Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Chứng khoán khởi sắc phiên đầu tuần!
Chứng khoán Châu Âu mở cửa phiên giao dịch ngày thứ hai đầu tuần với sắc xanh bao phủ hầu hết các chỉ số chính. Không có bất cứ dữ liệu kinh tế tiêu cực nào được công bố trong ngày hôm nay. Tin tức đáng chú ý nhất trong sáng nay đến từ Trung Quốc, khi mà các số liệu gần đây cho thấy nền kinh tế nước này đang trong tình trạng tương đối tệ.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
- Eurostoxx +0.4%
- DAX +0.4%
- CAC 40 +0.4%
- FTSE +0.4%
- IBEX +0.2%
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY bật tăng mạnh lên mốc 106.13 (vượt qua mốc 105.8) trong phiên Châu Âu, khi mà mà tâm lý risk-off dần bao trùm trở lại. USD là đồng tiền mạnh nhất trong số các động G7, AUD yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD -0.50%
- GBPUSD -0.49%
- AUDUSD -1.12%
- NZDUSD -1.20%
- USDCHF +0.52%
- USDCAD +0.80%
- USDJPY -0.17%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Giá vàng chịu áp lực giảm tương đối lớn trong phiên châu Âu sự hồi phục mạnh mẽ của chỉ số DXY. Hiện kim loại quý giảm về mốc 1,783 USD/oz (mất gần 20 USD/oz trong ngày giao dịch hôm nay).
Dầu Brent và dầu WTI đồng thời chịu tác động tiêu cực trước thềm công bố biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 07 của FOMC. HIện cả 2 loại dầu đều giảm hơn 2%, về mốc 95 USD/thùng và 89 USD/thùng.
Tiền gửi tại Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ tiếp tục tăng!
- Tổng tiền gửi trực tiếp vào ngày 12 tháng 8 theo SNB công bố là 751.3 tỷ CHF so với 749.6 tỷ CHF trước đó
- Tiền gửi nội địa tăng lên thành 644.1 tỷ CHF so với 642.1 tỷ CHF đã ghi nhận.
Tiền gửi của Thụy Sĩ đã tăng lên một chút trong vài tuần qua, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy SNB đang cố gắng tăng sức mạnh CHF, khi mà EURCHF tiếp tục giảm.
Giá vàng tiếp tục lao dốc phiên Châu Âu!!
- Đà hồi phục mạnh mẽ của đồng bạc xanh góp phần thúc đẩy sự suy yếu của giá vàng thời điểm hiện tại.
- Hiện kim loại quý đang kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 1,786 trên khung H1. Giao dịch ở mốc 1,787 USD/oz (-14 USD/oz so với mốc mở mở cửa).
Cập nhật thị trường FX: Đô la Mỹ tiếp tục dẫn đầu!
Chỉ số DXY bật tăng trở lại lên mốc 105.9 sau khi kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 105.5 - 105.7 trên khung H1.
Hiện USD đang là đồng tiền mạnh nhất trong số các đồng G7, NZD yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD -0.16%
- GBPUSD -0.28%
- AUDUSD -0.75%
- NZDUSD -0.87%
- USDCHF +0.25%
- USDCAD +0.52%
- USDJPY +0.00%
Cập nhật thị trường FX: AUDUSD - áp lực từ phe gấu trở lại!
- Dữ liệu kinh tế ảm đạm từ Trung Quốc bên cạnh việc PBOC cắt giảm lãi suất là 02 nguyên chính khiến cho AUDUSD suy yếu trong ngày hôm nay.
- Cặp tiền giảm 0.7% xuống phía dưới MA 100 ngày.
- Hiện AUDUSD giao dịch quanh mốc 0.7068
Trung Quốc tăng cường tập trận quanh khu vực đảo Đài Loan
- Quân đội Trung Quốc đã xác nhận rằng họ đã thực hiện các cuộc tập trận lớn xung quanh Đài Loan hôm nay, đồng thời nói thêm rằng các cuộc tập trận để đáp trả các 'thủ đoạn chính trị' tiếp tục của Mỹ liên quan đến Đài Loan.
- Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng tuyên bố rằng chyến thăm của các nhà lập pháp Hoa Kỳ bị coi như xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, họ sẽ kiên quyết 'đập tan' bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài.
Chỉ số giá bán buôn tháng 7 của Đức giảm nhẹ!
- Chỉ số giá bán buôn tháng 7 của Đức giảm nhẹ 0.4%
- Trước đó ghi nhận tăng 0.1%
- Chỉ số giá bán buôn +19.5% so với cùng kỳ năm trước
- Trước đó +21.2%
Giá sản xuất và nhập khẩu tháng 7 tại Thụy Sỹ giảm nhẹ theo thống kê hàng tháng!
- Giá sản xuất và nhập khẩu tháng 7 của Thụy Sĩ -0.1% theo số liệu hàng tháng (trước đó +0.3%)
- Trước đó ghi nhận +0.3%
- Giá sản xuất và nhập khẩu +6.3% so với cùng kỳ năm trước
- Trước đó +6.9%
Cập nhật XAU/USD: Vàng hiện đang ở quanh mức $1,791/oz
- Giá vàng hiện ở mức $1,791/oz.
Chỉ số giá bán buôn tháng 7 của Đức có gì đáng chú ý?
- Chỉ số giá bán buôn tháng 7 của Đức -0.4% m/m
- Dự kiến: 0.2% m/m
- Tháng trước: 0.1% m/m
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Đồng aussie và kiwi đang giảm so với đầu ngày sau khi chứng kiến dữ liệu yếu từ Trung Quốc cùng với việc PBOC cắt giảm lãi suất đối với MLF.
HĐTL Mỹ giảm nhẹ 0.2% trong ngày sau đợt phục hồi bùng nổ vào thứ sáu tuần trước. Đối với thị trường trái phiếu, hiện tại vẫn còn cần quan sát nhiều hơn.
Đồng đô la có phần ổn định trong ngày, chỉ giảm nhẹ so với đồng yên Nhật. AUD/USD giảm 0.5% xuống 0.7088. Hành động giá của cặp tiền này vẫn bị giới hạn bởi các đường trung bình động 100 và 200 ngày lần lượt là 0.7077 và 0.7147.
Các sự kiện kinh tế châu Âu trong hôm nay:
- 13h: Chỉ số giá bán buôn tháng 7 của Đức
- 13h30: Giá sản xuất và nhập khẩu tháng 7 của Thụy Sĩ
- 15h: Tổng số tiền gửi trực tiếp SNB w.e. ngày 12 tháng 8
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
- Không có hợp đồng nào đặc biệt đáng chú ý trong ngày hôm nay.
- Lưu ý, khá nhiều hợp đồng EUR/USD có giá trị sẽ đáo hạn vào thứ Năm (18/08).
Thị trường trái phiếu tiếp tục là điểm quan trọng cần theo dõi trong tuần tới
Trong khi đồng đô la tự ổn định vào thứ sáu ngay cả khi chứng khoán phục hồi, TPCP Mỹ vẫn chưa thấy nhiều định hướng chắc chắn sau báo cáo việc làm và dữ liệu lạm phát tiêu dùng của Hoa Kỳ trong tháng này.
Thoạt nhìn từ góc độ kỹ thuật, lợi suất có vẻ đang giảm nhưng dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp gây bất ngờ đã khiến nó tiếp tục chạm đường trung bình động 100 ngày (đối với lợi suất 10 năm) :
Trong tuần này, doanh số bán lẻ tại Hoa Kỳ sẽ được công bố. Nhưng sẽ phải đợi đến tháng sau cho những thông tin lớn hơn với dữ liệu về việc làm và CPI của quốc gia này. Đây sẽ là những yếu tố quan trọng trong việc xác định Fed sẽ làm gì vào tháng 9 và cung cấp một số dấu hiệu về triển vọng đối với quý 4.
Hôm nay, dữ liệu yếu từ Trung Quốc có vẻ đang đè nặng lên tâm lý thị trường và khiến các phiên sắp tới đáng chú ý hơn.
Trung Quốc: Nhu cầu vay giảm đang gây ra lo ngại suy thoái
Theo Wang Jun - chuyên gia kinh tế tại Zhongyuan Bank:
- Các nhà chức trách sẽ tập trung vào việc thực hiện các chính sách hiện có, thay vì tung ra các biện pháp kích thích mới.
- "Trung Quốc đang phải đối mặt với một vấn đề điển hình về bẫy thanh khoản. Cho dù nguồn cung tín dụng lỏng lẻo đến đâu, các công ty và khách hàng vẫn thận trọng trong việc gánh thêm nợ. Điều này có thể báo trước một cuộc suy thoái."
Token Shiba Inu break mô hình "cốc và tay cầm"
Shiba Inu (SHIB) đã break khỏi mô hình "cốc và tay cầm" vào ngày 14 tháng 8, tăng 27% lên 0.000016 đô la, cú breakout này giúp triển vọng tăng giá sẽ rõ ràng hơn trong thời gian tới
Mô hình cốc và tay cầm xuất hiện khi giá hấp thụ lực bán và tích lũy theo hình chữ U, và sau đó phá qua để tạo thành hình chiếc tay cầm. Đáng chú ý, cả hai pha này đều hình thành dưới duy nhất một mức kháng cự
Thông thường, mẫu hình cốc và tay cầm sẽ được xác nhận sau khi giá vượt qua mức kháng cự
Doanh thu của thợ đào Bitcoin tăng vọt 68.6%
Ngành công nghiệp khai thác Bitcoin (BTC) đã phải chịu đựng căng thẳng tài chính to lớn trong suốt năm 2022 khi thị trường gấu kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các trại đào. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 1 tháng, doanh thu từ hoạt động khai thác BTC đã tăng 68.63%, từ 13.928 triệu đô la vào ngày 13 tháng 7 lên 23.488 triệu đô la vào ngày 12 tháng 8
Vượt qua những ồn ào, hệ sinh thái Bitcoin đã phục hồi nhờ nhiều yếu tố quyết định, bao gồm doanh thu của thợ đào tính trên USD, độ khó network và tỷ lệ băm.
Bitcoin vẫn chưa thể vượt qua kháng cự 25,000 USD!
Giá BTC phá chạm mốc 25,000 USD trước khi thoái lui về 24,955 USD.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: Tỷ lệ thất nghiệp của người trẻ tại Trung Quốc cao đến mức báo động, PBOC hạ lãi suất
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã hạ lãi suất đối với Quỹ cho vay trung hạn (MLF) vào ngày hôm nay từ 2.85% xuống 2.75%. Lãi suất repo 7 ngày cũng được giảm từ 2.1% xuống 2%.
Dữ liệu kinh tế tháng bảy tại Trung Quốc gây thất vọng. Lĩnh vực bất động sản đang chìm trong gánh nặng nợ nần chồng chất.
Đối với các tỷ giá hối đoái chính, USD tăng trong phiên giao dịch.
EUR, AUD, NZD, GBP, CAD đều giảm so với đồng đô la. USD/JPY tăng từ mức thấp dưới 133.00 và hiện đang ở mức 133.13.
USD/CNH giảm sau thông báo hạ lãi suất:
Tỷ lệ thất nghiệp của người trẻ tại Trung Quốc cao đến mức báo động!
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 24 tại Trung Quốc ghi nhận con số 19.9%. Đây cũng là con số cao nhất trong lịch sử của Trung Quốc.
Dữ liệu kinh tế tháng bảy tại Trung Quốc gây thất vọng!
- Sản xuất công nghiệp +3.8% Y/Y, thấp hơn nhiều so với kì vọng +4.6%, con số trước đó là +3.9%
- Đầu tư tài sản cố định (ngoại trừ nông thôn) +5.7%, kì vọng được đưa ra là 6.2%, con số trước đó là 6.1%
- Bán lẻ +2.7%, kì vọng được đưa ra là +5.0%, con số trước đó là +3.1%
Giá nhà mới tháng 7 tại Trung Quốc tiếp tục giảm
- Giá nhà mới tại Trung Quốc -0.9%, trước đó ghi nhân -0.5%
- Giá nhà tại 40 trong số 70 thành phố lớn giảm, giá nhà tại 38 trong số 40 thành phố đó đã giảm từ hồi tháng sáu.
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa bất ngờ hạ lãi suất quan trọng!
Ngân hàng Nhân dân Trung hoa bất ngờ hạ các lãi suất quan trọng lần đầu tiên kể từ tháng một nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế phục hồi sau những đợt phong tỏa do dịch bên COVID-19.
Lãi suất cho vay kì hạn một năm giảm 10 điểm cơ bản, về mức 2.75% vào ngày thứ hai. Hai mươi nhà kinh tế học được khảo sát bởi Bloomberg dự báo rằng lãi suất cho vay trung hạn sẽ không đổi tại 2.58%. Lãi suất Repo nghịch đảo cũng được giảm về 2%.
Việc hạ lãi suất cho thấy chính phủ Trung Quốc vẫn còn rất lo ngại về tăng trưởng chậm và nhu cầu tín dụng thấp trong bối cảnh áp lực lạm phát đã giàm bớt
Tỷ giá USDCNY tham chiếu hôm nay 6.7410
Mức đóng cửa trước đó là 6.7430.
PBOC cũng bơm 2 nghìn ty nhân dân tệ thông qua hợp đồng reverse repo 7 ngày với lãi suất 2% (giảm từ 2.1%).
PBOC hạ lãi suất cho vay 1 năm từ 2.85% xuống 2.75%
PBOC đã hạ lãi suất áp dụng đối với khoản cho vay một năm từ 2.85% xuống 2.75%.
Ngân hàng cũng hạ lãi suất repo 7 ngày từ 2.1% xuống 2%.
Quan chức nào của Fed sẽ phát biểu hôm nay?
Christopher Waller, thành viên của Hội đồng FOMC sẽ có bài phát biểu hôm nay trong hội thảo mùa hè 2022 về "Tiền, Ngân hàng, Thanh toán và Tài chính"
Waller đã ủng hộ việc Fed thắt chặt. Và ông có thể nhắc lại quan điểm của mình về nền kinh tế và chính sách tiền tệ tại sự kiện hôm nay.
Ngân hàng ASB: RBNZ đang quá lạc quan về lạm phát
Ngân hàng ASB nhận định về quyết định lãi suất sẽ được Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ) đưa ra vào tuần này:
- Chúng tôi kỳ vọng chính sách lần này cũng tương tự với hai lần trước, chủ yếu cam kết về việc tăng lãi suất nhằm đưa lạm phát về mức 1%-3% trong một khoảng thời gian phù hợp nhất.
- Với áp lực lạm phát vẫn đè nặng nên nền kinh tế New Zealand, RBNZ đang tiếp tục thực hiện tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Chúng tôi kì vọng OCR sẽ đạt đỉnh tại 3.75% sau đợt tăng lãi suất 50 bps vào tháng mười và một đợt tăng 25 bps cuối cùng được đưa ra vào tháng mười một.
- Thị trường lao động thu hẹp cũng như lạm phát tiền lương tăng cao dẫn đến một số khả năng về việc OCR có thể lập đỉnh ở mức cao hơn. Chúng tôi không kỳ vọng lạm phát quay về mục tiêu 1%-3% cho đến nửa đầu 2024.
- Chúng tôi cho rằng RBNZ có lẽ đang quá lạc quan về việc áp lực lạm phát có thể dai dẳng thế nào: dự báo được đưa ra vào tháng năm cho thấy lạm phát có thể đạt mục tiêu vào cuối 2023. Có lẽ quá trình này sẽ phải diễn ra chậm hơn so với những gì được dự báo trước. Tuy nhiên, người ta cũng quá lạc quan về việc nền kinh tế có khả năng phục hồi như thế nào trước áp lực của gia tăng lãi suất.
Nhật Bản giữ nguyên giá lúa mì nhập khẩu bất chấp lạm phát để kiềm chế giá nhiên liệu
Chủ nhật vừa qua, Nhật Bản tuyên bố sẽ giữ nguyên giá lúa mì nhập khẩu. Ngoài ra, Thủ tướng Nhật Bản Kishida sẽ hành động để kiềm chế giá nhiên liệu tăng. Bộ trưởng Thương mại cũng trình bày các bước tiếp theo về tăng giá năng lượng và giá điện.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 12.08: Chứng khoán tăng tuần thứ tư liên tiếp khi nỗi lo lạm phát dần nguôi ngoai!
Kể từ báo cáo CPI công bố thứ Tư tuần trước, với lạm phát chỉ đạt 8.5%, thấp hơn kỳ vọng 8.7%, thị trường chứng khoán như được thổi bùng sức sống. Áp lực giá giảm sâu hơn dự kiến đồng nghĩa với việc Fed nhiều khả năng sẽ không thắt chặt mạnh tay nữa, và tài sản rủi ro thăng hoa. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng lạm phát vẫn đang ở mức hơn 8%, và thị trường có thể sẽ sớm nhìn nhận lại vấn đề này, đặc biệt khi các quan chức Fed vẫn đang cực kỳ hawkish với triển vọng lãi suất. Cả 3 chỉ số chính tại Mỹ đều chốt phiên tăng mạnh:
- Chỉ số Dow Jones +1.27%, cả tuần +2.92%
- Chỉ số S&P 500 +1.73%, cả tuần +3.26%
- Chỉ số Nasdaq +2.09%, cả tuần +3.08%
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la đã có một phiên hồi phục tương đối ổn sau pha sập mạnh ngày thứ Tư nhờ một số bình luận có phần hawkish của các quan chức Fed, và kỳ vọng tăng lãi suất 75bp trong tháng 9 hồi phục. Tuy vậy, USD vẫn chốt tuần giảm so với hầu hết các đồng tiền chính khác, và các đồng tiền high-beta, tiêu biểu là AUD và NZD, vẫn tăng trong phiên, khi thị trường tin rằng lạm phát hạ nhiệt cũng đồng nghĩa với việc Fed sẽ không cần phải mạnh tay với chính sách trong dài hạn:
- Chỉ số DXY +0.56% lên 105.67 điểm, cả tuần +0.85%
- EURUSD -0.6%, cả tuần +0.75%
- GBPUSD -0.55%, cả tuần +0.54%
- AUDUSD +0.27%, cả tuần +3.04%
- NZDUSD +0.27%, cả tuần +3.33%
- USDJPY +0.38%, cả tuần -1.15%
- USDCHF +0.02%, cả tuần -2.13%
- USDCAD +0.09%, cả tuần -1.25%
Vàng chốt phiên +0.7% (+$12.5/oz) lên $1,802/oz, lần đầu tiên đóng cửa trên $1,800 kể từ đầu tháng 7 và chốt tuần tăng thứ tư liên tiếp, bất chấp USD mạnh lên, nhờ việc lợi suất suy yếu. Lợi suất trái phiếu trung và dài hạn đều giảm (chỉ riêng lợi suất 2 năm tăng), với lợi suất 10 năm giảm 5bp xuống 2.83%. Chênh lệch lợi suất 2-10 năm tiếp tục đảo ngược gần mức sâu nhất kể từ bong bóng dot-com năm 2000, hiện ở mức -41bp. Dầu cũng giảm do lo ngại mùa lái xe không mấy sôi động tại Mỹ và Trung Quốc đóng cửa ảnh hưởng tới nguồn cung; dầu WTI giảm 2.38% ($2.2/thùng) xuống $92.09/thùng, còn dầu Brent giảm 1.46% ($1.45/thùng) xuống $98.15. Giá dầu suy yếu cũng đã phần nào gây thêm sức ép lên CAD.
Hôm nay, lịch kinh tế tương đối nhẹ nhàng với báo cáo doanh số bán lẻ Trung Quốc và số liệu sản xuất Fed New York. Tuy nhiên, tuần này cũng sẽ cực kỳ bận rộn với biên bản cuộc họp RBA và doanh số bán lẻ Canada vào thứ Ba, quyết định lãi suất RBNZ, CPI Anh và doanh số bán lẻ Mỹ vào thứ Tư và biên bản cuộc họp FOMC vào rạng sáng thứ Năm.
600 tỷ NDT nợ trung hạn của Trung Quốc sẽ đáo hạn hôm nay
Hôm nay là ngày đáo hạn 600 tỷ NDT (tương đương 89 tỷ USD) khoản vay cơ sở cho vay trung hạn (MLF) kỳ hạn một năm tại Trung Quốc.
Nhu cầu vay vốn ở Trung Quốc đang bốc hơi do đợt lây nhiễm Covid-19 mới đang diễn ra, các đợt phong tỏa và lo lắng về an ninh việc làm, và cuộc khủng hoảng tài sản ngày càng sâu sắc khiến những người đi vay cảnh giác với nợ nhiều hơn.
600 tỷ Nhân dân tệ MLF đáo hạn ngày hôm nay dự kiến chỉ được roll-over (chuyển sang kỳ hạn khác) một phần
Thống đốc PBOC Yi Gang
GDP quý 2 Nhật Bản tăng thấp hơn so với dự kiến
GDP quý hai của Nhật bản +0.5%, thấp hơn so với dự kiến +0.7% được đưa ra
RBNZ Shadow Board nhận định sẽ có đợt tăng lãi suất 50 bps
Viện Nghiên cứu Kinh tế New Zealand (NZIER) tổ chức một nhóm gồm các nhà phân tích gọi là Shadow Board. Shadow Board độc lập với Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ) và không đại diện cho những gì RBNZ thực hiện, thay vào đó họ đưa ra quan điểm về những gì mà RBNZ nên làm.
Đối với cuộc họp tuần này, quan điểm của Shadow Board giống với mức định giá chung của thị trường, chính là mức tăng lãi suất 0.5% từ RBNZ.
Trong các bình luận ngắn từ NZIER, lạm phát tăng cao chính là lý do RBNZ sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt của mình
"Số đông cho rằng OCR tăng 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng tám là một mức tăng chắc chắn, chỉ có hai thành viên đưa ra những mức thắt chặt khác (25 bps và 75 bps). Các thành viên của Shadow Board nhấn mạnh rằng áp lực lạm phát gia tăng là lý do cho các khuyến nghị thắt chặt trong năm tới."
PMI Dịch vụ tháng bảy tại New Zealand thấp hơn so với trước đó
PMI Dịch vụ tháng bảy tại New Zealand đạt 51.2 điểm, thấp hơn so với con số 55.4 điểm vào trước đó. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng hai năm nay
Chỉ số Hiệu suất Dịch vụ của BusinessNZ vẫn đang được mở rộng, nhưng thấp hơn so với tháng trước.
MUFG: Long USD / CAD và Short EUR/USD!
Quan điểm của trader MUFG trên nền tảng eFX
- "Theo chúng tôi, triển vọng thuận lợi cho đồng đô la Mỹ vẫn được duy trì, bất chấp những dấu hiệu về việc lạm phát đang suy yếu theo dữ liệu CPI của Mỹ vừa được công bố. Mặc dù dữ liệu này có thể là minh chứng quan trọng nhưng nó sẽ cần được xác nhận thêm. Trong trong khi đó, Fed sẽ phải kiên trì với những luận điệu diều hâu vì họ đã thắt chặt một cách chậm trễ năm ngoái. Ngoài ra, báo cáo CPI sắp tới sẽ được công bố trước cuộc họp FOMC tháng 9 và do đó chúng tôi có thể "vẫn chưa loại trừ một đợt tăng lãi suất 75bp khác"
- "Chúng tôi kỳ vọng đường cong lợi suất 2s10 sẽ đảo ngược hơn nữa và mức độ đảo ngược của đường cong lợi suất trong quá khứ là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động của đồng đô la. Khi rủi ro trên toàn cầu vẫn tiêu cực, đặc biệt là ở châu Âu, rất có thể đồng đô la Mỹ sẽ tăng cường hơn nữa"
Nordea Bank: Dự kiến EUR/USD giảm xuống 0.97 và USD/JPY lên đến 140 từ nay tới cuối năm
Theo dự báo của ngân hàng Nordea cuối tuần trước:
- Nền kinh tế toàn cầu đang mất đà
- Fed vẫn đang nói (hàng ngày trong hai tuần qua), rằng để đưa lạm phát trở lại 2%, họ sẽ cần các điều kiện tài chính thắt chặt hơn trong thời gian dài
- ECB hiện đang nghiêng về thắt chặt quá nhiều, ngay cả khi điều đó có nghĩa là lãi suất tăng trên bờ vực suy thoái
- Nếu không có bất kỳ thay đổi nào từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, điều mà chúng tôi không mong đợi trong tương lai gần, JPY có thể đạt mốc 140
- Fed sẽ tăng 50bp vào tháng 9 và tháng 11, tiếp theo là 25bp vào tháng 12
- ECB sẽ tăng 50bp vào tháng 9 và tháng 10 trước khi điều chỉnh để tăng lãi suất 25bp vào tháng 12
- Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ sẽ đạt 4% vào năm tới, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức sẽ ở mức 2%.
Moscow: Quan hệ Nga-Mỹ có thể bị chấm dứt nếu tài sản bị tịch thu
Cơ quan truyền thông nhà nước Nga TASS đưa tin cuối tuần qua, người đứng đầu Vụ Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết việc Hoa Kỳ thu giữ tài sản của Nga có thể sẽ phá hủy quan hệ song phương của Moscow với Washington.
Ngoài ra, mối quan hệ ngoại giao sẽ bị tổn hại nặng nề và thậm chí có thể bị phá vỡ nếu Nga được tuyên bố là tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố.
Thống đốc BOE: Sẵn sàng đánh giá lại những nghĩa vụ của Ngân hàng Trung Ương
Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Anh, Andrew Bailey đã nói với Bộ trưởng Anh rằng mình sẵn sàng đánh giá lại nghĩa vụ của Ngân hàng Trung Ương theo một bài báo được đưa ra vào cuối tuần vừa qua trên truyền thông Anh.Thông tin này được đưa ra sau lời chỉ trích của ứng cử viên thủ tướng Liz Truss về cách xử lý của Ngân hàng đối với lạm phát.
Lịch kinh tế châu Á hôm nay có gì đáng chú ý?
Trung Quốc sẽ cung bố "dữ liệu hoạt động" tháng 7 vào ngày hôm nay. Sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ dự kiến sẽ được cải thiện khi nền kinh tế phục hồi sau tình trạng bế tắc trong Quý 2.
Saudi Aramco kỳ vọng nhu cầu dầu sẽ tiếp tục phục hồi trong nốt thập kỷ này
Saudi Aramco đã công bố kết quả kinh doanh quý 2 vào Chủ nhật. Nói đơn giản: doanh thu khủng, lợi nhuận khủng
Ngoài ra:
- sẽ giảm nợ và đầu tư vào việc mở rộng năng lực sản xuất
- dự kiến nhu cầu dầu tiếp tục tăng trong phần còn lại của thập kỷ, bất chấp áp lực kinh tế trong ngắn hạn"
- nhu cầu dầu toàn cầu tiếp tục tốt
- nếu nhu cầu nhiên liệu hàng không tăng về mức trước đại dịch, "thị trường sẽ tiếp tục thắt chặt thêm"
- hoàn toàn có thể sản xuất 12 triệu thùng/ngày nếu chính phủ Ả Rập Xê Út yêu cầu
- nỗ lực hướng tới tăng công suất bền vững tối đa từ 12 triệu thùng/ngày lên 13 triệu vào năm 2027
Một phái đoàn gồm các thành viên Quốc hội Mỹ đã đến Đài Loan
Phái đoàn Hoa Kỳ do Thượng nghị sĩ Ed Markey dẫn đầu. Ông Markey chủ trì Tiểu ban Đối ngoại Thượng viện Đông Á-Thái Bình Dương và Tiểu ban An ninh mạng Quốc tế.
Ngoài ra còn có Đại diện John Garamendi của Nhóm Công tác Kiểm soát Vũ khí và Vũ khí Hạt nhân Quốc hội, cùng với 5 thành viên khác.
Họ sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Đài Loan.
Một tuyên bố của Hoa Kỳ:
"Đặc biệt vào thời điểm Trung Quốc đang leo thang căng thẳng ở eo biển Đài Loan và khu vực bằng các cuộc tập trận quân sự, ông Markey dẫn đầu phái đoàn đến thăm Đài Loan một lần nữa thể hiện sự ủng hộ vững chắc của Quốc hội Hoa Kỳ đối với Đài Loan"
Đại sứ quán của Trung Quốc tại Washington:
"Các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ nên hành động nhất quán với chính sách một Trung Quốc của chính phủ Hoa Kỳ" và cho rằng chuyến thăm quốc hội mới nhất "một lần nữa chứng tỏ rằng Hoa Kỳ không muốn thấy sự ổn định trên eo biển Đài Loan và đã không tiếc nỗ lực để khuấy động đối đầu giữa hai bên và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc."
Bẫy thanh khoản tại Trung Quốc: Lãi suất thấp đang không thể thúc đẩy vay mượn
Theo dữ liệu từ Trung Quốc, các khoản cho vay mới sụt giảm, ngay cả khi cung tiền tăng mạnh (M2 +11%) - tức là có nhiều tiền mặt đổ vào nhưng không có nhu cầu:
Nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Pantheon Macroeconomics nói rằng sự kết hợp dữ liệu như vậy là một "dấu hiệu kinh điển của một cái bẫy thanh khoản.".
- "Thanh khoản rất dồi dào, nhưng không ai muốn nó"
Theo Bloomberg:
- Sự sai lệch tính thanh khoản và việc cho vay của ngân hàng cũng làm tăng rủi ro tài chính khi lãi suất thị trường giảm xuống thấp hơn nhiều so với lãi suất chính sách do ngân hàng trung ương quy định.
- Ming Ming, kinh tế trưởng tại Citic Securities Co., cho biết: “Thanh khoản đang chồng chất trên thị trường liên ngân hàng và thậm chí có nguy cơ đưa tiền ra khỏi nền kinh tế thực và vào thị trường.
Nếu tiền chảy lại vào thị trường, chứng khoán Trung Quốc có thể sẽ được nhờ.