Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8 của Mỹ thâm hụt ít hơn dự kiến
- Cán cân thương mại Mỹ tháng tám thâm hụt 87.3 tỷ USD, ít hơn so với con só 90.18 tỷ dự kiến.
- Trước đó ghi nhận mức thâm hụt 90.19 tỷ USD.
Đồng đô la Mỹ mạnh lên là điều tích cực trong ngắn hạn đối với dữ liệu cán cân thương mại nhưng cũng sẽ khiến hàng xuất khẩu của Mỹ kém cạnh tranh hơn. Việc hoạt động trở lại trong sáu tháng qua cũng thể hiện sự chuyển dịch sang chi tiêu dịch vụ (trong nước) từ chi tiêu hàng hóa (nhập khẩu).
Hàng tồn kho bán buôn tháng 8 của Hoa Kỳ tăng so với trước đó
- Hàng tồn kho bán buôn tháng 8 của Hoa Kì +1.3%, cao hơn con số +0.6% trước đó.
- Hàng tồn kho bán lẻ + 0.6%, cao hơn so với + 0.3% vào tháng trước.
- Việc tồn kho tăng tốt cho tăng trưởng GDP trong ngắn hạn.
Tổng hợp thị trường phiên Âu: BOE bước vào cuộc can thiệp kiểu nới lỏng định lượng
- CHF dẫn đầu, GBP suy yếu trong ngày
- Cổ phiếu châu Âu giảm điểm; S&P 500 tương lai giảm 0.6%
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 2 bps xuống 3.943%
- Vàng giảm 0.4% xuống 1,622.27 USD
- Dầu thô WTI tăng 0.3% lên 78.75 USD
- Bitcoin giảm 0.8% xuống 18,911 USD
Thật bất ngờ khi một ngân hàng trung ương phải can thiệp mạnh do chính sách của chính phủ đang thực hiện chứ không phải từ tác động bên ngoài. Đó là trường hợp của Vương quốc Anh khi BoE buộc phải khởi động lại gói nới lỏng định lượng trên thị trường trái phiếu trị giá 2 nghìn tỷ bảng để khôi phục và bình ổn thị trường.
Lợi suất trái phiếu 10 năm giảm 30 bps trong ngày xuống 4.20% và chạm mức thấp 4.01% trước đó khi sau tin. GBP/USD đã bât lên mức cao 1.0838 trước khi giảm 1.4% xuống 1.0580 thời điểm hiện tại.
Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ giảm khoảng 1% và đang tiếp tục giảm trước giờ mở cửa phiên Mỹ. Đồng bạc xanh tiếp tục ở vị thế lạc quan.
Tỷ giá EUR/USD giảm 0.3% xuống 0.9555 do áp lực giảm vẫn còn trong khi USD/JPY ổn định quanh mức 144.60-70 do phe mua đang thận trọng để kiểm tra lại mốc 145.00 trong bối cảnh lo ngại các sư can thiệp có thể diễn ra.
Các đồng tiền hàng hóa đang ổn định trở lại với USD/CAD tăng 0.3% lên 1.3770, so với mức cao trước đó là 1.3832. Trong khi đó, đồng đo la Úc giảm 0.6% xuống 0.6395 sau khi chạm mức thấp trước đó là 0.6365.
Cổ phiếu quay đầu giảm trở lại
Dễ đến, dễ đi. Sự can thiệp của BOE vào thị trường trái phiếu đã mang lại chút lạc quan cho thị trường chứng khoán nhưng chỉ là tạm thời khi cổ phiếu đang giảm trở lại mức thấp hơn trong ngày. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm 7bps xuống 3.895% trước đó nhưng hiện tăng trở lại mức 3.965%.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: USD tăng trở lại, GBP chạm đáy mới
Hiện tại USD đang tăng trở lại, với GBP dẫn đầu đà giảm. Quyết định của BoE đã không khiến sự lạc quan kéo dài lâu khi có vẻ thị trường hiểu rằng họ sẽ không đem lại tác động dài hạn. CHF là đồng tiền duy nhất tăng so với USD, JPY chưa có nhiều thay đổi.
GBPUSD thoái lui toàn bộ đà tăng từ tuyên bố của BoE, lập đáy intraday mới
Đà tăng không kéo dài lâu và lúc này GBPUSD đã giảm về vùng 1.05xx. Trước đó, cặp tiền chạm đỉnh tại 1.0838.
Số đơn đăng ký thế chấp MBA của Hoa Kỳ ngày 23 tháng 9 có gì đáng chú ý?
- Số đơn đăng ký thế chấp MBA của Hoa Kỳ ngày 23 tháng 9 -3.7%
- Trước đó +3.8%
- Chỉ số thị trường: 254.8 so với 264.7 trước đó
- Chỉ số mua: 199.3 so với 200.1 trước đó
- Chỉ số tái cấp vốn: 524.1 so với 588.1 trước đó
- Lãi suất thế chấp 30 năm: 6.52% so với 6.25% trước đó
GBPUSD quét biên độ 200 pip sau tin BoE can thiệp
Cặp tiền biến động rất mạnh trước tin BoE tạm thời mua vào trái phiếu dài hạn để ổn định lại thị trường.
Chỉ trong khoảng 30 phút, cặp tiền quét rất mạnh trong biên độ 1.0620/1.0838. Hiện tại, GBPUSD đang ổn định lại quanh mức 1.0670.
Lợi suất dài hạn tại Anh tiếp tục giảm sâu sau tin BOE can thiệp
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 10 năm đang giảm tới gần 40bp.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 30 năm tiếp tục giảm, đã giảm hơn 70bp từ đỉnh.
Các giao dịch rủi ro hưởng lợi sau can thiệp của BOE
Những lo lắng xung quanh thị trường trái phiếu tại Anh bắt đầu trầm trọng hơn từ cuối tuần trước với sự ngừng hoạt động của các quỹ cũng như các động thái từ chính phủ của quốc gia này. Sự can thiệp của BOE, mặc dù có thể có những hướng đi khác trong tương lai, nhưng ít nhất cũng giúp bình ổn thị trường phần nào trong thời điểm hiện tại.
Lợi suất TPCP Anh kỳ hạn 10 năm hiện giảm xuống 4.20% trong khi lợi suất trái phiếu 30 năm đang ở 4.52%. Điều đó đã hỗ trợ chứng khoán phục hồi mạnh mẽ trong ngày với hợp đồng tương lai S&P 500 hiện đã thoái lui tất cả đà giảm trước đó:
Quay trở lại với hành động mua trái phiếu, đây không phải là thời điểm tốt khi phải xét đến cú sốc lạm phát mà Vương quốc Anh đang phải gánh chịu.
Trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 30 năm giảm mạnh 26 điểm cơ bản xuống 4.72%
Sau khi BOE thông báo mua trái phiếu chính phủ dài hạn và hoãn việc bán so với lịch trình trước đó:
- Trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 30 năm giảm mạnh 26 điểm cơ bản xuống 4.72% sau khi tăng 15 điểm cơ bản lên mức cao nhất kể từ năm 1998.
- GBP/USD tăng vọt một thời gian ngắn trước khi giảm trở lại mức 1.066.
Lợi suất trái phiếu Anh kỳ hạn 30 năm giảm gần 50bp trước tin BoE can thiệp
BoE đã tuyên bố chương trình mua trái phiếu dài hạn tạm thời từ ngày 28/9 để ổn định lại thị trường sau những lùm xùm xoay quanh kế hoạch tài khóa của chính phủ.
Thị trường đang phản ứng rất mạnh với tin trên, hiện tại lợi suất trái phiếu 30 năm đang giảm gần 50bp trong phiên.
Thông tin chi tiết về việc BoE tạm thời mua trái phiếu Anh dài hạn
- Mục đích của đợt mua này là để ổn định lại thị trường
- Quy mô không giới hạn, sẽ mua đến mức cần thiết
- Sẽ chỉ diễn ra trong thời gian có hạn
- Đợt đấu thầu sẽ diễn ra từ hôm nay đến ngày 14/10
- Mục tiêu thắt chặt định lượng 80 tỷ GBP hàng năm không bị ảnh hưởng và không thay đổi
- Hoạt động bán trái phiếu sẽ hoãn đến ngày 31/10
Lợi suất dài hạn tại Anh đang giảm rất sâu sau tin.
Ngoài ra, lợi suất Anh 10 năm cũng đang giảm tới gần 40bp.
GBP gặp áp lực khi BOE can thiệp vào thị trường trái phiếu
- Một chuỗi sự kiện gây biến động đã xảy ra với Vương quốc Anh trong tuần qua.
- Một đòn giáng mạnh đã đánh vào niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường Vương quốc Anh.
- Việc BoE can thiệp vào thị trường ngoại hối đang gây ra sự mất giá và điều kiện thanh khoản tồi tệ.
Trái phiếu Vương quốc Anh tăng đột biến sau tuyên bố của BOE
Trái phiếu của Vương quốc Anh đã tăng đột biến sau khi BOE cho biết họ sẽ thực hiện việc mua tạm thời các trái phiếu dài hạn của chính phủ.
- Việc bán trái phiếu sẽ được trì hoãn đến ngày 31/10
- BOE cho rằng mục đích của động thái này là để bình ổn thị trường trái phiếu
- Các cuộc đấu giá trái phiếu được BOE thông báo sẽ diễn ra từ hôm nay đến ngày 14/10.
PBOC: đừng bao giờ đặt cược vào sự biến động một chiều của đồng nhân dân tệ
PBOC đã đưa ra một số bình luận về đồng nhân dân tệ như sau:
- Đồng nhân dân tệ có nền tảng vững chắc để về cơ bản là ổn định ở mức cân bằng trong năm nay
- Ưu tiên hàng đầu là giữ cho thị trường ngoại hối ổn định
- Các hoạt động thường được tiêu chuẩn hóa và có trật tự nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn các suy đoán
- Cần tăng cường định hướng và điều chỉnh để củng cố đồng nhân dân tệ
Nga cho biết không rõ về thời gian sửa chữa đường ống Nord Stream
Thông tin từ điện Kremlin:
- Cả hai đường ống Nord Stream 1 đều đã không còn hoạt động
- Chúng tôi chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra với Nord Stream
Quan trọng là Nord Stream sẽ tiếp tục dừng hoạt động khi xung đột Nga-Ukraine tiếp tục diễn ra và các lệnh trừng phạt của châu Âu vẫn còn áp đặt lên Nga.
Nhà hoạch định chính sách ECB Holzmann: Mức tăng lãi suất 50 bps có thể là mức tối thiểu cho tháng tới
Theo nhà hoạch định chính sách ECB Holzmann:
- Mức tăng lãi suất 100 bps hiện là quá nhiều
- 75 bps là một "mức tăng hợp lý"
- Vẫn còn cách khá xa so với lãi suất trung lập
Thị trường đang định giá nhiều vào mức tăng 50 bps và 75 bps vào tháng 10 đối với ECB. Điều đó đã không thay đổi kể từ cuộc họp chính sách gần nhất cho đến nay nhưng có một số thời điểm, các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ đưa ra tín hiệu lạc quan hơn về những gì họ đang hướng tới. Còn một tháng nữa mới đến cuộc họp tiếp theo của ECB và có rất nhiều dữ liệu sẽ được cung cấp trong những tuần tới.
Giá Bitcoin duy trì dưới $19K trong bối cảnh quý 4 được hy vọng sẽ đặt dấu chấm hết cho thị trường gấu Bitcoin
Bitcoin giảm xuống mức thấp nhất hàng tuần mới vào ngày 28/9 khi tài sản rủi ro tiếp tục bị bán ra.
Crypto đã không thể bù đắp đà suy giảm của mình và trong khi hy vọng quý 4 sẽ mang lại sự phục hồi vững chắc hơn, các nhà giao dịch nhận định đà giảm sẽ còn tiếp diễn.
Theo Cointelegraph đưa tin, Fed không đưa ra cam kết dừng việc tăng lãi suất gây áp lực cho các tài sản rủi ro, bao gồm cả tiền điện tử, trong năm nay
Nhà hoạch định chính sách ECB Kažimír: 75 bps là một lựa chọn phù hợp để giữ được tốc độ thắt chặt
- Chúng tôi nhất trí rằng chúng tôi muốn đạt được mức lãi suất trung lập
- Nhưng chưa có sự đồng thuận về lãi suất trung lập là bao nhiêu
Khả năng tăng lãi suất 75 bps vào tháng tới đang bỏ ngỏ nhưng những bình luận về lãi suất trung lập hầu như không thuyết phục. Nói cách khác, họ sẽ chỉ tăng cho đến khi họ thấy phù hợp và sau đó quyết định rằng mức đã nói sẽ là lãi suất trung lập và họ không thể tăng thêm nữa.
EU nỗ lực bảo vệ cơ sở hạ tầng năng lượng để đối phó với sự cố Nord Stream
EU đã gấp rút tăng cường an ninh nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng năng lượng để đối phó với những gì họ gọi là "hành động phá hoại đường ống Nord Stream", đồng thời cảnh báo về một "phản ứng mạnh mẽ và thống nhất" nếu có nhiều cuộc tấn công hơn nữa.
Đan Mạch và Thụy Điển hôm thứ Ba cho biết các vụ rò rỉ lớn trên hai đường ống Nord Stream ở Biển Baltic là do các hành vi cố ý phá hoại được thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước.
"Bất kỳ sự cố ý nào làm gián đoạn cơ sở hạ tầng năng lượng của châu Âu đều hoàn toàn không thể chấp nhận được và sẽ được đáp trả bằng một phản ứng mạnh mẽ và thống nhất ", Giám đốc chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư.
Chỉ số tâm lý nhà đầu tư Credit Suisse tháng 9 của Thụy Sĩ tiếp tục giảm sâu
- Tâm lý nhà đầu tư tháng 9: -69.2.
- Trước đó: -56.3
Theo CFA, tâm lý nhà đầu tư Thụy Sĩ giảm sâu hơn nữa trong tháng 9 khi các nhà đầu tư đang "bi quan hơn về thị trường chứng khoán so với bất kỳ thời điểm nào kể từ khi cuộc khảo sát được thực hiện lần đầu tiên".
Cập nhật XAU/USD: Lao dốc xuống mức thấp nhất kể từ đầu 2020!
Hôm nay, vàng tiếp tục lao đao trước một đồng đô la tăng mạnh. Giá vàng giảm gần $9 trong ngày xuống $1,621.5 - mức thấp nhất kể từ tháng 1/2020.
Cập nhật thị trường phiên Âu: Cổ phiếu trượt dốc giữa lúc thị trường biến động
Chứng khoán châu Âu giảm điểm ngày thứ năm liên tiếp, hợp đồng tương lai Mỹ trượt dốc và chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất một thập kỷ qua. Lo ngại về tăng trưởng toàn cầu chậm lại đè nặng lên nguyên liệu thô, khiến chỉ số giá hàng hóa của Bloomberg xuống mức thấp nhất kể từ tháng Hai. Apple đã từ bỏ kế hoạch tăng sản lượng iPhone 14, gây thêm sức ép lên tâm lý nhà đầu tư. Ngay khi phiên Âu mở cửa, hầu hết các chỉ số chứng khoán chính giảm mạnh hơn 1%.
- DAX -1.54%
- CAC -1.20%
- FTSE -1.59%
- IBEX -1.75%
- Euro Stoxx 50 -1.45%
- STOXX 600 -1.30%
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ phản ứng trái chiều, điểm nhấn là lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Anh giảm trong bối cảnh kế hoạch tài chính của Vương quốc Anh bị chỉ trích. IMF gọi việc cắt giảm thuế không hoàn lại là quá mức và cần được sửa đổi, trong khi Moody’s Investors Service cảnh báo chính phủ rằng kế hoạch này có nguy cơ gây thiệt hại lâu dài cho khả năng chi trả nợ của quốc gia.
Theo Credit Suisse, lợi suất TPCP Mỹ tăng mạnh đang thu hút dòng tiền đổ là USD, và chừng nào chính sách tài khóa và tiền tệ trên thế giới không thực sự củng cố sức mạnh đồng tiền chính nước họ thì USD sẽ còn mạnh hơn nữa. Sự phục hồi của đô la khiến đồng euro tiếp tục đà suy yếu, nhân dân tệ trong nước giảm xuống mức thấp nhất so với đô la kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. USD/JPY tiếp tục hướng đến 145 và các mốc trước đó khiến chính phủ Nhật và BOJ can thiệp.
Trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng vọt sau khi Nga cho biết họ có thể cắt nguồn cung qua Ukraine. EU cho rằng thiệt hại nghiêm trọng của hai đường ống dẫn khí đốt từ Nga là “có chủ ý”. Putin chuyển sang sát nhập một phần lớn lãnh thổ Ukraine trong bối cảnh một loạt các bước lùi quân sự trong cuộc xâm lược kéo dài 7 tháng.
Thị trường hàng hóa lao đao trước một đồng đô la gia tăng sức mạnh. Vàng liên tục mất giá xuống mức thấp nhất kể từ đầu 2020, hiện giao dịch ở mức $1.621.52. Dầu thô WTI cũng lao dốc xuống mức thấp nhất kể từ ngày 7/1/2022 ở giá $77.52/thùng.
USD/JPY bất ngờ chạm mức thấp nhất trong ngày
Tỷ giá USD/JPY giảm 27 pip, chạm mức 144.53 thấp nhất trong ngày sau khi đồng đô la Mỹ suy yếu vào đầu phiên Âu.
USD/CHF đe dọa thoái lui toàn bộ đà tăng trong ngày ngay đầu phiên Âu
USD/CHF bất ngờ giảm 33 pip ngay khi phiên Âu mở cửa, thoái lui toàn bộ đà tăng trong phiên Á và đe dọa xóa bỏ đà hồi phục trong ngày.
Hiện cặp tiền giao dịch ở mức 0.9930.
Đà hồi phục trong ngày của USD chững lại
Chỉ số DXY giảm 0.22% vào đầu phiên Âu, làm đà tăng trước đó của USD chững lại.
Hiện DXY vẫn duy trì ở mức cao 114.51.
Chủ tịch ECB: Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong một số cuộc họp tiếp theo
Chủ tịch ECB Lagarde cho biết: "Chúng tôi cần đưa ra tín hiệu mạnh mẽ rằng chúng tôi sẽ không cho phép kỳ vọng lạm phát mất kiểm soát."
Trọng tâm của phát biểu nằm ở từ "một số", nghĩa là tối thiểu 2 cuộc họp, hay có thể hiểu là cuộc họp tháng 10 và tháng 12. Điều này có thể mang lại động thái tích cực vào tháng tới.
Chứng khoán ngập trong sắc đỏ ngay đầu phiên Âu
Tâm lý thị trường khá ảm đạm khiến các chỉ số chứng khoán chính của châu Âu đồng loạt sập mạnh hơn 1% ngay đầu phiên.
- DAX -1.45%
- CAC -1.41%
- FTSE -1.36%
- IBEX -1.31%
- Euro Stoxx 50 -1.59%
- STOXX 600 -1.18%
Phó Tổng thống Hoa Kỳ cho biết sẽ tiếp tục khiến các ràng buộc không chính thức với Đài Loan sâu sắc hơn
Theo Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris:
- Mỹ không tìm kiếm xung đột với Trung Quốc
- Trung Quốc đang phá hoại các yếu tố chính của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ
Niềm tin người tiêu dùng tháng 9 của Pháp giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa năm 2013
- Niềm tin người tiêu dùng tháng 9 đạt 79, dự kiến là 80.
- Trước đó: 82
Niềm tin người tiêu dùng Pháp giảm hơn nữa trong tháng 9, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2013 do lo ngại lạm phát đè nặng lên tâm lý của nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu.
Báo cáo của IMF tập trung vào đồng bảng Anh trong tuần này
Dưới đây là một số đoạn trích từ báo cáo của IMF về Vương quốc Anh:
- Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến kinh tế gần đây ở Vương quốc Anh và đang phối hợp với các cơ quan chức năng
- Điều quan trọng là chính sách tài khóa không hoạt động vì mục đích chéo với chính sách tiền tệ
- Chúng tôi không khuyến khích các gói tài chính lớn và không có mục tiêu vào thời điểm này
- Ngân sách ngày 23 tháng 11 sẽ tạo cơ hội sớm cho chính phủ Anh xem xét cung cấp hỗ trợ có mục tiêu hơn và đánh giá lại các biện pháp thuế
Đồng bảng Anh giảm 0.4% so với đồng đô la xuống 1.0672 trong ngày, trước đó từng chạm 1.0630 trong phiên Á.
Tâm lý người tiêu dùng GfK tháng 10 của Đức giảm mạnh
Tâm lý người tiêu dùng GfK tháng 10 của Đức -42.5 (dự kiến là -39.0)
Trước đó: -36.5 (dự kiến là -36.8)
Tâm lý người tiêu dùng Đức giảm xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 10 do lạm phát cao và những lo lắng về khủng hoảng năng lượng vào mùa đông. Điều này cũng tác động nghiêm trọng đến triển vọng của khu vực đồng tiền chung Euro.
Cập nhật thị trường: Chứng khoán châu Á đỏ lửa
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm, tâm lý sợ rủi ro tăng cao do lo ngại rằng suy thoái ở châu Âu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực xuất nhập khẩu, đồng thời làm dòng tiền đầu tư rút khỏi các thị trường mới nổi của châu Á. HĐTL S&P500 giảm 0.38% ở mức 3649.50. Đô la vẫn giữ vị thế là "đồng tiền vua", đang duy trì ở trên mức 114.00
Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu do sức ảnh hưởng mạnh mẽ của đồng bạc xanh cùng với những dự báo tăng trưởng chậm ở Trung Quốc.
Lịch kinh tế châu Âu ngày hôm nay
13:00 - Đức Tâm lý người tiêu dùng GfK tháng 10
13:45 - Niềm tin của người tiêu dùng Pháp Tháng 9
15:00 - Tâm lý nhà đầu tư Credit Suisse Thụy Sĩ Tháng 9
18:00 - Đơn đăng ký thế chấp MBA Hoa Kỳ vào ngày 23 tháng 9
Hợp đồng quyền chọn đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Dẫn đầu là HĐQC EUR/USD mức 0.9725-30 trị giá 419 triệu euro.
Hôm nay là một ngày trầm lắng với HĐQC GBP/USD khi giao dịch ở các mức được thấy lần cuối kể từ năm 1985.
Nhà đầu tư đang mất niềm tin vào khả năng chống lạm phát của Chính phủ Anh?
Vương quốc Anh đang phải đối mặt với tình trạng "chống lại" tiền tệ của mình và sự sụp đổ của thị trường trái phiếu chính phủ. Tương lai của nền kinh tế Anh vẫn đang rất mông lung trước lo ngại lạm phát và sự suy yếu của đồng Bảng Anh.
Bộ trưởng Tài chính Anh cho rằng nước Anh cần có cách tiếp cận mới cho một kỷ nguyên tập trung vào tăng trưởng. Việc cắt giảm thuế được cho là cần thiết nhằm thúc đẩy tăng trưởng dài hạn của Anh lên 2.5%. Đây gần giống với phương thức được áp dụng trong thời kì đại dịch Covid nhưng với thời điểm hiện tại liệu có phù hợp?
Từ góc nhìn của các nhà đầu tư trái phiếu, kế hoạch này mang lại viễn cảnh áp lực lạm phát dai dẳng hơn - vào thời điểm lạm phát tại Anh đã gần mức cao nhất trong 40 năm, cũng như “để ngỏ” khả năng BoE sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ nhiều hơn nữa.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh đang tăng chóng mặt trong những ngày qua.
Loạt dữ liệu tích cực của Mỹ cũng không giúp ích gì cho cổ phiếu
Chủ đề hiện tại trên các thị trường là "mua đồng đô la, bán tất cả thứ khác". Thật khó để cổ phiếu có thể đảo chiều trong bối cảnh hiện tại.
Một loạt dữ liệu tích cực của Mỹ ngày hôm qua cũng không thể phủ nhận rằng Fed sẽ tiếp tục thắt chặt. Và khi Fed là ngân hàng trung ương lớn duy nhất không dao động khi tất cả các ngân hàng khác đều đang diễn biến bất thường, đã gây áp lực lên khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư.
Nasdaq cũng ở trong tình trạng khó khăn tương tự và đã chạm dưới mức MA200 tuần. Trong khi đó, chỉ số Dow giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020 sau sáu ngày giảm điểm liên tiếp.
Không chỉ dừng lại ở Phố Wall. DAX cũng đang đe dọa một sự sụt giảm mạnh hơn khi nó đã phá vỡ dưới mức thấp nhất trong tháng 3 và tháng 7.
Hoa Kỳ và phương Tây liên tục phủ nhận kết quả "cuộc trưng cầu dân ý" của Nga
Hoa Kỳ sẽ đưa ra một nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia thành viên không công nhận bất kỳ thay đổi nào đối với Ukraine và buộc Nga phải rút quân, đặc phái viên Hoa Kỳ Linda Thomas-Greenfield cho biết.
Bà nói tại một cuộc họp hội đồng: “Cuộc trưng cầu giả mạo của Nga, nếu được chấp nhận, sẽ mở ra một hộp pandora mà chúng tôi không thể đóng lại.
"Bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào được tổ chức trong những điều kiện này, dưới nòng súng, không bao giờ có thể gần với tự do hoặc công bằng", Phó Đại sứ Liên hợp quốc James Kariuki của Anh phát biểu.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc, Vassily Nebenzia, nói với cuộc họp rằng các cuộc trưng cầu dân ý được tiến hành minh bạch và phù hợp với các tiêu chuẩn bầu cử.