Thâm hụt ngân sách tại Mỹ cao hơn kỳ vọng
- Trong tháng 8, ngân sách Mỹ thâm hụt 220 tỷ USD so với kỳ vọng 213.5 tỷ
- Tháng 8 năm ngoái thâm hụt 170.6 tỷ USD
Bitcoin giảm gần 10% sau báo cáo CPI Mỹ!
BTC từng được các tín đồ crypto tôn sùng là tài sản phòng hộ lạm phát. Nhưng với pha giảm hôm qua, ta nên quên hẳn đi quan điểm này.
Điều duy nhất bitcoin có tương quan thực sự mật thiết năm nay là Nasdaq. Đồng tiền này từng là một chỉ báo sớm về khẩu vị rủi ro tương đối tốt, nhưng đến giờ, Fed đang cầm đằng chuôi.
Mỹ đấu thầu 18 tỷ USD trái phiếu 30 năm, lợi suất 3.511%
- Nhu cầu trong nước 17.06% so với mức trung bình sáu tháng là 17.3%
- Nhu cầu nước ngoài 72.09% so với mức trung bình sáu tháng là 69.9%
- Người bán nắm giữ 10.85% so với mức trung bình sáu tháng là 12.8%
Một phiên đấu thầu trái phiếu tương đối tốt, nhu cầu nước ngoài cao, nhu cầu trong nước sát với trung bình, người bán không bị kẹt quá nhiều hàng.
Nomura dự báo Fed tăng lãi suất 100 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 9
Nomura đã nâng dự báo của họ cho cuộc họp tháng 9 lên mức tăng 100 điểm cơ bản do dữ liệu CPI cao hơn dự kiến hôm nay. Họ cũng tăng lãi suất dài hạn năm 2023 lên 4.5-4.75%.
Lãi suất hiện tại là 2.25-2.5%. Việc tăng 75 điểm cơ bản sẽ đưa lãi suất lên 3.0-3.25%. Còn 2 cuộc họp một vào ngày 1-2/11 và 13-14/12.
Nếu Fed tăng 50 điểm cơ bản vào tháng 11, lãi suất sẽ lên 3.5-3.75%. Tăng tiếp 50 điểm cơ bản nữa vào tháng 12 đưa lãi suất lên 4.0-4.25%. Nomura dự báo Fed tăng thêm 50 điểm cơ bản nữa vào tháng 2 năm 2023 (đưa lãi suất lên 4.5%-4.75%).
Dầu hồi phục sau một báo cáo cho rằng Nhà Trắng đang cân nhắc mua lại dầu dự trữ ở mức $80/thùng
Thông tin được Bloomberg đăng tải, và dầu đã phục hồi đà giảm trong phiên hôm qua.
Có vẻ như Nhà Trắng đang cố gắng thúc đẩy sản lượng tại Mỹ. Một số báo cáo cho biết sản lượng tại đây đang thấp hơn khoảng 1 triệu thùng/ngày so với mức trước đại dịch.
Kỳ vọng Fed tăng lãi suất 100bp tăng lên 34%
Trước đó, kỳ vọng tăng 100bp đạt đỉnh tại 47%, nhưng sau đó thoái lui.
Chứng khoán châu Âu đóng cửa giảm mạnh sau báo cáo CPI Mỹ
Các chỉ số chính của châu Âu đảo chiều giảm mạnh:
- DAX của Đức -1.55%
- CAC Của Pháp -1.33%
- FTSE 100 của Anh -1.10%
- Ibex của Tây Ban Nha -1.5%
- FTSE MIB của Ý -1.2%
Tổng thống Nga và Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ có cuộc hội đàm song phương vào thứ năm
Lần cuối cùng Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình gặp nhau, một cuộc chiến đã nổ ra ngay sau đó.
Điện Kremlin cho biết họ sẽ thảo luận về Ukraine và Đài Loan. Cùng với đó, cuộc gặp có 'ý nghĩa đặc biệt' trong bối cảnh các vấn đề toàn cầu hiện nay. Putin cũng có cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kì Erdogan vào thứ Sáu. Cả ba sẽ cùng gặp mặt tại Uzbekistan.
Các nhà quản lý quỹ giảm tỉ trọng chứng khoán Mỹ
Cuộc khảo sát các nhà quản lý quỹ của Bank of America (BofA) là một trong những cuộc khảo sát duy nhất cho thấy tâm lý tiền mặt trên thị trường chứng khoán. Kết quả cho thấy 52% người được hỏi cho biết họ giảm tỉ trọng chứng khoán, trong khi đó 62% người lựa chọn việc gia tăng lượng tiền mặt.
BofA cho biết việc giảm tỉ trọng chứng khoán tương đối phổ biến trong 212 người được hỏi, những người này hiện cũng đang quản lý 616 tỷ đô la. Châu Âu cũng là nơi ghi nhận mức giảm sâu nhất với tỉ lệ nắm giữ chứng khoán chiếm 42%. Bên cạnh đó, số người quản lý quý chịu rủi ro cao hơn bình thường đang ở mức thấp kỉ lục.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy đa phần long USD, dầu, hàng hóa, tài sản ESG, chứng khoán tăng trưởng, tiền mặt và short trái phiếu chính phủ Mỹ.
Kiwi là đồng tiền yếu nhất phiên hôm nay!
Không khó hiểu khi USD là đồng tiền mạnh nhất, với NZDUSD đang giảm sâu nhất.
Nhìn vào biểu đồ H1 của NZDUSD, cặp tiền chững lại trong 2 phiên gần đây quanh 0.6155 và 0.6166. Dù lúc đầu mới chỉ giảm nhẹ ngay sau tin CPI, cặp tiền nhanh chóng đi vào lòng đấy. Giá đã giảm trở lại dưới MA 100 và 200 giờ tại 0.60944 và 0.60855 (đường màu xanh lam và xanh lục).
Đáy tuần trước tại 0.59956 sẽ là hỗ trợ đáng chú ý.
CIBC không loại trừ khả năng Fed tăng lãi suất 100bp trong cuộc họp tuần sau!
Chứng khoán Mỹ chạm đáy trong phiên giao dịch với S&P 500 hiện giảm 3% và Nasdaq giảm 3.8%. Đây là một ngày tồi tệ và thị trường đang định giá Fed mạnh tay hơn.
CIBC không loại trừ khả năng Fed sẽ tăng lãi suất quyết liệt.
"Người Mỹ tiết kiệm được tiền xăng, nhưng phải trả nhiều hơn cho mọi thứ khác trong tháng 8. Kết quả là lạm phát cơ bản tăng nóng, đẩy mạnh khả năng Fed xem xét tăng 100bp trong cuộc họp tuần sau, hoặc lãi suất dài hạn vượt 4%."
Thị trường hiện đang định giá 19% khả năng tăng 100bp vào tuần tới với lạm phát dài hạn ở mức 4.30% trong tháng 3/2023.a
Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB: ECB cần tiếp tục tăng lãi suất vào tháng tới
Theo ông Gediminas Simkus, thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), ECB cần tăng ít nhất 50 bp trong tháng 10 để đối mặt với tình hình lạm phát hiện tại. Ông cũng cho biết thêm việc chính phủ hỗ trợ làm dịu bớt cuộc khủng hoảng năng lượng là cần thiết, xong cần tránh làm tình trạng lạm phát thêm trầm trọng. Bên cạnh việc cẩn trọng với tăng trưởng kinh tế chậm lại, ECB cũng cần tập trung vào vấn đề giá cả.
Vàng vẫn tiếp tục rơi!
Giá vàng vẫn chưa thể lấy lại đà hồi phục sau khi giảm tới 17 USD/oz, hiện đang ở ngưỡng 1,707.75 USD/oz
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Lạm phát Mỹ tăng cao ngoài dự kiến, chứng khoán Mỹ lao đao từ đầu phiên!
Dữ liệu CPI vừa được công bố cho thấy lạm phát tại Mỹ vẫn chưa thể kết thúc đà gia tăng, điều này càng khiến cho thị trường tiếp tục định giá FED sẽ tăng tới 100 điểm cơ bản. Các chỉ số chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ ngay khi phiên giao dịch mở cửa.
- S&P500 -2.78%
- Dow Jones -2.44%
- Nasdaq -3.25%
Đồng bạc xanh lập tức tăng vọt sau thông tin CPI phần nào dự báo rằng FED có thể sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Đồng Yên tiếp tục rớt giá, đòi hỏi cơ quan quản lý cần có những biện pháp can thiệp mạnh tay hơn nữa.
- EUR/USD -1%
- GBP/USD -1.2%
- AUD/USD -1.44%
- NZD/USD -1.69%
- USD/JPY +0.88%
- USD/CAD +0.88%
- USD/CHF +0.79%
Vàng cắm đầu lao dốc khi để giảm tới 18 USD/oz, giao dịch ở 1,706 USD/oz
Giá BTC cũng không khả quan hơn khi giảm xuống ngưỡng 21,112 USD.
Giá dầu WTI và dầu Brent đồng loạt giảm, lần lượt là 86.64 USD/ thùng và 92.5 USD/thùng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn hai năm dẫn đầu đà tăng!
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn hai năm dẫn đầu đà tăng điểm với mức tăng 17.1 điểm cơ bản. Tiếp theo đó là lợi suất trái phiếu các kì hạn năm năm, mười năm và ba mươi năm.
Chứng khoán Mỹ sập mạnh ngay từ đầu phiên, Nasdaq giảm hơn 3%!
Các chỉ số đều đang giảm sâu khi báo cáo CPI đẩy mạnh kỳ vọng Fed thắt chặt. Hiện tại, Nasdaq đang giảm sâu nhất (-3.16%) với khối lượng giao dịch rất lớn.
USDJPY tăng trở lại trên 144.00 sau báo cáo lạm phát Mỹ
USDJPY hiện tăng 160 pips trong ngày lên 144.49. Cặp tiền chạm đỉnh 144.99 vào tuần trước nhưng sau đó suy yếu, một phần do câu chuyện về 'lạm phát đã chạm đỉnh,' cũng hỗ trợ thị trường chứng khoán lên.
Ngay trước khi báo cáo được công bố, USDJPY thậm chí xuống chạm đáy phiên tại 141.85. Nhưng cặp tiền rất nhanh chóng quay đầu tăng trở lại.
Điều đó đi kèm với việc thị trường hiện đang định giá 17% khả năng Fed tăng lãi suất 100bp vào tuần tới.
USD vẫn đang tiếp tục tăng cao.
USD tăng mạnh, các cặp tiền lớn vi phạm nhiều mốc kỹ thuật quan trọng
USDJPY: USDJPY vượt MA 100 giờ và đang giữ trên 144
EURUSD : EURUSD phá qua MA 100 giờ tại 1.0054 và đang hướng tới MA 200 giờ tại 0.9998.
GBPUSD đang giảm về MA 100/200 giờ lần lượt tại 1.1587 và 1.1558.
USDCHF chạm đáy ở MA 100 ngày hôm nay trước khi tăng trở lại MA 100 giờ
AUDUSD đang giảm về MA 100 and 200 giờ lần lượt tại 0.6813 và 0.6798
Lợi suất 2 năm Mỹ vượt 3.7%!
Đây là mức cao nhất kể từ năm 2007. Trái phiếu khắp các kỳ hạn đang bị bán rất mạnh sau báo cáo CPI vượt kỳ vọng đẩy mạnh định giá Fed tăng lãi suất.
Bây giờ không ai cứu nổi JPY cả!
Tất cả công sức can thiệp bằng lời nói của BoJ hay chính phủ Nhật Bản sớm trở thành công cốc sau báo cáo CPI hôm nay. USDJPY đang tăng hơn 300 pip từ đáy và hiện đã trở lại lãnh thổ 144.xx. Đỉnh thiết lập hôm nay là 144.67, và chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi cặp tiền kiểm tra lại 145.
Đến nước này, chỉ có BoJ hawkish mới cứu được JPY.
EURUSD lại chuẩn bị về ngang giá!
Cặp tiền giảm gần 200 pip từ đỉnh, đáy phiên hôm nay tại 1.0011.
Vàng giảm hơn $30 từ đỉnh, kiểm tra $1,700 sau tin CPI
Giá vàng đã giảm $30/oz từ đỉnh và đang kiểm tra $1,700.
Chứng khoán châu Âu chuyển đỏ cùng HĐTL chứng khoán Mỹ!
Tin CPI tiếp tục gây ảnh hưởng rất lớn tới tài sản rủi ro.
- Stoxx 600 -0.76%
- Euro 50 -0.8%
- FTSE 100 -0.6%
- DAX -0.37%
- IBEX -0.82%
(Ngoài lề CPI) OPEC giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2022 và 2023
Nhu cầu dầu sẽ tăng 3.1 triệu thùng/ngày vào năm 2022 và 2.7 triệu thùng/ngày vào năm 2023, không thay đổi so với tháng trước.
Báo cáo cũng cho thấy sản lượng của OPEC đã tăng 618 nghìn thùng/ngày trong tháng 8 lên 29.65 triệu thùng/ngày. Ả-rập Xê-út cho biết họ đã tăng sản lượng 236 nghìn thùng/ngày trong tháng 8 lên 11,051 triệu thùng/ngày.
Dầu đang suy yếu sau báo cáo CPI.
Lợi suất thực 10 năm lần đầu tiên chạm 1% sau gần 4 năm!
Lợi suất thực 10 năm tại Mỹ chạm đỉnh 1.01% sau khi CPI vượt kỳ vọng khiến trái phiếu bị bán tháo. USD cũng đang mạnh lên trông thấy sau tin.
Kỳ vọng lãi suất dài hạn tại Mỹ lập đỉnh mới sau báo cáo lạm phát
Thị trường OIS định giá lãi suất vào tháng 3/2023 sẽ đạt 4.18%, đây là mức đỉnh trong chu kỳ mới.
Một lần thắt chặt 75bp trong tháng 9 cũng đã được định giá hoàn toàn. Thị trường bắt đầu kỳ vọng Fed tăng 100bp.
Thị trường bắt đầu định giá khả năng Fed tăng lãi suất 100bp sau báo cáo lạm phát
Báo cáo lạm phát vượt kỳ vọng đẩy mạnh định giá Fed tăng lãi suất 100bp trong cuộc họp tháng 9.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng!
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 2 năm tăng cao nhất với 12.1 điểm cơ bản
Chi tiết báo cáo CPI Mỹ
CPI Mỹ tăng 8.3% so với cùng kỳ năm ngoái (kỳ vọng +8.1%) và tăng 0.1% so với tháng trước (kỳ vọng -0.1%)
CPI lõi tăng 6.3% so với cùng kỳ năm ngoái (kỳ vọng +6.1%) và tăng 0.6% so với tháng trước (kỳ vọng +0.3%)
Thông tin chi tiết:
- CPI năng lượng -5% so với -4.6% trước đó
- Xăng -10.6% so với -7.7% trước đó
- Xe mới +0.8% so với +0.6% trước đó
- Xe đã qua sử dụng -0.1% so với -0.4% trước đó
- Giá nhà +0.7% so với +0.6% trước đó
- Thực phẩm +0.8% so với +1.1% trước đó
- Thu nhập thực hàng tuần -0.1% so với + 0.5% trước đó
CPI Mỹ: Lạm phát toàn phần hay lạm phát lõi?
Nhiều người cho rằng báo cáo CPI của Mỹtối nay sẽ là một bước ngoặt với thị trường.
PCE là thước đo lạm phát chính của Fed nhưng với CPI được công bố sớm hơn, đây mới là tâm điểm của thị trường toàn cầu. Điều đó đặc biệt đúng vào thời điểm hiện tại khi Fed đang phải vật lộn trong cuộc chiến chống lại giá cả tăng cao.
Bình luận vào cuối tuần trước từ các quan chức hàng đầu của Cục Dự trữ Liên bang cho thấy ngay cả CPI giảm cũng không thể cản trở việc thắt chặt 75 điểm cơ bản nhưng báo cáo sẽ hỗ trợ câu chuyện lãi suất thấp hơn và có thể tác động đến thông điệp của Fed tại cuộc họp vào tuần tới.
Hiện tại, thị trường đang định giá 86% Fed tăng 75bp và báo cáo CPI hôm nay sẽ không thay đổi điều đó. Nhưng kỳ vọng lãi suất dài hạn sẽ bị ảnh hưởng phần nào. Con số đó hiện đang ở mức 4.01% vào tháng 3 năm 2023.
Kỳ vọng báo cáo lạm phát tháng 8 là:
- Lạm phát toàn phần +8.1% YoY so với +8.5% YoY tháng trước (-0.1% MoM, tháng trước không đổi)
- Lạm phát lõi +6.1% YoY so với + 5.9% YoY tháng trước (+0.3% MoM)
- Ta có thể thấy rõ vấn đề trong báo cáo. Lạm phát chính đã đi ngang trong khi lõi tiếp tục tăng với tốc độ đáng báo động.
Tại một số thời điểm, lạm phát toàn phần sẽ kéo theo cả lạm phát lõi - nhưng với Cục Dự trữ Liên bang, họ cần có bằng chứng rõ ràng trước đưa ra bất kỳ tín hiệu xoay trục nào.
Đồng thời, thị trường có thể sẽ không đợi Fed xoay trục. Giá năng lượng tiếp tục giảm và chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi đại dịch đang được giải quyết. Vào thời điểm này năm sau, lạm phát có thể quay trở lại mục tiêu nhưng tất cả sẽ phụ thuộc vào lạm phát lõi.
Đơn giản, nếu cả hai đều mạnh, ta sẽ thấy đồng đô la Mỹ mạnh lên; nếu cả hai đều yếu, chúng ta sẽ thấy đồng đô la suy yếu.
Tổng hợp thị trường phiên Âu: USD suy yếu, cổ phiếu tiếp tục tăng điểm trước thềm báo cáo CPI
Diễn biến thị trường:
- EUR và JPY mạnh nhất, USD yếu nhất trong phiên
- Cổ phiếu châu Âu tăng điểm; HĐTL S&P 500 tăng 0.7%
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 4.4bp xuống 3.317%
- Vàng tăng 0.4% lên 1,730.43 USD
- Dầu WTI tăng 1.5% lên 89.11 USD
- Bitcoin tăng 0.6% lên $22,551
USD tiếp tục chịu sức ép khi có vẻ thị trường đang dự đoán trước một báo cáo thấp hơn kỳ vọng. EURUSD tăng từ 1.0135 lên 1.0180, còn USDJPY giảm từ 142.40 xuống 141.90 do lợi suất trái phiếu kho bạc suy yếu.
GBPUSD tăng từ 1.1690 lên 1.1730 khi thất nghiệp tại Anh chạm mức thấp nhất trong 48 năm, mặc dù tăng trưởng lương thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) tiếp tục trượt dốc báo động.
USDCAD giảm từ 1.2980 xuống 1.2955 và AUDUSD tăng từ 0.6885 lên 0.6915, một phần nhờ chứng khoán khởi sắc.
Ukraine: Sẽ giải phóng toàn bộ lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, kêu gọi thêm hỗ trợ từ phương Tây
Ukraine cho biết họ sẽ giải phóng toàn bộ lãnh thổ của mình sau khi đẩy lùi lực lượng Nga ở phía đông bắc trong một cuộc tấn công nhanh, nhưng kêu gọi phương Tây tăng tốc cung cấp vũ khí hỗ trợ cuộc tiến công.
Kể từ khi Nga từ bỏ căn cứ chính ở đông bắc Ukraine vào thứ Bảy, đánh dấu thất bại tồi tệ nhất kể từ những ngày đầu của cuộc chiến, quân đội Ukraine đã chiếm lại hàng chục thị trấn trong một pha lật kèo chớp nhoáng trên chiến sự.
Thứ trưởng Quốc phòng Hanna Malyar nói rằng lực lượng Ukraine đang có những bước tiến rất tốt nhờ tinh thần cao và kế hoạch hợp lý. Bà cho biết mục tiêu sẽ là giải phóng toàn bộ vùng Kharkiv và sau đó tất cả các khu vực bị Nga chiếm đóng.
Trong một video vào cuối ngày thứ Hai, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết phương Tây phải tăng tốc cung cấp vũ khí, kêu gọi các đồng minh của Ukraine "tăng cường hợp tác để đánh bại Nga."
Vàng hình thành mô hình 2 đáy; liệu cánh cửa tăng còn rộng mở?
Có vẻ như vàng đã hình thành mô hình 2 đáy tại $1,680/90 giống giai đoạn tháng 3-4/2021. Tuy nhiên, chặng đường để xác nhận mô hình sẽ tương đối chông gai, với các kháng cự hiện tại ở mức $1,730 (đang kiểm tra, đã kiểm tra thất bại nhiều phiên trước), $1,740 (MA 50 ngày) và $1,760 (vùng đỉnh tháng 8). Nếu có thể vượt 3 kháng cự này, vàng có thể hướng tới đường neckline, hiện ở quanh mức $1,820.
Nếu phá qua neckline và xác nhận mô hình, vàng hoàn toàn có cửa kiểm tra lại $1,900 như giai đoạn tháng 3-4/2021. Tuy nhiên, câu chuyện lúc này đã khác. Fed không còn nới lỏng như trước, USD hiện tại vẫn đang rất mạnh (dù đã suy yếu tương đối). Để vàng thực sự bứt phá, có lẽ USD phải suy yếu trên diện rộng, nhưng để điều này xảy ra, Fed sẽ cần tuyên bố rằng lạm phát đang hạ nhiệt, chu kỳ thắt chặt sắp tới hồi kết, và đây không phải thứ thực sự khả dĩ trong giai đoạn hiện tại.
Châu Âu sẽ cần dầu diesel của Trung Quốc nếu họ dừng nhập khẩu từ Nga
Nếu châu Âu nghiêm túc về việc chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu dầu thô và nhiên liệu tinh chế từ Nga vào đầu năm tới, thì chìa khóa thành công cho kế hoạch này nằm ở châu Á, và cụ thể hơn là Trung Quốc.
Vào tháng 5, Liên minh châu Âu đã đồng ý chấm dứt việc nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển vào tháng 12 và cắt giảm các sản phẩm tinh chế hai tháng sau đó như một phần trong nỗ lực trừng phạt Moscow vì cuộc chiến với Ukraine.
Vấn đề là không có đủ dầu diesel trong hệ thống toàn cầu để bù đắp cho sự thiếu hụt tại châu Âu và cho đến nay vẫn chưa thể chấm dứt sự phụ thuộc của châu lục này vào việc nhập khẩu từ Nga.