- Giá đóng cửa trước đó là 6.8606
- PBoC bơm 20 tỷ NDT reverse repos kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 2%
- Một khoảng bơm ròng 20 tỷ NDT sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Cập nhật thị trường: USDJPY tiếp tục đà tăng trong phiên Á
USDJPY tiếp tục đà tăng của mình trong phiên Á, hiện đang dao động quanh mức 134.04.
Cập nhật thị trường: Bạc cố gắng trụ trên mức $25.3
Sau đà giảm mạnh vào tuần trước, bạc chưa có dấu hiệu khởi sắc, hiện đang cố gắng trụ trên mức $25.3.
Cập nhật thị trường: AUDUSD tăng nhẹ
Trước bối cảnh USD hồi phục, AUDUSD đảo chiều tăng nhẹ, hiện đang ở mức 0.67094.
Cập nhật thị trường: Vàng giằng co quanh mức $2,005
Sau đà giảm mãnh liệt, vàng khởi sắc tăng nhẹ và hiện đang giằng co quanh mức $2,005.
Cập nhật thị trường: Dầu thô WTI đi ngang, giao dịch quanh mức $82.4/thùng
Dầu thô WTI đi ngang trong phiên Á, hiện đang giao dịch quanh mức $82.4/thùng.
Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong buổi sáng thứ Hai
Thị trường chứng khoán châu Á trái chiều khi các nhà đầu tư cân nhắc khả năng tăng lãi suất nhiều hơn và suy thoái kinh tế.
- Chỉ số Kospi Hàn Quốc -0.12%
- Chỉ số HangSeng Hong Kong +0.19%
- Chỉ số Nikken225 Nhật Bản -0.06% (trong phiên Á đã chạm mức đỉnh kể từ hôm 10/3)
- Chỉ số Nifty Ấn Độ +0.09%
- Chỉ số ShangHai Composite +0.81%
USD giảm sau khi liên tục tăng đầu phiên Á
USD chững lại đà tăng sau khi lợi suất đồng loạt suy yếu, hiện đang giao dịch quanh 101.69. Vàng đã tăng trở lại lên $2004 sau khi rớt xuống $1994/oz
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 6.8679
Đà lao dốc của Bitcoin chững lại sau khi xuống 29.7K
Hiện bitcoin đang giao dịch quanh 29.9K sau khi rơi từ hơn 30.3K xuống 29.7K
Lợi suất TPCP đồng loạt tăng
Lợi suất đồng loạt tăng hỗ trợ USD tăng trên diện rộng (+0.18% trong buổi sáng thứ Hai), hiện USD đang giao dịch quanh 101.75
- EUR và NZD yếu nhất so với USD, lần lượt giảm hơn 23 và 17 pip xuống còn 1.0970 và 0.6192
- Vàng chịu áp lực trước đà tăng của USD và lợi suất, hiện đã rơi xuống dưới $2000/oz
Nhận định của ANZ về dữ liệu lạm phát của New Zealand có gì đáng chú ý?
Dữ liệu lạm phát quý 1 năm 2023 của New Zealand sẽ được công bố vào thứ Năm lúc 10:45 sáng theo giờ New Zealand (hay 5:45 sáng theo giờ Việt Nam)
Thông tin từ ANZ:
- Chúng tôi kỳ vọng lạm phát CPI hàng năm sẽ duy trì ổn định ở mức 7.2% trong quý 1 năm 2023, thấp hơn mức dự báo MPS tháng 2 của RBNZ là 7.3%.
- Căn cứ cho nhận định trên là từ dự báo lạm phát phi thương mại hàng năm sẽ tăng từ 6.6% trong Q4 năm ngoái lên 6.8% và lạm phát thương mại hàng năm sẽ giảm từ 8.2% xuống 7.4%.
- Nếu kỳ vọng của chúng tôi là chính xác, lạm phát phi thương mại hàng năm sẽ thấp hơn 0.3% điểm so với dự báo MPS tháng 2 của RBNZ. Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến chiến lược mở rộng của RBNZ. Các thị trường có thể không đồng tình với đánh giá này, nhưng RBNZ đã đưa ra tín hiệu về việc nâng mức dự báo triển vọng lạm phát của họ trong biên bản Đánh giá chính sách tiền tệ tháng 4 trước những tác động mạnh mẽ hơn của cơn lốc xoáy và khả năng tiếp tục kích thích tài khóa.
- Dự báo của chúng tôi là lãi suất sẽ tăng 25 bp tiếp theo tại cuộc họp chính sách tháng 5, đưa OCR lên 5.5% - được cho là ngưỡng hài lòng của RBNZ, nơi họ có thể tiếp tục 'lo lắng, theo dõi và chờ đợi'.
Cuộc họp chính sách tiếp theo của Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ diễn ra vào ngày 24 tháng 5 sắp tới.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 14.04: Chứng khoán suy yếu, USD tăng cao trong phiên giao dịch thứ Sáu cuối tuần.
Thị trường chứng khoán suy yếu trước báo cáo doanh số bán lẻ tháng 3 tại Hoa Kỳ kém khả quan (-1% so với dự kiến -0.4%) và những bình luận hawkish hơn từ thành viên FOMC Waller, dù dữ liệu sơ bộ tháng 4 tại đại học Michigan cho thấy những dấu hiệu tích cực hơn trong tâm lý người tiêu dùng Mỹ (63.5 so với dự kiến 62). Về gần cuối phiên, dù nỗ lực hồi phục từ mức đáy trong ngày nhưng cả 3 chỉ số chứng khoán Mỹ kết phiên vẫn đồng loạt giảm điểm:
- Dow Jones -0.42%
- S&P 500 -0.21%
- Nasdaq -0.35%
Trên thị trường FX, USD tăng trên diện rộng, hưởng lợi từ đà tăng của lợi suất TPCP và hai dữ liệu kinh tế quan trọng trong ngày được công bố. Lợi suất 2 năm và 10 năm đóng cửa lần lượt tăng 13.1bp và 6.8bp lên 4.103% và 3.517%. Các đồng antipodean yếu nhất so với USD, kết phiên NZD và AUD lần lượt giảm 88.1 và 73.6 pip. CAD ít bị ảnh hưởng nhất khi chỉ giảm gần 20 pip trong một ngày giao dịch tồi tệ đối với các đồng tiền chính khác.
- Chỉ số DXY +0.57%
- EURUSD -0.48%
- GBPUSD -0.87%
- AUDUSD -1.08%
- NZDUSD -1.40%
- USDJPY +0.89%
- USDCHF +0.49%
- USDCAD +0.15%
USD và lợi suất thăng hoa đã tạo áp lực khiến vàng lấp hết gap tăng của 2 ngày trước đó khi kết phiên giảm hơn $36 xuống $2003.43/oz. Dầu WTI tăng $0.36 lên $82.52/thùng.
Giá nhà mới tháng 3 của Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh nhất trong 21 tháng
Giá nhà mới tháng 3:
- +0.5% so với tháng trước (tháng 2 là +0.3%): đây là tháng tăng thứ ba liên tiếp
- -0.8% so với cùng kỳ năm ngoái (trước đó -1.2%): tháng thứ 11 giảm so với cùng kỳ năm trước đó
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) đã khảo sát 70 thành phố:
- Trong tháng 3, 64 thành phố có giá đăng ký nhà mới cao hơn, chạm mức đỉnh kể từ tháng 5 năm 2019
- Trước đó trong tháng 2 là 55 thành phố
Dữ liệu cho thấy lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc dường như đang có dấu hiệu phục hồi trong giai đoạn này
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc: Sẵn sàng tăng cường hợp tác với Nga trên nhiều lĩnh vực
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thương Phúc tái khẳng định sự ủng hộ với Nga về cuộc xâm lược Ukraine thông qua việc sẵn sàng:
- Hợp tác với Nga để thắt chặt mối quan hệ liên minh quân sự giữa hai nước
- Tăng cường phối hợp và hợp tác đa phương với Nga
- Phối hợp với Nga để có những đóng góp mới trong việc duy trì ổn định và an ninh khu vực cũng như thế giới
Nhận định của Thống đốc BOJ Ueda trong các cuộc họp vừa qua có gì đáng chú ý?
Thông tin từ Reuters về thông điệp của Tân thống đốc BOJ Ueda gửi tới những cuộc họp với các nhà lãnh đạo G7, IMF, WB và G20:
- "Ở nhiều quốc gia, lạm phát hiện đang ở mức rất cao hoặc tốc độ gia tăng không có dấu hiệu chậm lại. Tuy nhiên, điều quan trọng là tình hình chung tại Nhật Bản lại hoàn toàn khác so với các nước trên."
Dù vậy, Ueda cũng không hoàn toàn đóng lại cánh cửa hy vọng về việc thay đổi chính sách:
- "Chúng tôi vẫn sẽ thảo luận về tất cả khả năng tại mỗi cuộc họp chính sách định kỳ"
Tân thống đốc BOJ Ueda sẽ chủ trì cuộc họp chính sách đầu tiên vào ngày 27-28/4 tuần tới"
Chỉ số hiệu suất dịch vụ tháng 3 tại New Zealand giảm so với tháng trước
Theo khảo sát từ BusinessNZ cho thấy:
- Chỉ số hiệu suất dịch vụ (PSI) tháng 3 tại New Zealand đạt 54.4 so với tháng trước là 55.8
- Tuần trước, chỉ số PMI sản xuất sụt giảm từ mức 52 trong tháng 2 xuống còn 48.1 trong tháng 3 trong khi PMI Dịch vụ vẫn duy trì được đà tăng
- Mặc dù chỉ số này giảm vừa phải trong tháng 3, nhưng tỷ lệ bình luận tiêu cực đã tăng từ 51.9% trong tháng 2 lên 58.6% trong tháng 3
- Đây là dấu hiệu của một nền kinh tế đang nguội lạnh
- Sự sụt giảm ảnh hưởng chủ yếu từ việc tăng giá và sự tâm lý hoang mang của các nhà cung cấp dịch vụ
Chuyên gia kinh tế cấp cao của BNZ Craig Ebert nhận định:
- Trong khi PSI được giữ ở mức vừa phải và hợp lý vào tháng 3 thì PMI lại rơi vào trạng thái hơi tiêu cực.
- Tuy nhiên, xu hướng hoạt động chính nhìn chung vẫn khá tích cực
Chỉ số giá lương thực tháng 3 tại New Zealand có gì đáng chú ý?
Chỉ số giá lương thực (FPI) tháng 3 tại New Zealand:
- +0.8% so với tháng trước (trước đó +1.5%)
- +12.1% so với cùng kỳ năm ngoái
Chỉ số FPI là thước đo sự thay đổi về giá thực phẩm và đồ uống không cồn được mua bởi các hộ gia đình tại New Zealand. Đây là một chỉ số quan trọng về lạm phát ở đất nước này vì thực phẩm và đồ uống không cồn chiếm một phần đáng kể trong chi tiêu hộ chung tại các gia đình.
JP Morgan: Lãi suất có khả năng sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn
Giám đốc điều hành JP Morgan Chase Jamie Dimon đã đưa ra một số bình luận trong cuộc hội nghị với các nhà phân tích hôm thứ Sáu:
- “Mọi người cần chuẩn bị cho khả năng lãi suất cao hơn trong dài hạn hơn”
- “Điều này sẽ hỗ trợ những đối tượng phải chịu thiệt hại từ rủi ro tỷ giá thả nổi và rủi ro tái cấp vốn trong nền kinh tế"
- “Những rủi ro này sẽ xảy ra ở nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.”
Rủi ro tái cấp vốn: là việc tái cấp vốn cho các khoản vay hiện tại với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường.
Dimon cũng cảnh báo về nguy cơ “có thêm ngân hàng sụp đổ” sau cuộc khủng hoảng trước đó.
Bài phát biểu của Chủ tịch ECB Lagarde về triển vọng kinh tế có gì đáng chú ý?
Chủ tịch ECB Lagarde đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với “Face the Nation” của CBS (mộ chương trình truyền hình của Hoa Kỳ) vào Chủ nhật.
- Không thể nói trước điều gì về hướng đi của chính sách tiền tệ trong tương lai
- Các chính phủ và NHTW đang gặp khó khăn trong việc ngăn chặn lạm phát gia tăng mà không làm suy thoái nền kinh tế
- Cần phải “áp dụng các chính sách một cách đúng đắn”
Quan điểm của Largarde về triển vọng kinh tế Hoa Kỳ:
- Dự kiến sẽ có sự phục hồi
- Trong 6 tháng trước, Lagarde không thực sự chắc về điều này vì dự kiến sẽ xảy ra một cuộc suy thoái, nhiều khả năng là suy thoái kỹ thuật
- Khả năng phục hồi giảm trước nhiều yếu tố chi phối, bao gồm chiến tranh tại Ukraine
- Ổn định tài chính thực tế đã bị lung lay nhẹ bởi cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Hoa Kỳ và Thụy Sĩ cũng như cuộc chiến lạm phát mà chúng ta đang phải đương đầu
Ngân hàng Anh xem xét sửa đổi khẩn cấp chương trình bảo lãnh tiền gửi
Thông tin từ trang Financial Times cho biết:
- Tình trạng mất khả năng thanh toán tại SVB ở Hoa Kỳ và hậu quả từ làn sóng chấn động toàn cầu đã thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Anh xem xét sửa đổi khẩn cấp chương trình bảo lãnh tiền gửi
Nhận định của Bộ trưởng Tài chính Yellen về thanh khoản vốn trong hệ thống ngân hàng có gì đáng chú ý?
- Mặc dù dòng tiền gửi chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng đã ổn định nhưng vẫn cần phải theo dõi cẩn thận
- Các tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng đã thắt chặt phần nào và có thể sẽ thắt chặt hơn nữa trong thời gian tới
- Nhiều khả năng triển vọng tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải, thị trường lao động mạnh mẽ và lạm phát giảm
- Các lệnh trừng phạt có thể thúc đẩy tham vọng tạo ra một đồng tiền chung thay thế USD từ Trung Quốc, Nga và Iran
- Theo thời gian, các biện pháp trừng phạt nhằm cô lập hệ thống tài chính từ Mỹ và các nước phương Tây có nguy cơ 'làm suy yếu quyền bá chủ' của đồng bạc xanh
Trước đó, Jim Bianco tái khẳng định rằng các ngân hàng vốn hóa lớn của Mỹ đã tăng vọt và các ngân hàng vốn hóa nhỏ giảm 2.1%. Đây là một dấu hiệu cho thấy dòng tiền dường như vẫn tiếp tục được luân chuyển trong hệ thống ngân hàng.
Chủ tịch SNB Jordan: Không thể loại trừ khả năng phải thắt chặt lần nữa
Chủ tịch SNB Jordan tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn:
- "Chúng tôi không thể loại trừ khả năng sẽ phải thắt chặt chính sách tiền tệ một lần nữa"
Thị trường hiện đang định giá 61% tăng lãi suất 25 bp và 39% cho khả năng tăng 50 bp tại cuộc họp chính sách diễn ra vào ngày 22 tháng 6. Ngoài ra, thị trường còn nhận định có khả năng lãi suất sẽ tăng khoảng 60 bp trong tương lai.
Quan chức ECB Simkus: Lạm phát lõi dự kiến sẽ đạt đỉnh vào tháng tới hoặc ngay sau đó
- ECB vẫn chưa hoàn thành chu trình tăng lãi suất
- Lạm phát toàn phần sẽ giảm nhờ giá năng lượng giảm
- Lãi suất có thể tăng 25 hoặc 50 bp tùy thuộc vào các dữ liệu kinh tế
Thị trường định giá gần như 50/50 về mức độ tăng lãi suất của ECB trong cuộc họp chính sách diễn ra vào ngày 4 tháng 5 sắp tới.
Waller: Lãi suất không cần tăng cao như hồi tháng hai
Chủ tịch FED Chicago, Waller cho biết:
- Sự sụp đổ của SVB đã khiến ước tính về lãi suất cuối cùng của FED không thay đổi
- Những gì chúng tôi đang thấy từ dữ liệu không thực sự là vấn đề của chuỗi cung ứng, đó là nhu cầu
Chủ tịch FED Chicago: Báo cáo doanh số bán lẻ có thể cho thấy một số độ trễ của chính sách tiền tệ
Chủ tịch FED Chicago cho biết:
- Nếu các điều kiện tín dụng đang thắt chặt, thì FED cũng vậy
- Với báo cáo doanh số bán lẻ này, chúng ta có thể thấy một số độ trễ của chính sách tiền tệ
- Lạm phát đang hạ nhiệt, nhưng sẽ liên quan đến một số con số
- Tôi muốn xem tất cả dữ liệu trước khi quyết định vào tháng 5
- Tôi sẽ dành vài tuần tới để tìm hiểu mức độ thắt chặt tín dụng đang diễn ra
- Một cuộc suy thoái nhẹ chắc chắn có thể xảy ra
Quan chức FED: Dữ liệu gần đây cho thấy FED không đạt được nhiều tiến bộ trong giải quyết vấn đề lạm phát
Quan chức FED, Waller cho biết
- Cần tiếp tục tăng lãi suất
- Mức độ tăng thêm phụ thuộc vào dữ liệu
- Vẫn không chắc chắn về sự sụp đổ của ngân hàng SVB và căng thẳng ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến các điều kiện tín dụng trên diện rộng thế nào
- Sẽ cần duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt trong một thời gian lâu hơn dự kiến
- Số liệu Quý 1 tiếp tục gây bất ngờ với tăng trưởng mạnh
- Việc thắt chặt tín dụng đáng kể có thể bù đắp cho việc tăng lãi suất, nhưng khó phán đoán trong thời gian thực
Reuters: Các nhà hoạch định chính sách tại ECB kêu gọi dừng hoàn toàn tái đầu tư QE trong 6 tháng cuối năm
Reuters trích dẫn một nguồn tin cậy từ ECB:
- Ngày càng nhiều nhà hoạch định chính sách tại ECB kêu gọi dừng việc đầu tư tiền mặt vào chương trình mua trái phiếu lớn nhất của ngân hàng này
- Tốc độ giảm của bảng cân đối kế toán đang quá chậm trong bối cảnh ưu tiên giải quyết lạm phát
- ECB nắm giữ 3.2 nghìn tỷ euro trái phiếu chính phủ thông qua APP
- Không ai ủng hộ việc bán trái phiếu hoàn toàn
Doanh số bán lẻ tháng 3 tại Hoa Kỳ có gì đáng chú ý?
- Doanh số bán lẻ tháng 3 giảm 1% (dự báo -0.4%, trước đó -0.4%)
- Doanh số bán lẻ không báo gồm ô tô -0.8% (dự báo -0.3%, trước đó -0.1%)
USD suy yếu trước thềm báo cáo doanh số bán lẻ Hoa Kỳ
Trước đó, USD đã tăng trở lại lên trên ngưỡng 101 nhưng hiện đã rơi vào đà giảm trước thềm báo cáo doanh số bán lẻ Hoa Kỳ. Hiện đồng bạc xanh đang giao dịch quanh 100.93
HĐTL Hoa Kỳ trái chiều khi thị trường tiêu hóa báo cáo thu nhập của JPMorgan và Wells Fargo
Cổ phiếu giá trị và cổ phiếu công nghệ đang trong quá trình tiêu hóa báo cáo thu nhập từ Wells Fargo và JP Morgan sau khi hai ngân hàng này công bố dữ liệu vượt trội và không thực sự cho thấy nhiều những dấu hiệu căng thẳng hoặc lo ngại về tín dụng. Điều này sẽ giúp xoa dịu tâm lý thị trường hơn nữa sau cuộc khủng hoảng ngân hàng vào tháng trước.
- HĐTL Dow Jones +0.08%
- HĐTL Nasdaq -0.43%
- HĐT của S&P 500 -0.04%
Cập nhật thị trường FX: NZD hiện đang yếu nhất so với USD
NZD hiện là đồng tiền yếu nhất so với USD khi đã giảm hơn 15pip (khoảng 0.25% trong ngày), hiện cặp NZDUSD đang giao dịch quanh 0.6280
GBPUSD rơi vào đà giảm, hiện đang giao dịch quanh 1.2495
GBPUSD rơi vào đà giảm (-0.23% trong ngày), khoảng hơn 29pip xuống giao dịch quanh 1.2495
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ đồng loạt tăng
Lợi suất TPCP đồng loạt tăng trở lại đã hỗ trợ USD trong phiên, khiến đồng bạc xanh quay trở lại giao dịch trên ngưỡng 101. Các đồng antipodean và GBP giảm nhiều nhất so với USD. Vàng rơi vào đà giảm (-$5/oz), hiện đang giao dịch hơn $2033/oz.
- NZD và AUD lần lượt giảm 18.2 và 14.7 pip, hiện đang giao dịch quanh mức 0.6279 và 0.6769
- GBP giảm hơn 32 pip và GBPUSD hiện ở mức 1.2488
- JPY và EUR vẫn đang tăng nhẹ so với đồng bạc xanh
Chủ tịch Fed Atlanta Bostic: Những tiển triển gần đây phù hợp với quyết định thêm một đợt tăng lãi suất nữa
- Các dữ liệu kinh tế gần đây có thể cho phép Fed tạm dừng tăng lãi suất và đánh giá lại nền kinh tế để tránh thiệt hại không đáng có trong quá trình kiềm chế lạm phát
- Chúng tôi vẫn đang trên đường hướng tới lạm phát mục tiêu 2%, được hỗ trợ bởi các dữ liệu lạm phát có dấu hiệu tích cực
- Các đợt tăng lãi suất từ năm ngoái giờ mới bắt đầu phát huy hiệu quả
- Chờ đợi tác động đầy đủ của các đợt điều chỉnh trước đó có thể mất một khoảng thời gian
Thông điệp này phù hợp với quan điểm hiện hành được phản ánh thông qua Fed fund futures, rằng Fed chỉ còn một đợt tăng lãi suất nữa vào tháng 5 trước khi tạm dừng vào tháng 6. Tuy nhiên, thị trường cũng đang kỳ vọng cắt giảm lãi suất vào cuối năm và đó là điều mà Fed vẫn chưa hoàn toàn gợi mở.
Chủ tịch ECB Lagarde: Kỳ vọng lạm phát khu vực đồng Euro sẽ tiếp tục giảm
- Điều này xảy ra khi áp lực giá trễ đang giảm dần
- Tăng trưởng tiền lương nhanh chóng đang thúc đẩy lạm phát lõi tăng và sẽ duy trì ở mức cao trong một khoảng thời gian
- Vẫn chưa chắc chắn về triển vọng kinh tế
- Rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng nghiêng về hướng suy thoái
- Dự kiến sẽ mất một khoảng thời gian trước khi giảm dần
ECB có thể sẽ nghiêng nhiều hơn về hướng tăng lãi suất 25bp vào tháng tới. Câu chuyện hiện nay là áp lực về giá vẫn đang gia tăng, đặc biệt là lạm phát lõi và điều đó đang thúc đẩy ECB tăng lãi suất ít nhất một lần nữa trong thời gian tới.
Wells Fargo: Thu nhập khả quan, lợi nhuận tăng với tỷ suất cao hơn
Các ngân hàng là những đối tượng đầu tiên công bố báo cáo thu nhập và thị trường sẽ giám sát chặt chẽ hơn đối với các ngân hàng khu vực trong khoảng thời gian này.
- Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS): $1.23 (so với ước tính $1.13)
- Lợi nhuận: $4.99 tỷ (so với mức $3.79 tỷ một năm trước)
- Thu nhập lãi ròng: $13.34 tỷ (so với ước tính $13.09 tỷ)
- Doanh thu: $20.73 tỷ (so với ước tính $20.03 tỷ)