với Iran về những rủi ro trong khu vực
- Ông Biden làm rõ sự khác biệt mà Mỹ nhìn thấy giữa Hamas và Palestine
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình: Mong Mỹ và Trung Quốc có thể là đối tác, tôn trọng lẫn nhau và chung sống hòa bình
Tân Hoa Xã - cơ quan truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tin về các bình luận của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden:
- Mong hai nước có thể là đối tác, tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình
- Chúng ta không được để sự khác biệt trở thành vực sâu ngăn cách mối quan hệ hai nước
- Hai bên cần đối thoại nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, bình tĩnh giải quyết những khác biệt
- Hai bên cần thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp, biến đổi khí hậu, trí tuệ nhân tạo
- Trung Quốc, Mỹ cần làm gương về việc phối hợp, hợp tác giữa các cường quốc thế giới trong các vấn đề quốc tế, khu vực
Moody đánh giá về nguy cơ suy thoái và việc cắt giảm lãi suất của Fed vào năm tới
Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody đã đưa ra các đánh giá về nguy cơ suy thoái và việc cắt giảm lãi suất của Fed vào năm tới:
- Dữ liệu CPI cho thấy rằng đợt tăng lãi suất đã kết thúc
- Tuy nhiên, các quan chức Fed cần phải hoàn toàn chắc chắn rằng lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu trước khi quyết định cắt giảm được đưa ra. Do đo, việc cắt giảm lãi suất có lẽ phải đến giữa năm sau.
- Nền kinh tế sẽ có thể tránh được suy thoái
- Tăng trưởng việc làm đang chậm lại
- Tăng trưởng tiền lương đang ở mức vừa phải
- "Chúng tôi định giá khả năng xảy ra một cuộc suy thoái bắt đầu vào năm 2024 là 25%"
Deutsche Bank đưa ra cảnh báo khi kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất hỗ trợ chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục tăng điểm vào ngày giao dịch thứ 4 do những suy đoán về việc Fed sẽ chuyển hướng sang cắt giảm lãi suất vào năm 2024. Các nhà phân tích của Deutsche Bank cảnh báo rằng:
- Đây là lần thứ 7 trong chu kỳ này thị trường phản ứng rõ ràng trước khả năng Fed chuyển hướng ôn hòa. 6 lần trước bao gồm:
- Tháng 11 năm 2023: “CPI Mỹ bất ngờ giảm”
- Tháng 3/2023: “Ngân hàng hỗn loạn sau sự sụp đổ của SVB”
- Cuối tháng 9/đầu tháng 10 năm 2022: “Tình trạng thị trường bất ổn ở Vương quốc Anh”
- Tháng 7 năm 2022: “Lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát yếu”
- Tháng 5/2022: “Rủi ro gia tăng đối với tăng trưởng toàn cầu”
- Cuối tháng 2/đầu tháng 3 năm 2022: “Xung đột Nga - Ukraine”
- Và điểm chung của 6 lần kể trên đều là việc thị trường cuối cùng đã đẩy lùi thời điểm cắt giảm lãi suất dự kiến.
Chủ tịch Fed Richmond Barkin gợi ý về việc bình thường hóa lãi suất trong bối cảnh tín dụng sụt giảm
Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin ảm chỉ về việc giảm lãi suất:
- Hy vọng cuối cùng sẽ đưa lãi suất trở lại bình thường
- Thị trường nhà ở đã ổn định hơn
- Tín dụng ngân hàng sụt giảm là kết quả không ngoài dự đoán
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 15.11: Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm, USD suy yếu khi dữ liệu PPI Hoa Kỳ có mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 4 năm 2020
Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm trong bối cảnh dữ liệu PPI Hoa Kỳ tháng 10 giảm 0.5% m/m - mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 4 năm 2020 một ngày sau khi dữ liệu CPI không thay đổi trong tháng 10 khiến các nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ ngừng tăng lãi suất. Bên cạnh đó, dữ liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ ở mức -0.1%, cao hơn mức ước tính -0.3%. Dow Jones có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp khi tăng hơn 160 điểm, tương đương gần 0.5%. S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lần lượt khoảng gần 0.2% và 0.1%.
- S&P500 +0.16%
- Dow Jones +0.47%
- Nasdaq +0.07%
Trên thị trường FX, USD đã có một ngày biến động nhưng đã đóng cửa với mức tăng so với GBP, JPY và EUR nhưng giảm so với CHF, CAD, NZD và AUD. DXY giảm 1.50% xuống 104.07. NZD mạnh nhất, GBP yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. NZDUSD tăng 0,25% trong ngày lên 0.6023. GBPUSD giảm 0.66%, đóng cửa ở 1.2416. USDJPY duy trì trên mức 151.
- Chỉ số DXY -1.50%
- EURUSD -0.30%
- GBPUSD -0.66%
- AUDUSD +0.03%
- NZDUSD +0.25%
- USDJPY +0.63%
- USDCHF -0.12%
- USDCAD -0.08%
Vàng giảm mạnh sau khi dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố khi giảm 3.94 USD xuống 1,959.29 USD. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng với lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng 9.8 điểm cơ bản lên 4.539%. Giá dầu giảm vào thứ Tư do tồn kho dầu thô của Mỹ tăng lớn hơn dự kiến và sản lượng lớn kỷ lục của Saudi Arab và Nga, cùng với lo ngại về nhu cầu ở châu Á. Dầu WTI giảm 2.26% xuống 76.49 USD.
USD/JPY tăng trên 151.00
USD/JPY đang ở mức đỉnh trong ngày, tăng 66 pips lên 151.05.
Cặp tiền này đã bị ảnh hưởng bởi một đòn đánh kép vào ngày hôm qua với một đợt siết chặt và sau đó là sự lao dốc của đồng đô la Mỹ. Hôm nay, phe bò đang bắt đầu quay trở lại với lợi suất trái phiếu kho bạc tăng 6-9 bps trên toàn bộ đường cong.
Có một thương vụ "bắt đáy" rõ ràng trong cặp tiền này. Dữ liệu bán hàng có lợi cho đồng đô la nên đã giúp tạo ra một số động lực.
Cách duy nhất để cặp tiền này đạt đỉnh là:
- Nền kinh tế Mỹ chững lại, dẫn đến việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất.
- Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) chấm dứt YCC và bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất (không có tác dụng phụ là khiến JGB bùng nổ).
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ tăng khi bắt đầu phiên giao dịch
Thị trường sau 11 phút mở cửa cho thấy:
- Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 86.39 điểm tương đương 0.25% lên 34,914.10
- Chỉ số S&P 500 tăng 14.57 điểm tương đương 0.32% lên 4,510.28
- Chỉ số NASDAQ tăng 55.52 điểm tương đương 0.39% lên 14,149.90
- Russell 2000 tăng 8.96 điểm tương đương 0.50% lên 1,807.07. Ngày hôm qua, chỉ số này đã dẫn đầu đợt tăng với mức tăng 5.44%.
Nhìn vào thị trường trái phiếu Mỹ, lợi suất tăng đang góp phần khiến thị trường mở cửa chậm hơn:
- Lợi suất kỳ hạn 2 năm:.4,894%, +7.8 điểm cơ bản
- Lợi suất kỳ hạn 5 năm: 4.508%, +8.8 điểm cơ bản
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm: 4.519%, +7.9 điểm cơ bản
- Lợi suất kỳ hạn 30 năm: 4.674%, +5.3 điểm cơ bản
Tổng quan về thị trường:
- Dầu thô đang giao dịch giảm 0.97 đô la tương đương -1.23% xuống 77.30 đô la
- Vàng gần như không thay đổi ở mức 1,963.07 đô la
- Bạc tăng $0.25 tương đương 1.08% lên $23.32
- Bitcoin đang giao dịch ở mức 36,040 đô la
- Chỉ số giá sản xuất của Mỹ (PPI) thấp hơn dự kiến, trong khi doanh số bán lẻ mạnh hơn bao gồm các điều chỉnh
Chứng khoán Mỹ mất giá nhẹ nhưng vẫn tích cực
S&P 500 tăng 0.2% ngay trước khi mở cửa sau mức tăng 2.1% ngày hôm qua. Hợp đồng tương lai đã thu hồi lợi nhuận kể từ khi doanh số bán lẻ của Mỹ và Empire Fed vượt qua dự kiến. Áp lực đang đến từ thị trường trái phiếu với lợi suất kỳ hạn 5 năm tăng 9.3 bps lên 4.51%.
Đồng đô la Mỹ và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng do dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh hơn
Cụ thể, đô la Mỹ đã phục hồi một phần tổn thất nặng nề của ngày hôm qua sau khi doanh thu bán lẻ và cuộc khảo sát sản xuất Empire Fed đều mạnh hơn dự kiến.
USD/JPY dẫn đầu đợt tăng giá từ 150.25 lên 150.77 trong khi các động thái khác của đồng đô la chỉ giới hạn trong khoảng 30 pip. USD đang nhận được một số hỗ trợ từ trái phiếu chính phủ, với lợi suất tăng 3.5-7 bps trên toàn bộ đường cong. Tỷ lệ cược của Fed đã hạ nhiệt sau những động thái lớn của ngày hôm qua và thị trường đã hạ định giá Fed tăng lãi suất cho năm tới từ 101bps xuống còn 93 bps.
Giá vàng giảm nhẹ sau dữ liệu bán lẻ của Mỹ, cầu ngắn hạn vẫn lạc quan
- Giá vàng tăng trong phiên giao dịch thứ ba liên tiếp do lạm phát Mỹ giảm bớt.
- Chỉ số CPI của Mỹ tăng 3.2%, đây là mức tăng chậm nhất trong hai năm.
- Doanh thu bán lẻ của Mỹ giảm với tốc độ thấp hơn 0.1%, so với dự kiến là 0.3%.
Chỉ số sản xuất tháng 11 của Empire Fed là +9.1 so với -2.8 trước đó
- Trước đó là -4.6.
Chi tiết:
- Đơn đặt hàng mới -4.9 so với -4.2 tháng trước
- Xuất xưởng +10.0 so với +1.4 tháng trước
- Giá phải trả tăng 22.5 so với 25.5 tháng trước
- Giá nhận được +11.1 so với +11.7 tháng trước
- Việc làm -4.5 so với +3.1 tháng trước
- Tuần làm việc trung bình của nhân viên -3.8 so với +2.2 tháng trước
- Đơn đặt hàng chưa hoàn thành -23.2 so với -19.1 tháng trước
- Thời gian giao hàng -6.1 so với -6.4 tháng trước.
- Hàng tồn kho +9.1 so với -2.1 tháng trước
Ngành sản xuất đang phục hồi sau suy thoái.
Chỉ số giá sản xuất của Hoa Kỳ (PPI) tháng 10 là 1.3%, dự kiến là 1.9%
- Tháng trước là 2,2%.
- Chỉ số giá sản xuất nhu cầu chính thức YoY là 1.3% so với dự kiến là 1.9%.
- Chỉ số giá sản xuất nhu cầu chính thức MoM là -0,5% so với dự kiến là 0,1%.
- Chỉ số giá sản xuất trừ thực phẩm và năng lượng YoY là 2.4% so với dự kiến 2.7%. Tháng trước là 2.7%.
- Chỉ số giá sản xuất trừ thực phẩm và năng lượng MoM là 0.0% so với dự kiến là 0.3%. Tháng trước được điều chỉnh từ 0.3% xuống 0.2%.
- Chỉ số giá sản xuất trừ thực phẩm và năng lượng / Thương mại là 2.9% so với tháng trước là 3.0% (được điều chỉnh từ 2.8%).
- Chỉ số giá sản xuất trừ thực phẩm và năng lượng / Thương mại là 0.1% so với tháng trước là 0.3% (được điều chỉnh từ 0.2%).
Doanh số bán lẻ tháng mười của Mỹ cao hơn dự kiến
- Doanh số bán lẻ tháng mười của Mỹ: -0.1% m/m
- Dự kiến: -0.3%
- Trước đó: +0.7% (Điều chỉnh: +0.9%)
Chi tiết:
- Doanh số bán lẻ không gồm ô tô: +0.1%
- Dự kiến: 0.0%
- Trước đó: +0.6%
- Nhóm kiểm soát bán lẻ: +0.2% như dự kiến
- Trước đó: +0.6% (Điều chỉnh: +0.7%)
- Doanh số bán lẻ không gồm ô tô và năng lượng: +0.1%
- Trước đó: +0.6%
CEO ARK Invest: Solana thậm chí còn nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn Ether
- Giám đốc điều hành ARK Invest Cathie Wood đã nhận xét về tốc độ và chi phí giao dịch của Bitcoin, Ethereum và Solana.
- Wood tin rằng Solana, một giải pháp thay thế cho Ethereum, là nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất so với hai đồng tiền ảo còn lại
- Giá SOL đã tăng hơn 10% trong ngày, mang lại lợi nhuận hai con số cho những người nắm giữ.
NZD tăng vọt nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc
- Đồng đô la New Zealand tiếp tục tăng vào thứ Tư khi tin tích cực từ Trung Quốc giúp thúc đẩy giá cả hàng hóa.
- Đồng Kiwi đã phục hồi sau khi dữ liệu CPI của Mỹ thấp hơn dự kiến dẫn đến kỳ vọng chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất toàn cầu.
- NZD/USD đã phá vỡ lên mức đỉnh mới và hướng đến mức đỉnh trong tháng 10 là 0.6055.
Tổng hợp phiên Âu ngày 15/11: Lạm phát của Anh hạ nhiệt, thị trường chờ đợi thêm dữ liệu từ Mỹ
Các tin chính:
- CPI tháng 10 của Vương quốc Anh + 4.6% so với dự kiến + 4.8% y/y
- Tiếp tục hướng tới mục tiêu giảm lạm phát xuống 2% - Sunak
- Cán cân thương mại tháng 9 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu là 10.0 tỷ euro so với 6.7 tỷ euro trước đó
- Chỉ số giá bán buôn tháng 10 của Đức giảm 0.7% so với mức tăng 0.2% của tháng trước
- CPI chính thức tháng 10 của Pháp +4.0% so với +4.0%% y/y dự kiến sơ bộ
- CPI chính thức tháng 10 của Ý tăng 1.7% so với + 1.8% y/y dự kiến sơ bộ
- Các đơn xin thế chấp MBA của Hoa Kỳ trong tuần kết thúc ngày 10 tháng 11 tăng 2.8% so với mức tăng 2.5% trước đó
- Số lượng du khách đến Nhật Bản trong tháng 10 vượt mức trước Covid
- BofA Global Research cho biết không còn dự kiến Fed sẽ tăng lãi suất thêm vào tháng 12
Thị trường:
- Cổ phiếu châu Âu tăng; S&P 500 tăng 0.4%
- Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 3 bps lên 4.471%
- Vàng tăng 0.4% lên 1,971.34 đô la
- Dầu thô WTI giảm 0.5% xuống 77.85 đô la
- Bitcoin tăng 1% lên 36,228 đô la
Không có nhiều biến động trong phiên giao dịch vì các nhà đầu tư vẫn đang phân tích phản ứng quá mức đối với dữ liệu CPI của Mỹ từ hôm qua. Với việc sẽ có thêm thông tin về dữ liệu kinh tế Mỹ trong ngày hôm nay, thị trường đang nín thở chờ đợi trước khi những dự liệu đó được công bố.
Bảng Anh giảm giá sau báo cáo lạm phát của Anh thấp hơn dự kiến vào tháng 10. GBP/USD ban đầu giảm từ 1.2485 xuống 1.2470 trước khi dao động quanh mức 1.2460 hiện tại. Đồng đô la giữ vững đà tăng nhẹ so với bảng Anh và euro. EUR/USD giảm 0.2% xuống 1.0855.
Chỉ số chứng khoán châu Âu đang ghi nhận mức tăng khiêm tốn và hợp đồng tương lai Mỹ cũng đang tiếp tục đà tăng trước khi có dữ liệu quan trọng trong ngày hôm nay. AUD/USD tăng 0.2% lên 0.6518 trong khi NZD/USD tăng 0.4% lên mức 0.6032 hiện tại.
Thị trường trái phiếu đang tạm thời chững lại trước thềm dữ liệu PPI và bán lẻ của Mỹ. Điều đó có thể châm ngòi cho một đợt giảm lợi suất, sau khi lợi suất kỳ hạn 10 năm đột phá xuống dưới mức 4.50% vào hôm qua.
Số đơn đăng ký vay thế chấp MBA của Hoa Kỳ tăng trong tuần trước
- Số đơn đăng ký vay thế chấp MBA của Hoa Kỳ: +2.8%
- Trước đó: +2.5%
- Chỉ số thị trường: 170.5 so với 165.9 trước đó
- Chỉ số mua hàng: 133.2 so với 129.0 trước đó
- Chỉ số tái cấp vốn: 354.3 so với 347.3 trước đó
- Lãi suất thế chấp 30 năm: 7.61% so với 7.61% trước đó
EURUSD tăng lên trên 1.0850, thị trường chờ đợi dữ liệu PPI và doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ
EUR/USD tăng lên 1.0864 sau dữ liệu cán cân thương mại Eurozone và các dự đoán về triển vọng kinh tế của Ủy ban châu Âu trong bối cảnh USD tiếp tục suy yếu.
Mọi con mắt hiện đổ dồn vào dữ liệu PPI và doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ.
Ủy ban châu Âu hạ dự báo tăng trưởng khu vực đồng euro năm 2023
Ủy ban Châu Âu công bố dự báo mới nhất về nền kinh tế khu vực đồng euro:
- Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 giảm xuống 0.6% từ mức 0.8% trước đó
- Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 ở mức 1.2%, sau đó là 1.6% vào năm 2025
- Dự báo lạm phát năm 2023 ở mức 5.6%, sau đó là 3.2% vào năm 2024, sau đó là 2.2% vào năm 2025
Lạm phát cao, lãi suất và nhu cầu bên ngoài yếu hơn đã gây thiệt hại nặng nề hơn cho tăng trưởng so với dự đoán. Ủy ban cho biết mặc dù nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm nay nhưng vẫn sẽ tránh được suy thoái kỹ thuật. Thêm vào đó, "hoạt động kinh tế dự kiến sẽ dần dần khởi sắc khi tiêu dùng phục hồi nhờ thị trường lao động mạnh mẽ ổn định, tăng trưởng tiền lương bền vững và tiếp tục giảm lạm phát".