Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết sẽ phản ứng thích hợp với các biến động tỷ giá mạnh mẽ
Suzuki:
- Đang theo dõi chặt chẽ các biến động tỷ giá một cách cấp bách
- Sẽ phản ứng thích hợp với các biến động tỷ giá mạnh mẽ
- Sẽ giải thích lập trường tiền tệ của Nhật Bản trong cuộc họp G20
Ấn Độ sẽ xem xét những yêu cầu đối với Nga trước khi Nga tiếp quản đường ống dẫn khí đốt Sakhalin-1
Bộ trưởng Dầu khí Hardeep Singh Puri trả lời phỏng vấn Reuters rằng Ấn Độ đang duy trì một "cuộc đối thoại lành mạnh" và sẽ xem xét những quyền lợi được nhận từ Nga sau khi Tổng thống Putin công bố cải tiếp quản dự án dầu khí Sakhalin-1.
Tuần trước, Nga đã ban hành một sắc lệnh cho phép họ nắm giữ 30% cổ phần của Exxon Mobil và trao cho một công ty nhà nước của Nga quyền quyết định liệu các cổ đông nước ngoài bao gồm ONGC Videsh của Ấn Độ có thể tiếp tục tham gia vào dự án này hay không.
Thống đốc RBNZ, Adrian Orr: Cần nỗ lực hơn nữa để giảm lạm phát
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand Adrian Orr cho rằng NZD/USD đã cải thiện đà tăng một chút do RBNZ vẫn chưa mạnh tay giảm lãi suất. Do vậy, cần phải nỗ lực hơn để kéo lạm phát trở lại mức kì vọng.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1075
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đặt tỷ giá tham chiếu cho USD/CNY ở mức 7.1075 (cao hơn so với ước tính là 7.1038)
PBoC bơm 2 tỷ nhân dân tệ reverse repos 7 ngày với lãi suất không thay đổi là 2.0%
Nhà kinh tế trưởng ECB Philip Lane sẽ có bài phát biểu tại 2 hội nghị ngày hôm nay
Nhà kinh tế trưởng Philip Lane của ECB có mặt tại 2 cuộc họp:
- Philip Lane sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị SUERF, CGEG, Columbia, SIPA, EIB và Societe Generale lần thứ 7 về "Viễn cảnh của EU và Hoa Kỳ: Định hướng mới cho chính sách kinh tế" ở New York
- Bài phát biểu thứ 2 sẽ là một cuộc thảo luận bên ngoài tại Hội thảo Ngân hàng Trung ương của Fed ở New York
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm đang ở mức cao nhất trong hơn 8 năm
Lợi suất Mỹ 30 năm đang ở mức 3.93%, cao nhất kể từ năm 2014.
Xuất khẩu Hàn Quốc trong tháng 10 giảm mạnh
Xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 20.2% trong 10 ngày đầu tháng 10
Xuất khẩu sụt giảm được cho là do doanh thu bán chip ở nước ngoài giảm
- Xuất khẩu chip giảm 20.6%
- Xuất khẩu ô tô tăng 5.4%
Trong khi đó, nhập khẩu giảm 11.3%.
Trong tháng 9, xuất khẩu của Hàn Quốc tăng 2.8%. Cán cân thương mại vẫn thâm hụt do chi phí nhập khẩu năng lượng cao.
Bộ trưởng Ngân khố Úc Chalmers: Úc sẽ không rơi vào suy thoái
Thủ quỹ Úc Chalmers cho rằng Úc sẽ không rơi vào suy thoái bởi:
- Kỳ vọng của chúng tôi không cho thấy rằng nền kinh tế sẽ suy yếu
- Kỳ vọng rằng dự báo Ngân sách sẽ không bị thâm hụt
Niềm tin kinh doanh Úc tiếp tục giảm
Khảo sát Kinh doanh Ngân hàng Quốc gia Úc (NAB) tháng 9 năm 2022
Niềm tin kinh doanh giảm từ 10 xuống 5
Điều kiện kinh doanh tăng từ 22 lên 25
NAB nhận xét:
- Điều kiện kinh doanh hiện đang cao hơn so với mức đỉnh trước COVID, cho thấy nhu cầu hiện tại mạnh đến mức nào
- Rõ ràng, người tiêu dùng vẫn đang tìm cách để duy trì chi tiêu, với thị trường lao động rất mạnh, vùng đệm tiết kiệm và quy mô hồi phục rộng sau đại dịch đều đóng vai trò quan trọng.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 10.10: Chứng khoán tiếp tục chịu sức ép, USD tăng phiên thứ 4 liên tiếp trước căng thẳng leo thang tại Ukraine
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục có một phiên giao dịch ảm đạm trong phiên đầu tuần. Hôm qua không có dữ liệu vĩ mô nào đáng chú ý, do đó khẩu vị rủi ro, tình hình địa chính trị và USD đã chi phối cả phiên hôm qua, và với căng thẳng Ukraine leo thang cùng thị trường tiếp tục kỳ vọng Fed hawkish, không khó hiểu khi cổ phiếu chật vật:
- Chỉ số Dow Jones -0.32%
- Chỉ số S&P 500 -0.75%
- Chỉ số Nasdaq -1.04%
Đồng bạc xanh đã có phiên tăng thứ 4 liên tiếp. Đối tượng bị đạp chính vẫn là các đồng tiền tăng trưởng. Việc Nga trả đũa Ukraine bằng việc xả tên lửa lên nhiều thành phố lớn như Kyiv đã khiến thị trường tìm đến USD để phòng hộ. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn dài tăng (lợi suất Mỹ 10 năm tăng 7bp, 30 năm tăng 9bp) cũng đã hỗ trợ cho USD.
- Chỉ số DXY +0.38% lên 113.17
- EURUSD -0.43%
- GBPUSD -0.34%
- AUDUSD -1.05%
- NZDUSD -0.68%
- USDJPY +0.20%
- USDCHF +0.50%, lần đầu tiên chạm mức ngang giá kể từ tháng 6
- USDCAD +0.33%
Trước sức ép từ USD và lợi suất, vàng tiếp tục giảm hơn $25/oz xuống $1,668, đồng thời cũng đã break qua hỗ trợ $1,675. Dầu WTI sau một thời gian giao dịch tương đối nhạt nhòa cuối cùng đã bị đạp mạnh về cuối phiên, giảm $1.5/thùng xuống $91.1.
Hôm nay sẽ tiếp tục là một phiên tương đối trầm lắng với ít dữ liệu quan trọng. Tâm điểm sẽ tiếp tục là phát biểu từ các quan chức ngân hàng trung ương, với chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester và thống đốc BoE Andrew Bailey.
Vương quốc Anh: Chi tiêu của người tiêu dùng trong tháng 9 giảm mạnh
Chi tiêu trên thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều giảm:
- Chi tiêu trên thẻ tín dụng giảm 1.8% so với cùng kỳ tháng 9.
- Esme Harwood, giám đốc tại Barclaycard, cho biết: “Việc tăng giá năng lượng đang gây ra mối quan tâm dễ hiểu đối với người Anh, vì họ lo lắng liệu họ có đủ tiền để trang trải các hóa đơn trong nhà hay không”. Bà cho biết người tiêu dùng đang phải cắt giảm chi tiêu.
Trong khi đó:
- Doanh số bán lẻ tăng 2.2% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Helen Dickinson, giám đốc điều hành của BRC cho biết: “ Doanh số bán lẻ của Anh tăng trong tháng 9 đồng nghĩa với việc doanh số cho các mặt hàng khác sẽ giảm do lạm phát ở mức cao”. Bà cho biết thêm: “Khi lòng tin của người tiêu dùng tiếp tục giảm, người tiêu dùng sẽ mua sắm một cách thận trọng, tránh các mặt hàng có giá trị cao như máy tính, TV và đồ nội thất mới”.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng hàng tháng của Úc giảm trong tháng 10
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng hàng tháng của Úc trong tháng 10 giảm 0.9% so với tháng trước
Úc: Chi tiêu hộ gia đình trong tháng 9 giảm
Chi tiêu hộ gia đình trong tháng 9 ở Úc giảm 0.5% so với tháng trước
Trung Quốc vẫn sẽ duy trì chính sách Zero COVID
Truyền thông nhà nước cho biết, Trung Quốc sẽ vẫn duy trì chính sách Zero Covid vì:
- Đây là chính sách lâu dài
- Chính sách này là cần thiết để ổn định nền kinh tế
Đại hội 5 thường niên sắp diễn ra từ ngày 16, ông Tập dự kiến sẽ củng cố nhiệm kỳ thứ ba. Liệu chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có bất kì sự nới lỏng nào sau lần này?Thật khó để mà biết được chính sách Zero Covid sẽ còn kéo dài tới bao lâu. Tuy nhiên theo các chuyên gia, chính sách này có thể sẽ kéo dài cho đến vào tháng 3 năm 2023. Điều này sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Các mức đáo hạn và giá trị quyền chọn:
EURUSD
- 1.0000 1.7 tỷ EUR
- 0.9900 587.9 triệu EUR
- 0.9930 543.8 triệu EUR
USDCNY
- 7.1000 1.28 tỷ USD
- 7.0500 870 triệu USD
USDJPY
- 140.00 1.82 tỷ USD
GBPUSD
- 1.0925 1,33 tỷ GBP
- 1.1325 1.25 tỷ GBP
AUDUSD
- 0.6625 484.5 triệu AUD
USDCAD
- 1.3500 300 triệu USD
EURGBP
- 0.8678 450.9 triệu EUR
NZDUSD
- 0.5700 300 triệu NZD
Số liệu doanh số bán lẻ tại New Zealand có gì đáng chú ý?
Doanh số bán lẻ qua thẻ của New Zealand +1.4% so với tháng trước và +28.6% so với cùng kỳ năm ngoái
Doanh số bán lẻ trên thẻ điện tử chiếm khoảng 68% doanh số bán lẻ cơ bản tại New Zealand. Đây là chỉ số chính cho doanh số bán lẻ nước này.
Goldman Sachs dự báo GBPUSD về 1.05
Goldman Sachs tiếp tục bearish với GBPUSD vào cuối năm.
- "Tuần này sẽ có một phép thử sâu hơn với Bảng Anh, khi chương trình mua trái phiếu tạm thời của BoE kết thúc và các nhà hoạch định chính sách dường như đang báo hiệu rằng giờ họ vẫn sẽ bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán vào cuối tháng"
- "Nhìn chung, chúng tôi cho rằng sức mạnh tạm thời của đồng Bảng chủ yếu đến từ nhu cầu ngắn hạn trong khi tình hình mô trung hạn và sự kết hợp chính sách khó khăn có thể đạp đồng Bảng về đáy năm nay. Dự báo GBPUSD trong 3 tháng tới là 1.05."
Phó chủ tịch Fed: Lạm phát là một thách thức lớn với tất cả người Mỹ
Bà Lael Brainard:
- Lạm phát là một thách thức lớn đối với tất cả người Mỹ; yêu cầu các chính sách nhất quán tập trung vào đó
- Các chỉ số nguồn cung đang tốt hơn nhưng vẫn hạn chế hơn so với trước đại dịch
- Nguồn cung lao động có khả năng duy trì dưới mức trước đại dịch trong một thời gian
- Những cú sốc nữa có thể xảy ra đối với giá lương thực và năng lượng do cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine
- Fed hiểu họ hoạt động trong một nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu
- Hầu hết các ngân hàng trung ương đoàn kết trong cuộc chiến chống lạm phát; quan trọng là phải minh bạch về các chính sách
- Rủi ro chính là kỳ vọng lạm phát mất kiểm soát và tăng cao, khiến công việc của Fed khó khăn hơn
- Nới lỏng sớm mang nhiều rủi ro
- Việc phụ thuộc vào dữ liệu cho phép Fed đánh giá ảnh hưởng của việc thắt chặt đến lạm phát và nền kinh tế
- Fed xem xét toàn bộ dữ liệu để đánh giá diễn biến của lạm phát
- Bảng cân đối kế toán của Fed giảm sẽ hỗ trợ việc thắt chặt lãi suất, nhưng cũng thừa nhận thanh khoản mỏng tại một số thị trường cơ bản
Đức bác bỏ báo cáo nói rằng nước này ủng hộ EU vay nợ chung nhằm giải quyết khủng hoảng năng lượng
Một nguồn tin của Đức trên Reuters nói rằng:
- Đức không ủng hộ ý tưởng EU vay nợ chung nhằm giải quyết khủng hoảng năng lượng
- Trước đó một nguồn khác có nói rằng Đức ủng hộ, khiến lợi suất nước này tăng mạnh
Phó chủ tịch Fed: Sẽ mất thời gian để việc thắt chặt có tác động tới lạm phát
Phó Chủ tịch Fed Brainard:
- Lãi suất cao hơn đang kiềm chế nhu cầu và đưa nó trở nên phù hợp hơn với nguồn cung, vốn vẫn đang bị hạn chế.
- Cho đến nay, sản lượng đã suy yếu nhiều hơn dự đoán, cho thấy việc thắt chặt chính sách đang có tác dụng nhất định.
- Tiết kiệm của các hộ gia đình giảm khoảng 25%, ngụ ý rằng tốc độ chi tiêu của người tiêu dùng trong tương lai sẽ thấp hơn so với dự kiến.
- Chính sách tiền tệ sẽ hạn chế trong một thời gian
- Sẽ mất thời gian để việc thắt chặt đạp lạm phát
- Fed sẽ chú ý đến rủi ro về các cú sốc bất lợi
- Fed biết rằng các động thái lãi suất hoặc tiền tệ bất ngờ có thể tương tác với các lỗ hổng tài chính
- Fed nên tiếp tục cân nhắc để đánh giá nền kinh tế, việc làm, lạm phát đang điều chỉnh như thế nào; để có định hướng chính sách hợp lý
- Dự báo GDP không đổi trong năm nay
- Nhận thấy các dấu hiệu thị trường lao động đang ổn định
- Tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ, chi phí thuê cao đồng nghĩa với việc lạm phát từ các dịch vụ cơ bản sẽ chỉ giảm nhẹ. Các chỉ số về nguồn cung đang cải thiện nhưng vẫn hạn chế so với trước đại dịch
- Nguồn cung lao động có khả năng duy trì dưới mức trước đại dịch trong một thời gian
- Sẽ còn nhiều cú sốc lên giá lương thực và năng lượng do cuộc chiến của Nga tại Ukraine
Giám đốc điều hành JPMorgan: Mỹ sẽ suy thoái trong 6-9 tháng tới
Ông Jamie Dimon:
- Có khả năng xảy ra suy thoái trong 6-9 tháng.
- Thị trường tín dụng đang có nhiều bất ổn
- Thị trường có thể sớm trở nên mất trật tự
- S&P có thể dễ dàng giảm thêm 20% nhưng phụ thuộc vào hạ cánh mềm hay không
- Lãi suất âm, sau khi mọi thứ đã xong xuôi, sẽ bị coi là một thất bại
- Fed đúng ra đã phải thắt chặt sớm hơn
- Hiện tại nền kinh tế Mỹ vẫn đang hoạt động tốt
- Các công ty vẫn đang hoạt động tốt.
- Còn nhiều vấn đề như lãi suất tăng quá nhanh, thắt chặt định lượng và Ukraine
- Thị trường sẽ còn biến động thêm
Các chỉ số châu Âu kết thúc phiên giao dịch với kết quả trái chiều
Các chỉ số chính của Châu Âu chốt phiên trái chiều:
- DAX không có nhiều thay đổi
- CAC -0.45%
- FTSE -0.45%
- Ibex -0.31%
- MIB +0.25%
Chứng khoán Mỹ mất vui
Cả 3 chỉ số đều chuyển đỏ sau khi mở cửa tăng nhẹ. Nasdaq tiếp tục là chỉ số bị đạp mạnh nhất.
Tâm lý cũng không khá hơn với các cổ phiếu châu Âu.
Đức đề xuất EU vay nợ chung chống lại khủng hoảng năng lượng, lợi suất trái phiếu Đức tăng mạnh
Một bài báo cho biết:
- Đức hỗ trợ EU vay nợ để chống lại khủng hoảng năng lượng
- Thủ tướng Đức Scholz đã thể hiện sự cởi mở trong việc sử dụng nợ vay bên lề hội nghị thượng đỉnh EU ở Prague vào tuần trước
Lợi suất Đức đang tăng 12bp lên 2.30%.
Chủ tịch Fed Chicago: Fed đang tìm cách cải thiện lạm phát
Tiếp tục là ông Charles Evans.
- Nhìn thấy một số diễn biến tích cực trong lạm phát
- Các vấn đề về chuỗi cung ứng vẫn là một yếu tố lạm phát
- Có tiến triển trong nguồn cung chip
- Nhu cầu vẫn mạnh hơn nguồn cung hạn chế mà chúng ta thấy hiện nay
- Fed đang hướng tới điều chỉnh nhu cầu phù hợp hơn với cung
- Chúng ta sẽ thấy lạm phát cải thiện trong 6 tháng tới nhưng chúng ta vẫn cần theo dõi
- Chúng tôi đang thiết lập chính sách hạn chế ở mức khiêm tốn để Fed có thể theo dõi tác động
- Tôi đang mong đợi sự cải thiện nguồn cung để giúp giảm lạm phát
Giám đốc Phụ trách hoạt động viện trợ Liên Hợp Quốc "tự tin" vào khả năng gia hạn thỏa thuận Ukraine
Ông Martin Griffiths tin tưởng vào việc gia hạn thỏa thuận do Liên Hợp Quốc làm trung gian cho phép xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen của Ukraine.
Thỏa thuận tháng 7 đã cho phép xuất khẩu hơn 6 triệu tấn ngũ cốc và các loại thực phẩm khác và có thể hết hạn vào tháng tới. Griffiths và quan chức phụ trách hoạt động thương mại của Liên Hợp Quốc Rebeca Grynspan sẽ đến Moscow trong tháng này để thảo luận về thỏa thuận với các quan chức Nga.
Fitch: Giá nhà ở tại Mỹ được định giá cao hơn 12.2% trong quý II/2022
Fitch, cơ quan xếp hạng của Mỹ, đang đánh giá thị trường nhà ở của Mỹ:
- Thị trường bất động sản Mỹ đã hạ nhiệt từ bờ Tây sang bờ Đông
- Ước tính giá nhà ở tại Mỹ đã được định giá cao hơn 12.2% trong quý 2 năm 2022 so với trung bình
- Dự báo vấn đề định giá cao sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2022
- Sự sụt giảm giá nhà có khả năng lan rộng từ Tây sang Đông nếu lãi suất thế chấp tiếp tục tăng
- Kỳ vọng giá nhà ở tại Mỹ sẽ tiếp tục điều chỉnh do lãi suất thế chấp tăng và khả năng chi trả ngày càng đuối trong nửa cuối năm 2022 và sang năm 2023
USDJPY chạm 145.70 trong phiên Mỹ
Cặp tiền đang tiếp tục mạnh lên khi thị trường có vẻ không ngán gì việc BoJ can thiệp. Hiện tại, USDJPY đang tăng khoảng 37 pip trong phiên. Đây cũng là mức cao nhất kể từ năm 1998, nếu bỏ qua pha quét trong ngày Bộ Tài chính tuyên bố can thiệp.
Hungary, Serbia đồng ý xây dựng đường ống vận chuyển dầu của Nga đến Serbia
Hungary và Serbia đã đồng ý xây dựng một đường ống cung cấp dầu thô cho Serbia thông qua đường ống dẫn dầu Druzhba.
Tuần trước, Liên minh châu Âu đã đồng ý về các quy định hạn chế mới đối với Nga, bao gồm áp trần giá dầu khi Nga vận chuyển dầu thô bằng đường biển tới các nước thứ ba. Serbia lấy dầu qua đường ống dẫn dầu JANAF từ Croatia.
Nga tiến hành trận không kích lớn nhất từ khi chiến tranh Ukraine bắt đầu
Nga đã tổ chức cuộc không kích lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tại Ukraine ngày thứ Hai, xả tên lửa hành trình vào các thành phố đông đúc trong giờ cao điểm, gây mất điện hàng loạt, trong cuộc tấn công trả đũa cho vụ nổ cầu Crimea.
Tên lửa đã được phóng các đoạn đường đông đúc, công viên và địa điểm du lịch ở trung tâm thủ đô Kyiv.
Các vụ nổ cũng được ghi nhận tại Lviv, Ternopil và Zhytomyr ở miền tây, Dnipro và Kremenchuk ở miền trung, Zaporizhzhia ở miền nam và Kharkiv ở miền đông. Theo các quan chức Ukraine, ít nhất 10 người đã thiệt mạng và rất nhiều người khác bị thương, cùng rất nhiều nơi mất điện.
Ukraine hứa hẹn sẽ xuất khẩu nhiều ngũ cốc hơn sang các nước châu Phi
Nhiều nước châu Phi phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu ngũ cốc từ Nga và Ukraine và chiến tranh đã làm gián đoạn nguồn cung toàn cầu.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã hứa rằng đất nước của ông sẽ làm tất cả những gì có thể để gửi nhiều ngũ cốc hơn đến châu Phi khi ông bắt đầu chuyến công du châu Phi vào tuần này tại Senegal.
Tổng thống Senegal Macky Sall, chủ tịch hiện tại của Liên minh châu Phi, đã thúc giục Nga và Ukraine nối lại xuất khẩu ngũ cốc bất chấp chiến tranh đang diễn ra.
Chủ tịch Fed Chicago: Cần thấy lạm phát giảm
Tiếp tục là những bình luận từ ông Charles Evan
- Fed cần thấy lạm phát giảm
- Lạm phát dai dẳng hơn nhiều so với dự đoán của Fed
- điều quan trọng là đưa lãi suất lên mức hạn chế phù hợp và xem nền kinh tế phản ứng ra sao
- Dữ liệu JOLT đang có xu hướng đúng hướng, nhưng vị trí tuyển dụng vẫn còn cao
- Vẫn đang chờ đợi bằng chứng thuyết phục rằng lạm phát đang giảm
- Nguy cơ suy thoái ở châu Âu là khá cao
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Cổ phiếu giao dịch trái chiều đầu tuần mới, USD tiếp tục thăng hoa
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đang có một phiên đầu tuần hơi mất phương hướng, hiện diễn biến tương đối trái chiều. Có vẻ như thị trường sẽ chờ biên bản cuộc họp Fed và báo cáo CPI Mỹ được công bố vào đêm muộn thứ Ba và thứ Năm trước khi thực sự quyết đoán hơn. Tuy vậy, các chỉ số cũng đã hồi phục tương đối so với HĐTL đầu ngày hôm nay. Hiện tại, Dow Jones là chỉ số tăng mạnh nhất, 2 chỉ số còn lại chưa có nhiều thay đổi
- Dow Jones +0.43%
- S&P 500 chưa có nhiều thay đổi
- Nasdaq chưa có nhiều thay đổi
Trên thị trường tiền tệ, đồng bạc xanh đang tiếp tục củng cố sức mạnh sau bảng lương phi nông nghiệp. Câu chuyện chính lúc này vẫn đang là Fed và triển vọng thắt chặt, do đó thị trường sẽ rất quan tâm đến biên bản cuộc họp thứ Ba, để xem các quan chức Fed đã hawkish đến đâu trong cuộc họp tháng 9, và báo cáo CPI thứ Năm để tiếp tục đánh giá tình hình giá cả tại Mỹ. Nếu lạm phát, đặc biệt là lạm phát lõi tiếp tục dai dẳng, nhiều khả năng Fed sẽ phải thắt chặt mạnh hơn trong tương lai. Thị trường đang định giá hơn 81% khả năng Fed tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 11, nhưng có lẽ điều ta cần chú ý hơn là kỳ vọng lạm phát dài hạn, hiện đang ở mức 4.50-4.75% trong tháng 3/2023.
- Chỉ số DXY +0.34% lên 113.13
- EURUSD -0.40%
- GBPUSD -0.35%
- AUDUSD -0.85%
- NZDUSD -0.40%
- USDJPY +0.15%
- USDCHF +0.48%
- USDCAD -0.04%
Vàng đang giảm tương đối mạnh, về $1,675/oz, tức giảm hơn $19/oz trước sức ép từ USD, tuy nhiên có lẽ thị trường đang phản ứng hơi quá do thanh khoản thấp. Dầu chưa có nhiều thay đổi quanh mức $92.6/thùng khi thị trường tiếp tục tiêu hóa quyết định cắt cung của OPEC+ cùng triển vọng nhu cầu ảm đạm tại Trung Quốc.
Tắc nghẽn hàng hải gây khó khăn cho các thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen Ukraine-Nga
Số lượng tàu thuyền đang chờ đợi để xuất nhập cảng của Ukraine đã đạt mức cao kỷ lục là 120 thuyền vào cuối tuần trước và thời gian các tàu phải chờ kiểm tra tại trung tâm giám sát ở Istanbul đã tăng lên từ 10 đến 15 ngày kể từ giữa tháng 9.
Amir Abdulla, quan chức Liên Hiệp Quốc phụ trách điều phối sáng kiến ngũ cốc ở Biển Đen, thông báo rằng 5 nhóm thanh sát viên - bao gồm đại diện của Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ - đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu lớn này.
Các nhà kinh doanh ngũ cốc ngày càng lo lắng về việc thỏa thuận sẽ không được gia hạn, từ đó gây nên những tác động đáng lo ngại đối với an ninh lương thực toàn cầu.
Theo cơ quan định giá Agricensus, giá cước vận tải Biển Đen đã tăng đột biến gần 10% trong tuần qua.
Buồn của vàng
Dù nhìn chung thị trường chưa giao dịch sôi động, vàng vẫn đang bị đạp sâu trước việc USD tăng trở lại (chỉ số DXY đã vượt 113 điểm trong phiên Mỹ). Vàng hiện giảm $19/oz xuống $1,675.2, mức thấp nhất kể từ thứ Hai tuần trước. Đây cũng là một vùng hỗ trợ trên khung H4, do đó nhiều khả năng sẽ có tranh chấp mạnh. Nếu mất hỗ trợ này, phe bán sẽ tiếp tục nhắm tới $1,660.
Chủ tịch Fed Chicago: Lạm phát có thể được kìm hãm mà không cần suy thoái/thất nghiệp tăng cao
Ông Charles Evans sắp kết thúc nhiệm kỳ của mình.
- Lạm phát tại Mỹ có thể được kìm hãm mà không cần suy thoái/thất nghiệp tăng cao
- Lãi suất cần tăng lên trên 4.5% một chút vào đầu năm tới và giữ nguyên ở đó
- Fed cần điều hướng chính sách hạn chế hợp lý
- Nhiều rủi ro có thể làm chệch hướng hạ cánh mềm, như chiến tranh Ukraine, nguồn cung chậm cải thiện, Covid, chính sách tiền tệ hoặc không khắc phục được lạm phát hoặc gây quá nhiều sức ép lên việc làm
- Nếu không có chính sách hạn chế để siết cầu, lạm phát sẽ không giảm xuống mức gần mục tiêu 2%
- Có thể tình trạng thiếu lao động đang ảnh hưởng lớn bất thường đến lạm phát
- Kỳ vọng lạm phát dài hạn vẫn đang ổn định quanh mức 2%
Lệnh trừng phạt dành cho gã khổng lồ Nga đã làm rung chuyển thế giới kim loại thế nào?
Lệnh trừng phạt cho nguồn cung Nga bởi Sở giao dịch Hàng hóa London (LME) có thể sẽ là một sự kiện rúng động, cắt đi một số công ty kim loại lớn nhất khỏi thị trường toàn cầu.
Mặc dù chỉ là công ty con của Sở giao dịch Hồng Kông, nhưng mức độ liên kết của LME đối với mạng lưới giao dịch kim loại toàn cầu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc mua bán kim loại của Nga.
Ngược lại, trong trường hợp LME vẫn kiên quyết với ý định trừng phạt Nga, họ sẽ phải đối mặt với việc khan hiếm hàng tồn kho, đặc biệt khi Nhôm vừa tăng 8.5%. Hiện tại tất cả những nhà giao dịch kim loại Nga đang gấp rút hoạt động trên sàn giao dịch trước khi lệnh cấm có hiệu lực.
Huyền thoại đầu tư Paul Tudor Jones: Fed đứng trước một tình huống rất khó khăn
Nhà đầu tư huyền thoại Paul Tudor Jones đang phát biểu trên CNBC:
- Fed đứng trước một tình huống rất khó khăn
- Hậu quả của việc Fed tăng lãi suất vẫn chưa rõ
- Kỳ vọng lương tăng từ 5 đến 10%
- Fed thực sự khó đạt được mục tiêu 2%
- Tăng lương cũng đang đẩy cao lạm phát
- Để có được thịnh vượng lâu dài, cần một đồng tiền ổn định
- Cần lạm phát ổn định trong dài hạn nếu muốn một xã hội ổn định
- Phải chịu đau đớn ngắn hạn nếu để đạt được lợi ích dài hạn
- Tình hình Putin/Nga là một ẩn số lớn
- Tôi có đầu tư bitcoin
- Thập kỷ 202x sẽ là giai đoạn tập trung vào thị trường nợ
- Tổng thống Mỹ là ai đi nữa sẽ phải đối phó với các động lực nợ rất nghiêm trọng, ta có thể sẽ phải rút kích thích tài khóa
- Bitcoin sẽ có giá trị vào một thời điểm nào đó
- Hầu hết các cuộc suy thoái kéo dài khoảng 300 ngày. Thị trường chứng khoán có xu hướng giảm 10% kể từ khi bắt đầu suy thoái
- Sẽ có một thời điểm Fed ngừng thắt chặt.
- Ta đang trong một môi trường khác hoàn toàn quá khứ
Khu vực Kiev cảnh báo không kích Nga
Còi báo hiệu không kích đã được nghe thấy tại khu vực thủ đô Kiev của Ukraine. Có vẻ như Nga đang tiến hành không kích bằng tên lửa tại đây nhằm trả đũa vụ tấn công cầu Crimea
Trước giờ mở cửa phiên Âu: CAD mạnh nhất, AUD yếu nhất
Hôm nay phiên Mỹ sẽ tương đối trầm lắng do thị trường nghỉ lễ. Dù vậy, USD vẫn đang mạnh lên so với hầu hết các đồng tiền chính trừ CAD (cũng chỉ tăng khiêm tốn so với USD).
Các HĐTL chứng khoán Mỹ chưa có nhiều thay đổi sau khi hồi phục tương đối mạnh. Lợi suất Anh tiếp tục tăng khí giới đầu tư tiếp tục chê trái phiếu nước này. BOE đã thông báo rằng họ sẽ thay thế chương trình mua trái phiếu bằng cách bơm thanh khoản trực tiếp ra thị trường. Fitch dự báo khả năng xảy ra suy thoái kinh tế sâu hơn ở Vương quốc Anh
Ở các thị trường khác:
- Vàng giảm $17.70/oz hoặc (-1.05%) xuống $1,675.80
- Dầu WTI giảm 0.58% xuống $92.10/thùng
- BTC chưa có nhiều thay đổi quanh mức $19,400
Chứng khoán châu Âu giao dịch trái chiều, duy nhất có DAX tăng tương đối mạnh:
- DAX +0.8%
- CAC chưa có nhiều thay đổi
- FTSE 100 -0.2%
- Ibex -0.3%
- FTSE +0.1%
Lợi suất trái phiếu các quốc gia châu Âu: