JP Morgan lưu ý cần thận trọng hơn nữa với USD trước thềm cuộc họp FOMC tháng 3
JPMorgan cảnh báo: “Cần thận trọng để giữ đồng USD không có quá nhiều biến động trước thềm cuộc họp FOMC.”
JPM trích dẫn những nghi vấn chung về sức mạnh của USD:
- Thị trường lao động thắt chặt
- Lạm phát bền vững
- Việc tái định giá của ngân hàng trung ương
JPM cho biết điều này sẽ khiến tình hình năm 2023 giống với năm 2022, nhưng sẽ có những điểm khác biệt chính như sau:
- Đà tăng trưởng toàn cầu vẫn tích cực
- Tốc độ tăng lãi suất chậm lại từ các ngân hàng trung ương
Điều này đang khiến USD giảm so với mức đỉnh năm 2022, ngay cả khi kỳ vọng về lãi suất cuối kỳ cao hơn từ Cục Dự trữ Liên bang đang tăng lên.
JPM kết luận, USD sẽ quay trở lại giống như năm 2022 nếu xảy ra:
- Một cú sốc biến động khác
- Sự tái leo thang rủi ro địa chính trị
Và như vậy: "Trong lịch sử, khi tăng trưởng bên ngoài Hoa Kỳ được nâng lên, đồng đô la vẫn sẽ suy yếu ngay cả khi Mỹ tăng lãi suất, tuy nhiên sẽ ở mức độ nhỏ hơn và tỷ lệ thấp hơn. Chúng tôi cho rằng nên thận trọng để USD không biến động mạnh trước thềm FOMC."
Cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ diễn ra vào ngày 21 và 22 tháng 3 sắp tới.
Ứng cử viên BOJ Uchida thấy không cần thiết phải thay đổi chính sách chung của chính phủ
Thông tin từ ứng cử viên cho một trong hai vị trí Phó Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Uchida:
- Còn quá sớm để cân nhắc loại bỏ chính sách kích thích tiền tệ
- Không cần thiết phải sửa đổi chính sách chung của chính phủ ngay lúc này - tuyên bố chung của BOJ
- Thay đổi mục tiêu lạm phát 2% là điều không tưởng
Niềm tin kinh doanh của New Zealand vào tháng 2 -43.3%
Khảo sát kinh doanh của ANZ New Zealand cho tháng 2
Niềm tin kinh doanh tháng 2 -43.3%
- trước -52%
Hoạt động kinh doanh -9.2%
- trước -15.8%
ANZ:
- Kỳ vọng lạm phát vẫn ở mức 6%.
- Tuy nhiên, đã có một sự sụt giảm đáng kể trong tăng trưởng tiền lương dự kiến.
Dữ liệu về tín dụng khu vực tư nhân của Úc tăng 0.4% so với tháng trước đó
Tín dụng khu vực tư nhân tháng 1 của Úc tăng 0,4% so với tháng trước đó:
- Dự kiến tăng 0.4%
- Trước đó tăng 0.3%
So với cùng kỳ năm ngoái, tăng 8.0%, trước đó tăng 8.3%
Dữ liệu được cập nhật thông qua Ngân hàng Dự trữ Úc:
Dữ liệu về doanh số bán lẻ của Úc trong tháng 1 tăng so với tháng trước
Doanh số bán lẻ của Úc vào tháng 1 năm 2023 tăng 1.9% so với tháng trước (dự kiến tăng 1.5%), đây là mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2021, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 7.5%
Giám đốc thống kê dữ liệu bán lẻ của ABS cho biết:
- Doanh thu bán lẻ phục hồi trong tháng 1 sau khi tăng mạnh 1.7% trong tháng 11 và giảm đáng kể 4.0% trong tháng 12.
- Sự biến động này nhìn chung cho thấy doanh thu ở mức tương tự như tháng 9 năm 2022 và trên trung bình, mức tăng trưởng không thay đổi trong vài tháng qua.
- Tháng 11, tháng 12 và tháng 1 là những tháng sôi động nhất trong năm, với các hoạt động bán lẻ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi kỳ Giáng sinh và các ngày lễ trong tháng 1. Doanh số này tăng vọt do đợt giảm giá Black Friday vào tháng 11 cùng với áp lực chi phí sinh hoạt ngày càng tăng đã thúc đẩy những biến động trong mô hình chi tiêu thông thường của người tiêu dùng.
Lưu ý rằng với bình luận 'tăng trưởng không đổi', việc RBA tăng lãi suất đang làm giảm một số nhu cầu chung trong nền kinh tế. RBA (và các ngân hàng trung ương khác) nhận thức rõ rằng về cơ bản họ không thể làm gì trước những hạn chế về nguồn cung đang tác động để đẩy lạm phát lên cao. Nhưng những gì họ có thể làm là tìm cách để làm giảm nhu cầu bằng cách gia tăng lãi suất.
Dữ liệu xuất khẩu ròng quý 4 của Úc chiếm 1.1% GDP (so với dự kiến tăng 1.3%)
Xuất khẩu ròng Q4 chiếm 1.1% GDP
- Tăng 1.3% so với dự kiến
- Trước đó giảm 0.2%
Trọng tâm hầu hết phụ thuộc vào doanh số bán lẻ.
Ngoài ra còn có dữ liệu về tín dụng và cán cân thanh toán quốc tế.
Dữ liệu về xuất khẩu ròng sẽ được bổ sung vào GDP quý 4 công bố vào ngày mai:
Giờ ở cột ngoài cùng bên trái là giờ GMT.
Các số ở cột ngoài cùng bên phải là kết quả 'trước đó' (theo tháng/quý tùy từng trường hợp).
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 27.02: Chứng khoán hồi phục, USD thoái lui toàn bộ đà tăng từ thứ Sáu
Thị trường đã chào tuần mới với một phiên tương đối đau đầu khi dữ liệu về cơ bản không có gì, nhưng chứng khoán lại hồi phục tương đối mạnh mẽ vào đầu phiên (có thời điểm tăng hơn 1%) nhưng cuối phiên thoái lui trở lại nhưng vẫn tăng trong ngày. Nhìn chung, tâm lý risk-on lan tỏa thị trường, cộng với động thái chốt lời short sau phiên giảm mạnh thứ Sáu đã góp phần lớn cho đà tăng của thị trường hôm qua:
- Chỉ số Dow Jones +0.22%
- Chỉ số S&P 500 +0.31%
- Chỉ số Nasdaq +0.63%
Trên thị trường tiền tệ, USD giảm mạnh, với chỉ số DXY thoái lui gần như toàn bộ đà tăng từ phiên thứ Hai. EUR, GBP và CHF là 3 đồng tiền tăng mạnh nhất so với USD. Rõ ràng đây không phải là động thái chốt lời đơn thuần. Có thể thị trường cũng đã bán mạnh khi DXY gặp kháng cự. Ngoài ra, khả năng cao thị trường đang muốn hạ bớt định giá lãi suất để không vượt quá dự báo từ dot plot trước khi Fed bắt đầu cuộc họp tháng 3 (sau báo cáo PCE, thị trường định giá đỉnh lãi suất tới 5.4%, dot plot chỉ dự báo đỉnh 5.25%). Cầm đèn chạy trước ô tô là một vấn đề thị trường thường xuyên gặp phải thời gian gần đây (như giai đoạn định giá lãi suất giảm trong khi Fed vẫn nói cần tăng tiếp), và đây có thể là một sự rút kinh nghiệm trước khi quyết định lãi suất Fed và dot plot mới được công bố.
- Chỉ số DXY -0.59% xuống 104.64
- EURUSD +0.61%
- GBPUSD +1.02%
- AUDUSD +0.18%
- NZDUSD +0.04%
- USDJPY -0.19%
- USDCHF -0.58%
- USDCAD -0.24%
Vàng tăng gần $7/oz lên $1,816.7 trước sự suy yếu của USD và lợi suất, dù mức tăng tương đối khiêm tốn nếu so với mức giảm của đồng bạc xanh. Có vẻ như tâm lý thị trường vẫn đang khá bài vàng, vì vàng không sinh lãi, nên có định giá đỉnh lãi suất thấp hơn vàng cũng không hưởng lợi thêm nhiều. Lợi suất trái phiếu 10 năm giảm nhẹ 3bp xuống 3.92%. Dầu WTI giảm $0.64/thùng xuống $75.68.
Niềm tin của người tiêu dùng hàng tuần tại Úc giảm so với tuần trước
Những nhận xét của ANZ về Dữ liệu hàng tuần về niềm tin người tiêu dùng:
- Niềm tin của người tiêu dùng giảm nhẹ so với tuần trước, từ 80.4 xuống còn 80.0
- Niềm tin có thể thanh toán hết các khoản thế chấp nhà ở giảm mạnh (-4.4 điểm) xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4 năm 2020, thấp hơn 11 điểm so với mức trung bình của tất cả các nhóm nhà ở.
Dữ liệu này đã được đưa ra trước đó và đây không phải là động lực để phát hành thêm AUD. Nhưng sẽ không có gì bất ngờ nếu hoạt động bán lẻ vẫn duy trì ngay cả khi tâm lý thị trường lao dốc.
Kỳ vọng dữ liệu doanh số bán lẻ tháng Giêng ở mức 1.5%, so với trước đó giảm -3.9%
Sản xuất công nghiệp Nhật Bản sơ bộ tháng 1 giảm so với tháng trước
Trong khi dữ liệu doanh số bán lẻ từ Nhật Bản giao động với nhịp độ ổn định, thì dữ liệu về sản lượng công nghiệp có vẻ không mấy khả quan.
Dữ liệu về Sản xuất công nghiệp Nhật Bản sơ bộ tháng 1 giảm 4.6% so với tháng trước
- Đợt giảm mạnh nhất trong 8 tháng gần nhất
- Dự kiến giảm 2.9%, trước đó tăng 0.3%
So với cùng kỳ năm ngoái ở ngưỡng -2.3%
- Dự kiến giảm 0.7%, trước đó giảm 2.4%
Các nhà sản xuất tại Nhật Bản nhận định:
- Sản lượng tháng 2 tăng 8% so với tháng trước, tăng từ mức +4.1% so với dự báo trước đó
- Sản lượng tháng 3 sẽ tăng 0.7% so với tháng 2
Hoa Kỳ loại bỏ việc sử dụng TikTok của các cơ quan Liên bang
Reuters
- Nhà Trắng đã cho các cơ quan chính phủ 30 ngày để đảm bảo họ không có ứng dụng TikTok do Trung Quốc sở hữu trên các thiết bị và hệ thống liên bang
- Nhà Trắng chỉ đạo các cơ quan liên bang điều chỉnh hợp đồng để đảm bảo các nhà cung cấp công nghệ thông tin giữ an toàn cho dữ liệu của Hoa Kỳ bằng cách loại bỏ việc sử dụng TikTok trên các thiết bị, hệ thống
Bộ Ngoại giao Mỹ: Trung Quốc "rất rõ ràng" đứng về phía Nga trong cuộc chiến Ukraine
- Trung Quốc đã từng giữ quan điểm trung lập trong nỗ lực hòa bình
- Bây giờ rõ ràng là Trung Quốc đã quyết định đứng về một phía trong cuộc chiến ở Ukraine
- Tuy nhiên Trung Quốc vẫn chưa cung cấp vũ khí có tính sát thương
GBP/USD tăng mạnh!
Cặp tiền GBP/USD có động thái tăng mạnh sau khi thỏa thuận Brexit đã đến hồi kết, tăng hơn 100 pips. Hiện ở ngưỡng 1.20469
Doanh số bán nhà đang chờ xử lý tháng 1 tăng vượt mức dự kiến!
- Doanh số bán nhà đang chờ xử lý tháng một +8.1%, vượt xa xo với con số +1.0% dự kiến.
- Con số trước đó là +2.5% (sửa đổi thành +1,1%)
Một cái kết cho Brexit?
Chris Mason, nhà báo từ BBC cho biết một thỏa thuận về Brexit ở Bắc Ireland đã được thực hiện.
“Một thỏa thuận đã đạt được. Thỏa thuận đã được thực hiện", ông trích dẫn một nguồn tin tại bài đăng trên Twitter của mình.
Chứng khoán Mỹ gần như xóa bỏ mức giảm 1% của ngày thứ Sáu
S&P 500 đã giảm 45 điểm, tương đương 1.0% vào thứ Sáu nhưng đóng cửa ở mức cao hơn nhiều so với mức đáy. Có lẽ đó là câu trả lời khi chỉ số này tiếp tục tăng cao hơn trong ngày hôm nay, khi tâm lý rủi ro phục hồi tại châu Á và nhiều nơi khác trên thế giới.
Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều ghi nhận mức tăng ấn tượng tại đầu phiên. Chỉ số Dow Jones tăng mạnh nhất với 236 điểm.
Công ty hóa dầu Sibur nối lại hoạt động xuất khẩu LPG qua cảng Taman sau 4 năm tạm ngừng
Mới đây, nhà sản xuất khí hóa lỏng (LPG) lớn nhất Nga Sibur đã xuất khẩu các chuyến hàng LPG qua cảng Taman (Biển Đen) lần đầu tiên kể từ khi tạm ngừng vào tháng 3/2019.
Được biết, lợi nhuận ròng xuất khẩu đối với các chuyến hàng LPG qua cảng Taman hiện cao hơn gấp đôi so với xuất khẩu đường sắt sang Ba Lan, đồng thời cao hơn 6-7 lần so với việc cung cấp cho thị trường nội địa do giá FOB tại các cảng Biển Đen trong những tuần gần đây ghi nhận tăng.
Đơn đặt hàng lâu bền tháng một giảm so với dự kiến!
- Đơn đặt hàng lâu bền tháng một tại Mỹ -4.5%, giảm mạnh hơn so với con số -4.0% dự kiến
- Đơn đặt hàng lâu bền ngoại trừ vận tải +0.7%, con số trước đó là -0.1%
- Đơn đặt hàng tư liệu sản xuất phi quốc phòng ngoại trừ hàng không +0.8%
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng!
Sắc xanh bao phủ lên hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ trước giờ mở cửa phiên giao dịch ngày thứ hai. Hợp đồng tương lai Dow Jones tăng mạnh nhất với 142 điểm.
GBP/USD giằng co quanh 1.1983 trong bối cảnh USD không được hỗ trợ
GBP/USD hiện đang giằng co quanh 1.1983 trong bối cảnh USD chưa thể thoát khỏi áp lực.
DXY vẫn phải chịu áp lực trong ngày
DXY vẫn chưa thể thoát khỏi áp lực trong ngày và hiện ở mức 105.058.
Báo cáo việc làm Hoa Kỳ sẽ không được công bố trong tuần này
Báo cáo việc làm Hoa Kỳ sẽ không được công bố vào ngày thứ sáu đầu tiên của tháng ba năm nay do tháng hai là tháng ngắn nhất trong năm nên dữ liệu sẽ cần thêm một tuần để có thể được công bố.
Sản lượng khai thác dự án Sakhalin-1 của Nga chưa bằng một nửa so với kế hoạch đề ra
Theo thông báo của thống đốc Valery Limarenko, sản lượng dầu khí tại dự án Sakhalin-1 của Nga trong đầu năm 2023 hiện chưa bằng một nửa so với kế hoạch đề ra trong năm 2022.
Trong đầu năm 2022, sản lượng tại Sakhalin-1 của Nga ước tính đạt con số khoảng 200,000 thùng/ngày. Dự án khai thác dầu khí của Nga đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh về sản lượng do công ty dầu khí lớn Exxon Mobil của Mỹ đã rút lui toàn bộ khỏi dự án sau khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra. Mặc dù Nga đã có những nỗ lực để khôi phục sản lượng tại dự án về mức ban đầu, tuy nhiên những ảnh hưởng từ những lệnh cấm vận của phương Tây đã gây trở ngại đến kế hoạch tại Sakhalin-1 của Nga.
____________________________
Hợp đồng kỳ hạn dầu thô WTI tháng 4/2023 CLEJ23: 🟢 +0.01%
Kazakhstan có thể ngừng xuất khẩu khí đốt vào mùa đông tới
Thông tin từ một trong số các giám đốc cấp cao tại công ty khí đốt quốc doanh Qazaqgas. Lí do được đưa ra nhằm giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong nước.
Trong năm nay, nước này sẽ tiến hành sử dụng khí đốt thay thì than để cung cấp năng lượng cho thành phố lớn nhất cả nước Almaty.
______________________
Hợp đồng kỳ hạn khí đốt tháng 5/23: NGEK23🟢1.07%
Niềm tin người tiêu dùng tháng 2 chính thức của Eurozone có gì đáng chú ý?
- Niềm tin người tiêu dùng tháng 2 chính thức của Eurozone: -19.0 như sơ bộ
- Niềm tin kinh tế: 99.7
- Dự kiến: 101.0
- Trước đó: 99.9
- Điều chỉnh thành: 99.8
- Niềm tin công nghiệp: 0.5
- Dự kiến: 2.0
- Trước đó: 1.3
- Điều chỉnh thành: 1.2
- Niềm tin dịch vụ: 9.5
- Dự kiến: 12.4
- Trước đó: 10.7
- Điều chỉnh thành: 10.4
Giá dầu trong đi ngang do sức ép từ đồng USD mạnh và được hỗ trợ bởi việc Nga cắt giảm nguồn cung dầu
Giá dầu đi ngang trong phiên đầu tuần (27/2), do đồng USD mạnh hơn và lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế cũng như ảnh hưởng của kế hoạch cắt giảm sâu nguồn cung dầu của Nga.
Đồng USD chạm mức cao nhất trong bảy tuần vào hôm nay (27/2) sau khi một loạt dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ củng cố quan điểm rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ phải tăng lãi suất hơn nữa và trong thời gian dài hơn. Nhà đầu tư lo ngại về chính sách diều hâu của FED sau khi chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 0.6% trong tháng trước.
Thêm nữa, dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2021 vào tuần trước, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA). Về phía cung, Nga có kế hoạch cắt giảm xuất khẩu dầu từ các cảng phía tây của mình tới 25% trong tháng 3 so với tháng 2, vượt quá mức cắt giảm sản lượng 5% đã công bố trước đó.
Hợp đồng kỳ hạn dầu thô WTI tháng 4/2023 CLEJ23: 🟢 76.77 (+0.56%)
Tổng tiền gửi không kỳ hạn của SNB tuần trước có gì đáng chú ý?
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn của SNB tuần trước: 520.7 tỷ CHF
- Trước đó: 526.8 tỷ CHF
- Tiền gửi không kỳ hạn trong nước: 506.0 tỷ CHF
- Trước đó: 512.4 tỷ CHF
Tiền gửi không kỳ hạn của Thụy Sĩ tiếp tục giảm trong tuần qua do những ảnh hưởng khi điều chỉnh các chính sách của SNB.
Lịch kinh tế tuần này có gì đáng chú ý?
Lịch kinh tế tuần này:
- CPI Pháp (28/2)
- CPI Tây Ban Nha (28/2)
- CPI Đức (1/3)
- CPI Ý (2/3)
- CPI khu vực đồng tiền chung châu Âu (2/3)
Lạm phát Khu vực đồng tiền chung châu Âu dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong tháng này, từ 8.6% xuống 8.3% nhưng CPI lõi dự kiến vẫn sẽ giữ ở mức 5.3% - không thay đổi so với tháng Giêng.
Điều sau sẽ củng cố việc tăng lãi suất 50 điểm cơ bản của ECB vào tháng ba.
Doanh số bán hàng toàn cầu của Toyota giảm nhẹ trong tháng 1
Toyota Motor Corp đã báo cáo doanh số bán hàng toàn cầu giảm nhẹ trong tháng 1 do ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19 và tình trạng thiếu chất bán dẫn cho ô tô.
Doanh số bán hàng, bao gồm Daihatsu Motor Co. và Hino Motors Ltd. , đã giảm 3.6% so với một năm trước đó xuống còn 795.847 xe, trong khi sản lượng tăng 8.4% lên 819.727 chiếc, nhà sản xuất ô tô số 1 thế giới cho biết hôm thứ Hai.
Kazuo Ueda: Việc chuyển sang chính sách thắt chặt hơn sẽ chỉ xảy ra khi lạm phát có xu hướng tăng cao đáng kể ở Nhật
Thống đốc Ngân hàng sắp tới của Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda cho biết ông có ý tưởng về cách ngân hàng trung ương có thể thoát khỏi gói kích thích lớn của mình, nhưng việc chuyển sang chính sách thắt chặt hơn sẽ chỉ xảy ra khi lạm phát có xu hướng tăng cao ở nước này đáng kể.
Ueda cho biết, ngân hàng trung ương sẽ giảm mua trái phiếu và có khả năng hướng tới bình thường hóa chính sách khi đạt được mục tiêu lạm phát 2% bền vững.
Tuy nhiên, với xu hướng lạm phát không đạt mục tiêu của BOJ, tuy nhiên, ngân hàng trung ương phải duy trì chính sách cực kỳ nới lỏng hiện tại, ông nói thêm.
Ueda nói: “Phải có những cải thiện lớn đối với xu hướng lạm phát của Nhật Bản thì BOJ mới chuyển sang hướng thắt chặt tiền tệ”.
Cập nhật thị trường phiên Âu: HĐTL chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng nhẹ
Tài sản rủi ro khá tích cực trong phiên mở cửa của châu Âu, HĐTL chứng khoán Mỹ đồng loại tăng nhẹ, các chỉ số chứng khoán chính châu Âu cũng tăng hơn 1%
Trên thị trường FX, đồng đô la hiện đang giao dịch trái chiều với mức giảm nhẹ so với đồng euro, bảng Anh và đô la Canada và tăng giá so với AUD, NZD, CHF.
Nguồn cung tiền M3 tháng 1 của Eurozone có gì đáng chú ý?
- Nguồn cung tiền M3 tháng 1 của Eurozone +3.5% so với cùng kỳ năm ngoái (dự kiến là +3.9%)
- Trước đó +4.1%
Nga gia tăng thương mại với các nước Bắc Phi khi bị châu Âu xa lánh
Với việc Nga bị hạn chế tại thị trường châu Âu, các nước Bắc Phi đã từng bước trở thành những khách hàng dầu diesel và các sản phẩm dầu tinh chế khác của nước này.
Các quốc gia châu Âu, trước đây nhập khẩu khoảng 60% sản phẩm dầu của Nga, đã cắt giảm lượng nhập khẩu trong những tháng gần đây. Các biện pháp trừng phạt phát huy tác dụng, và buộc Nga phải chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường thay thế. Nhập khẩu dầu diesel từ Nga của Morocco, ở mức khoảng 600,000 thùng trong năm 2021, đã tăng lên 2 triệu thùng trong tháng 1, với ít nhất 1.2 triệu thùng dự kiến sẽ đến nước này vào tháng 2. Tunisia, quốc gia hầu như không nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào năm 2021, đã nhập 2.8 triệu thùng sản phẩm dầu của Nga trong tháng 1 và dự kiến sẽ nhập khẩu 3.1 triệu thùng trong tháng 2.
Kazuo Ueda cho biết sẽ không cam kết duy trì mục tiêu giá của BOJ ở mức 2% với tư cách là thống đốc
Ứng cử viên Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết sẽ không cam kết duy trì mục tiêu giá của BOJ ở mức 2% với tư cách là thống đốc. Ông nói thêm rằng thay đổi mục tiêu giá 2% thành 1% sẽ tăng cường sức mạnh cho đồng yên trong ngắn hạn nhưng sẽ làm suy yếu đồng yên trong dài hạn.
Chủ tịch ECB: Dữ liệu kinh tế sẽ ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của ECB
Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã nhắc lại kế hoạch tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng Ba. Cô ấy nói thêm, “Điều gì xảy ra sau đó sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế. Chúng tôi sẽ xem xét tất cả các con số về lạm phát, chi phí lao động, các dự đoán để xác định lộ trình chính sách tiền tệ của mình sau đó”. Bà nói thêm: “Chúng tôi coi việc bắt kịp lạm phát vào thời điểm hiện tại là chủ đề chính trong các cuộc đàm phán giữa các công đoàn và hiệp hội người sử dụng lao động."
Các đồng tiền châu Á suy yếu mạnh, JP Morgan khuyên nhà đầu tư bán đồng won
- Đồng won của Hàn Quốc khiến hầu hết các đồng tiền mới nổi của châu Á giảm giá sau khi chỉ số CPI Hoa Kỳ bất ngờ tăng tốc vào tháng 1, nhấn mạnh khả năng Fed tăng lãi suất nhiều hơn. Hầu hết các cổ phiếu trong khu vực đều giảm cùng với trái phiếu.
- “Về cơ bản, chúng tôi tiếp tục nhận thấy các điều kiện cuối chu kỳ sẽ là thách thức đối với thị trường FX châu Á: nhu cầu bên ngoài yếu hơn đang ảnh hưởng đến xuất khẩu, trong khi giá dầu vẫn ở mức cao, và sự kết hợp giữa tăng trưởng yếu cùng điều kiện tiền tệ thắt chặt sẽ tiếp tục gây ra tác động tiêu cực đến tài chính.” các nhà phân tích của JPMorgan bao gồm Meera Chandan và Arindam Sandilya đã viết trong một ghi chú
- "Ở thị trường mới nổi Châu Á, chúng tôi khuyên bạn nên bán KRW, đồng tiền này sẽ yếu đi ở cuối chu kỳ” trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài đối với hàng điện tử ở Hàn Quốc giảm.
- Đồng won giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng, bên cạnh đó đồng nhân dân tệ kéo dài đà giảm. Đồng ringgit của Malaysia giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 và đồng rupiah của Indonesia giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần
- Nền kinh tế Trung Quốc đã hồi phục vào tháng 2 sau kỳ nghỉ lễ dài, mặc dù các chỉ số ban đầu cho thấy sự phục hồi không đồng đều với mức tiêu dùng mạnh sau khi bãi bỏ các quy định về Covid nhưng hoạt động công nghiệp bị chậm lại
Cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ: Giới hạn giá đối với năng lượng của Nga nên được thắt chặt thêm
Cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Lawrence Summers cho biết nên siết chặt trần giá đối với dầu thô của Nga như một phần của lệnh trừng phạt vì cuộc chiến ở Ukraine.
Summers cho biết trên CNN phát sóng hôm Chủ nhật rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga chưa thực sự nặng bởi vì các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ chưa tham gia.
Summers cho biết tài sản nhà nước của Nga nên bị tịch thu và chuyển sang tái thiết Ukraine, giúp đỡ các quốc gia cung cấp nhà ở cho người tị nạn Ukraine và các nước đang phát triển phải đối mặt với giá lương thực và năng lượng cao hơn do chiến tranh của Nga. Ông viện dẫn việc Nga tịch thu tài sản của Đức sau Thế chiến II và việc tịch thu tài sản của Iraq để giúp tái thiết Kuwait sau chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.
Goldman Sachs : Áp lực từ thị trường trái phiếu Mỹ có thể khiến đồng yên yếu đi trong ngắn hạn
Theo Goldman Sachs Group Inc:
Nếu các thị trường tiếp tục đánh giá cao sự tăng trưởng bền vững của Hoa Kỳ với nhiều đợt tăng lãi suất hơn dự kiến, thì sẽ có khả năng xảy ra tình trạng “đồng yên kém hiệu quả hơn về mặt chiến thuật”, các chiến lược gia của Golman viết trong một ghi chú. Họ cho biết, đồng tiền của Nhật Bản thường suy yếu khi lợi suất của Mỹ được điều chỉnh theo lạm phát đang tăng lên. Áp lực từ thị trường trái phiếu Mỹ có thể khiến đồng yên yếu đi trong ngắn hạn, lấn át bất kỳ tác động tích cực nào từ suy đoán về sự thay đổi chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Cập nhật USDJPY:
Dữ liệu kinh tế nào sẽ được công bố ở châu Âu hôm nay?
Các loại tiền tệ chính hầu như ít thay đổi, chỉ có AUD và NZD tiếp tục đà giảm
Các HĐTL Mỹ đang đi ngang sau khi chứng khoán chìm trong sắc đỏ vào tuần trước.
Thị trường cần phải xem xét các nguồn dữ liệu vào cuối tháng 2. Sau đó, trọng tâm sẽ chuyển sang các phát biểu của quan chức Fed trước khi thời gian ngừng hoạt động của FOMC có hiệu lực sau ngày 10/3. Các dữ liệu kinh tế được công bố ở châu Âu hôm nay
- 16:00 là Nguồn cung tiền M3 tháng 1 của Eurozone
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn của SNB trong tuần kết thúc ngày 24/2 cũng sẽ được công bố lúc 16:00
- 17:00 là Chỉ số Niềm tin người tiêu dùng tháng 2 chính thức của Eurozone
NZDUSD giảm mạnh khi dữ liệu doanh số bán lẻ New Zealand thấp hơn dự kiến
Bất chấp những nhận xét tích cực từ Nhà kinh tế trưởng của RBNZ, NZD/USD vẫn chịu áp lực bán mạnh khi giảm 0.37%, hiện ở mức 0.6139. Dữ liệu doanh số bán lẻ đáng thất vọng của New Zealand và rủi ro từ xung đột Nga-Ukraine tiếp tục làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư.
Ứng cử viên Thống đốc BOJ Ueda: Chính sách nới lỏng không thể làm giá cả tăng ngay lập tức
Tiếp tục là các phát biểu của Ứng cử viên Thống đốc BOJ Ueda trong phiên điều trần với Thượng viện Quốc hội Nhật Bản:
- Lạm phát không chỉ do chính sách tiền tệ quyết định
- Việc nới lỏng tiền tệ có thể không nhất thiết dẫn đến tăng giá cả.