Ngân hàng Trung Quốc kẹt thanh khoản - Người dân mất tiền gửi bị an ninh Trung Quốc bắt giữ
- Mối quan tâm đang gia tăng về rủi ro của các ngân hàng ở Trung Quốc.
- Sáu ngân hàng trên khắp các tỉnh Hà Nam và An Huy đã đóng băng tiền gửi.
- Những người biểu tình bên ngoài các chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trên cả nước đã bị lực lượng an ninh đưa đi
Những người biểu tình nằm trong số hàng nghìn khách hàng mở tài khoản tại sáu ngân hàng nông thôn ở Hà Nam và tỉnh An Huy khi các ngân hàng này đã đưa ra mức lãi suất cao hơn. Sau đó, họ phát hiện ra rằng họ không thể rút tiền sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin rằng người đứng đầu công ty mẹ của các ngân hàng đang bỏ trốn và bị truy nã vì tội phạm tài chính.
USDJPY tăng mạnh qua 137.00, mức cao nhất kể từ năm 1998
Tỷ giá USDJPY đã tăng trong suốt buổi sáng sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda cho biết sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng
USDJPY tăng mạnh đầu phiên Á!
USDJPY tăng mạnh 80 pip lên ngưỡng 136.9
Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda cho biết BOJ sẽ duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng
47 công ty hàng đầu có nguy cơ bị Nga chiếm đoạt tài sản quan trọng
Theo thời báo Vương quốc Anh:
- Một báo cáo sẽ được công bố từ tổ chức giám sát của Nga, Cơ quan xếp hạng đạo đức cho biết Điện Kremlin có thể sớm thu giữ hoặc chuyển hướng tài sản của các công ty đó sang một công ty thân thiện hơn.
- Các công ty có rủi ro khác bao gồm Shell, Samsung, PepsiCo, Nissan, Intel, Microsoft, Toyota và Ford. Tổng cộng, 47 công ty có nguy cơ mất tài sản vào tay Nga, chiếm 24% trong số 200 tập đoàn lớn nhất thế giới, theo Cơ quan xếp hạng đạo đức.
- Người sáng lập cơ quan, Mark Dixon, cho biết trong một tuyên bố rằng các tổ chức dự đoán "một cơn sóng thần về việc trưng thu hoặc nhượng bộ bị tống tiền trong vài tháng tới," có khả năng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Mỹ.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 08.07: Cổ phiếu đi ngang, lợi suất trái phiếu tăng mạnh khi thị trường bắt đầu định giá Fed tăng lãi suất 100bp trong cuộc họp tháng Bảy
Tâm điểm của thứ Sáu tuần trước là báo cáo NFP vượt kỳ vọng khi ghi nhận tới 372 nghìn việc làm mới so với dự báo ban đầu là 260 nghìn. Báo cáo đã làm lu mờ những dự báo tăng trưởng lao động suy yếu và thể hiện sự đối lập hoàn toàn giữa tăng trưởng việc làm ổn định & nỗi lo suy thoái. Số liệu này cũng sẽ tiếp tục yêu cầu các quan chức Fed tăng lãi suất mạnh tay để kiềm chế lạm phát bằng cách siết nhu cầu tiêu thụ. Chứng khoán Mỹ chào phiên giảm điểm, và dù có hồi phục nhẹ vẫn đóng cửa đi ngang khi bị đạp về cuối phiên. Tuy vậy, chốt tuần, cả 3 chỉ số đều tăng điểm:
- Chỉ số Dow Jones giảm 0.15%, cả tuần trước tăng 1.95%
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.08%, cả tuần trước tăng 3.13%
- Chỉ số Nasdaq tăng 0.12%, cả tuần trước tăng 5.71%
Trên thị trường tiền tệ, có vẻ như USD đã có một phiên mua tin đồn, bán sự thật: Sau khi thiết lập đỉnh mới tại 107.7, chỉ số DXY thoái lui toàn bộ đà tăng sau NFP, cuối phiên đóng cửa 106.9 điểm, giảm 0.13%. Tuy vậy, triển vọng sắp tới của USD vẫn là rất tốt, khi thị trường đang bắt đầu định giá Fed tăng lãi suất 100bp trong cuộc họp tháng Bảy.
Đa phần các đồng tiền đều tăng so với USD, trừ JPY và CHF. JPY ban đầu có tăng trước tin cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị ám sát, tuy nhiên sau đó lại thoái lui, đưa USDJPY về lại 136. Canada hôm qua cũng công bố báo cáo lao động, và dù gây thất vọng khi biên chế bất ngờ giảm, đồng loonie vẫn tăng so với USD (dù lúc đầu có suy yếu) nhờ hỗ trợ từ giá dầu, và về cơ bản, triển vọng kinh tế Canada vẫn là rất tốt & BoC vẫn là một trong những NHTW hawkish nhất hiện tại, không hề kém cạnh Fed.
- EURUSD +0.29% (đáy ngày giảm 0.85%)
- GBPUSD +0.06% (đáy ngày giảm 0.83%)
- AUDUSD +0.24% (đáy ngày giảm 0.67%)
- NZDUSD +0.24% (đáy ngày giảm 0.71%)
- USDJPY +0.06% (cặp tiền quét 2 chiều, ban đầu giảm 0.44%, trong phiên Mỹ tăng 0.42%)
- USDCHF +0.29%
- USDCAD -0.22% (đỉnh ngày tăng 0.55%)
Thị trường trái phiếu tiếp tục dậy sóng trong phiên hôm qua, lợi suất tiếp tục tăng mạnh sau báo cáo NFP. Lợi suất 2 năm tăng gần 10bp lên 3.11%, lợi suất 10 năm tăng 8bp lên 3.08%. Đường cong lợi suất 2-10 năm tiếp tục đảo ngược, báo hiệu khả năng suy thoái sớm xảy ra tại Mỹ.
Vàng cũng đã có một phiên quét 2 chiều và đóng cửa không đổi ở mức $1,741.80/oz. Dầu WTI tăng 2%. Bitcoin hầu như đi ngang, nhưng giảm trong phiên Chủ Nhật về khoảng $20,700.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand dự kiến sẽ tăng lãi suất tiền mặt chính thức lên 50 điểm cơ bản
Theo Hội đồng bóng tối:
- Quan điểm phổ biến giữa Hội đồng bóng tối là Ngân hàng Dự trữ New Zealand nên tăng lãi suất tiền mặt chính thức (OCR) lên 50bp tại cuộc họp sắp tới vào tháng Bảy. Chỉ có một thành viên trong cộng đồng doanh nghiệp được chia sẻ về việc liệu một mức tăng lớn như vậy có cần thiết vào cuộc họp tiếp theo hay không, do việc cân bằng tốt giữa sự gia tăng lạm phát và các dấu hiệu của hoạt động kinh tế chậm lại.
- Trong khi nhiều thành viên chỉ ra sự cần thiết của Ngân hàng Dự trữ để kiềm chế áp lực lạm phát bằng cách nâng lãi suất, các dấu hiệu giảm nhu cầu đang dần xuất hiện làm dấy lên lo ngại về triển vọng tăng trưởng dài hạn.
- Việc phát hành Báo cáo khảo sát ý kiến kinh doanh hàng quý của NZIER quý 6 mới nhất đã nhấn mạnh việc cân bằng khó khăn mà Ngân hàng Dự trữ phải đối mặt khi áp lực lạm phát gia tăng trong bối cảnh nhu cầu chậm lại đối với nền kinh tế New Zealand.
Nga có thể sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu!
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire phát biểu cuối tuần qua, lo ngại rằng có khả năng lớn là Moscow sẽ ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt cho châu Âu.
Theo Politico:
- "Hãy chuẩn bị cho việc cắt giảm hoàn toàn khí đốt của Nga; đó là lựa chọn khả dĩ nhất đối với hôm nay"
- chính phủ Pháp đang làm việc để xác định các công ty cần được ưu tiên bảo vệ trong trường hợp nguồn cung bị gián đoạn.
- Chính phủ Pháp đã đề xuất một loạt các biện pháp để quản lý việc gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt có thể xảy ra, bao gồm hành động tự cho mình quyền trưng dụng các nhà máy điện chạy bằng khí đốt như một phần của đề xuất lập pháp rộng hơn về "sức mua".
Ma Cao(Trung Quốc) đóng cửa hoạt động kinh doanh gần như tất cả các doanh nghiệp trong vòng 1 tuần
Ma Cao sẽ ngừng hoạt động trong 7 ngày, bắt đầu từ thứ Hai. Để đối phó với các trường hợp coronavirus gia tăng.
- ghi nhận 71 ca nhiễm mới vào thứ Bảy
- hơn 17.000 người đang bị cách ly
Ma Cao sẽ đóng cửa gần như tất cả các doanh nghiệp thương mại và công nghiệp bao gồm cả các sòng bạc. Các dịch vụ thiết yếu bao gồm siêu thị và nhà thuốc sẽ vẫn mở cửa.
Số liệu CPI Trung Quốc có gì đáng chú ý?
CPI Trung Quốc tháng 6 giữ nguyên so với tháng trước (kỳ vọng ban đầu giảm 0.1% MoM). So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tăng 2.5% (kỳ vọng 2.4%).
Ngoài ra, PPI Trung Quốc tăng 6.1% so với tháng trước và tăng 6.6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc đang ở vị thế thuận lợi để bổ sung kích thích kinh tế khi lạm phát đang thấp hơn hầu hết các nền kinh tế khác trên thế giới
Sri Lanka rơi vào hỗn loạn. Cuộc khủng hoảng hàng hóa tiếp theo có thể xảy ra ở đâu?
Tổng thống Sri Lanka Rajapakse và Thủ tướng Wickremesinghe hôm nay buộc phải chạy trốn sau các cuộc biểu tình chống chính phủ. Đám đông đã xông vào các tòa nhà chính phủ và chiếm nhà của Tổng thống.
Nhà Thủ tướng cũng đã bị phóng hỏa.
Người phát ngôn của cơ quan lập pháp cho biết Tổng thống Rajapakse sẽ từ chức vào ngày 13/7.
Các quan chức đã được di chuyển đến các địa điểm an toàn trước các cuộc biểu tình. Xúc tác chính là tình trạng thiếu hụt nhiên liệu trong nước.
Quốc gia 22 triệu dân này có hơn 15 tỷ đô la nợ USD và 45 tỷ đô la tổng giá trị nợ. Họ đã không thanh toán được cho việc vận chuyển dầu và xăng.
Giá cả hàng hóa cao, lãi suất tăng và USD mạnh lên là một hỗn hợp chết người với các quốc gia mắc nợ nhiều, đặc biệt là những quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn. Đây là các vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương nhất:
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán bất ngờ tăng điểm sau báo cáo việc làm ấn tượng
Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau những kết quả khả quan từ báo cáo việc làm, tạo đà cho Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục mạnh tay trong cuộc chiến chống lại lạm phát.
Chỉ số S&P500 và Nasdaq 100 tăng điểm sau những pha đảo chiều liên tục. Lợi suất trái phiếu tăng và đường cong lợi nhuận lợi suất trái phiếu ký hạn 2 và 10 năm vẫn bị đảo ngược. Đồng dollar đảo chiều giảm sau khi tăng mạnh sau tin
Báo cáo việc làm khẳng định lại sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và sự điều tiết việc làm được thêm vào như một "dấu hiệu tích cực". Một số người cũng cho rằng dữ liệu hiện tại cho thấy nỗ lo về lạm phát đang bị thổi phồng quá mức và những thay đổi giảm là quá khiên tốn để Fed rời bỏ con đường của mình.
Một số diễn biến chính:
Chứng khoán
- S&P 500 + 0.06%
- Nasdaq + 0.22%
- Down Jones + 0.08%
Tiền tệ:
- EURUSD + 0.16%
- GBPUSD + 0.09%
- AUDUSD + 0.23%
- NZDUSD + 0.26%
- JPYUSD - 0.11%
- CHFUSD - 0.32%
- CADUSD + 0.18%
Các thị trường khác:
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm tăng 3.07%
- Dầu thô tăng 1%, đạt mức 103.77 một thùng
- Vàng tăng 0.4% lên mốc $1,747.20/oz
Dòng vốn tháo chạy khỏi vàng có thể kích hoạt một đợt giảm giá sâu hơn thời gian tới
TD Research nhận thấy áp lực giảm giá đối với vàng vẫn có khả năng xảy ra trong các phiên tới.
"Một biến cố lớn có thể đang diễn ra đối với vàng. Chúng tôi nhận thấy dòng tiền tháo chạy ồ ạt từ các quỹ hàng hóa lớn kể từ cuộc khủng hoảng Covid-19, có thể đang thúc đẩy các đợt xả hàng. Điều này báo hiệu cho đợt giảm giá đáng kể đối với vàng trong các phiên giao dịch tới"
TD cho biết thêm: “Các quỹ hàng hóa lớn bán vàng trên diện rộng hiện đang gây sức ép lên giá vàng, đủ để khiến kim loại này break qua các mốc kỹ thuật quan trọng và tạo ra một thay đổi đáng kể trong dài hạn"
Chứng khoán Mỹ xóa bỏ toàn bộ đà giảm đầu phiên!
Các chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ hiện đã xóa bỏ toàn bộ đà giảm trước đó.
- Dow Jones tăng 72 điểm lên mốc 31,456.48
- S&P tăng 2 điểm lên 3,904.10
- NASDAQ đang giao dịch không đổi ở mức 11,621
- Russell 2000 tăng 2.72 điểm lên mức 1,772
USD/CAD: Giảm xuống mức thấp nhất trong phiên. Đảo ngược mức tăng trước đó sau báo cáo việc làm
USD/CAD tăng sau khi báo cáo việc làm của Hoa Kỳ đạt kết quả tốt hơn và báo cáo việc làm của Canada tệ hơn so với các mức dự kiến
Giá của cặp tiền này tăng lên 1.3034, trên mức tăng đột biến. Nhưng sau đó quay đầu giảm và đang giao dịch ở mức thấp nhất trong phiên. Giá thấp ở mức thấp,1.29388.
AUD/USD: Tăng lên mức cao nhất trong ngày
- AUD/USD tăng 30 pips trong ngày
- Giống như thị trường chung, AUD/USD được hưởng lợi từ việc kích thích chi tiêu của Trung Quốc
USD/JPY: Vận động quanh 136.00
- JPY/USD tăng tới mức đỉnh của tuần do phản ứng tích cực với báo cáo NFP tháng sáu
- Chênh lệch tỉ giá Mỹ-Nhật ngày càng gia tăng, áp lực đè nặng lên JPY nhưng vẫn duy trì ở mức hỗ trợ.
- Các điều kiện cơ bản hỗ trợ triển vọng tăng tới mốc 137.00
Vàng nhanh chóng hồi phục sau báo cáo NFP vượt kỳ vọng!
Vàng đã quay trở lại vùng 1,742, mức trước khi báo cáo NFP được công bố, sau khi chạm đáy 1,733.
USD thoái lui gần hết đà tăng sau NFP!
Chỉ số DXY đã về gần lại vùng 170.1 điểm, gần với mức báo cáo NFP chuẩn bị được công bố.
EUR/USD: Quay đầu giảm sau báo cáo việc làm của Hoa Kỳ
EUR/USD quay đầu giảm trong phiên Châu Á / đầu phiên Châu Âu, xuống một mức đáy mới trong phiên giao dịch, giống với tháng 12 năm 2002. Mức thấp nhất trong ngày là 1.00705 trước khi tăng trở lại sau báo cáo việc làm của Hoa Kỳ. Giá cao, vào ngày điều chỉnh đạt 1.0168. Con số này cao hơn mức 1.01608 tại kết phiên hôm qua. Giá sau khi báo cáo được công bố là 1.01148. Giá hiện tại giao dịch ở mức 1.0143.
Nhìn vào biểu đồ giờ, giá thấp từ ngày hôm qua là 1.01433. Trader có thể coi mức đó là mức kháng cự trong ngắn hạn.
Động lực đang tiếp tục tập trung vào kỳ vọng tăng trưởng ở Mỹ trong khi châu Âu đang phải vật lộn với nguy cơ lạm phát cao hơn và tăng trưởng thấp hơn. Cùng với đó, ECB đang mắc kẹt tại thế tiến thoái lưỡng nan với lãi suất thấp hơn, lạm phát cao và tăng trưởng chậm hơn, điều này đặt ra câu hỏi về chính sách trong tương lai. Cuộc chiến Ukraine tiếp tục gây căng thẳng cho nền kinh tế do sự phụ thuộc vào năng lượng và hàng hóa của Nga.
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 6 của Hoa Kỳ: Tăng 372,000, cao hơn so với mức 268,000 dự kiến
- Trước đó là + 390,000 (sửa đổi thành + 384,000)
- Ước tính dao động từ + 90,000 đến + 400,000
- Bản sửa đổi ròng hai tháng K
- Tỷ lệ thất nghiệp 3.6% giống như dự kiến.
- Tỷ lệ thất nghiệp trước 3.6%
- Tỷ lệ tham gia 62.2% so với 62.3% trước đó (trước đại dịch là 63,4%)
- Tỷ lệ thiếu việc làm ở lứa tuổi U6 là 6.7%, giảm so với 7.1% trước đây
- Thu nhập trung bình hàng giờ +0.3% tháng / tháng giống như dự kiến
- Thu nhập trung bình hàng giờ + 5.1%, cao hơn so với mức+ 5.0% dự kiến (trước đó 5.2%)
- Số giờ trung bình hàng tuần 34.5, thấp hơn so với dự kiến 34.6
- Thay đổi trong bảng lương riêng + 381,000, mức dự kiến +240,000
- Thay đổi trong bảng lương sản xuất + 29,000 so với + 15,000 dự kiến
- Thất nghiệp dài hạn ở mức 1,3 triệu so với 1,2 triệu trước đại dịch
- Tỷ lệ việc làm trên dân số 59.9%, thấp hơn so với 61.2% trước đại dịch
- Tỉ lệ sinh-tử + 64,000
Đồng đô la Mỹ tăng dựa trên dữ liệu này và hợp đồng tương lai cổ phiếu giảm. Điều này làm tăng khả năng tăng 75 bps vào cuối tháng và Fed tiếp tục tăng lãi suất hơn 3,5% vào đầu năm tới.
Fed muốn có một số biện pháp điều tiết trên thị trường lao động để hạ nhiệt áp lực tiền lương nhưng không được cho thấy ở đây. Có thể nói rằng, chỉ số việc làm là một chỉ báo có tính trễ vì thế sẽ mất một khoảng thời gian để lãi suất điều chỉnh tương xứng.
Nhận định giá AUD/USD: Vận động quanh vùng kháng cự trước thềm báo cáo NFP
- AUD/USD giảm xuống 0.6800 trong khi USD giảm nhẹ trong ngày.
- Mức tăng vẫn vẫn gần vùng kháng cự, đánh dấu bằng đỉnh tại cuối đường suy giảm.
- Các nhà đầu tư dường như đang đứng ngoài và chờ đợi báo cáo việc làm hàng tháng của Mỹ (NFP)
USD/CAD: Mức tăng trong ngày trên 1.300, sự chú ý tập trung vào dự liệu việc làm của Mỹ và Canada
- Sự kết hợp của các yếu tố hỗ trợ giúp USD/CAD có những mức tăng tích cực vào ngày thứ sáu.
- Việc Fed tăng mạnh lãi suất khi tâm lý thận trọng đang bao trùm đẩy USD lên một đỉnh mới trong 20 năm trở lại đây.
- Nỗi sợ suy thoái, làm suy yếu đồng CAD và mở rộng thêm vùng hỗ trợ.
- Trader đang chờ đợi báo cáo tình hình việc làm hàng tháng tại Mỹ và Canada
Bộ trưởng Kinh tế Ý: Lạm phát dường như không giảm nhanh chóng
- Theo ông Franco, Bộ trưởng Kinh tế Ý, lạm phát có lẽ sẽ không giảm nhanh chóng.
- GDP của Ý tại quý 2 tăng trưởng "mạnh mẽ".
- Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách để hạn chế tác động của giá năng lượng cao đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Nhận định giá vàng: XAUUSD quay về mốc $1,700 trước thềm báo cáo NFP
- Giá vàng dừng việc phục hồi khi USD dần lấy lại vị thế của mình một cách vững chắc,
- Khẩu vị rủi ro xấu đi hỗ trợ USD trước thềm báo cáo NFP
- XAUUSD tiếp tục đà quay về $1,700
150,000 Bitcoin sắp được bơm vào thị trường có thể dẫn tới một đợt bán tháo
- Giá Bitcoin đang ở một giai đoạn quan trọng trong đợt phục hồi này, có thể ảnh hưởng tới những triển vọng vĩ mô của nó
- Nhà đầu tư cần cẩn trọn khi Mt Gox có kế hoạch bơm thêm 150,000 BTC vào thị trường
- Một "cú nảy mèo chết" đẩy đồng tiền lớn này lên đáng kể dường như là hoàn toàn hợp lý trước khi sự sụp đổ bắt đầu
Thống đốc ngân hàng trung ương Ý, Visco cho biết mức tăng lãi suất nên là lớn hơn 25 bps vào tháng 9 nếu kỳ vọng lạm phát không được cải thiện
- Lãi suất sẽ tăng 25 bps trong tháng Bảy.
- Lạm phát đã tăng đột biến trong năm nay và quay trở lại mức 2% vào năm 2024. Tốc độ thắt chặt dần dần nhưng kéo dài hơn nữa sẽ phụ thuộc vào dữ liệu và cách chúng ảnh hưởng đến triển vọng lạm phát.
- Chênh lệch giữa trái phiếu chỉnh phủ của Ý và Đức kỳ hạn 10 năm đạt mức 250 vào đầu tháng 6 không nhất quán với các nguyên tắc kinh tế cơ bản của Ý.
- Các điều kiện tài chính không được trở nên quá tốn kém.
- Hiện tại không có dấu hiệu nào về một vòng xoáy giá lương nguy hiểm.
- Việc ECB sẽ tích cực hơn trong việc tăng lãi suất. Đặc biệt là với nền kinh tế Đức dường như đang trên bờ vực.
Tin sốc: Cựu thủ tướng Shinzo Abe đã qua đời
Theo NHK, Cựu thủ tướng Shinzo Abe rơi vào tình trạng nguy kịch ngay sau khi bị bắn khi đang tham gia 1 sự kiện chính trị, và đã qua đời cách đây vài phút.
Xin chia buồn cùng gia đình ông và nước Nhật Bản.
Tin sốc: Bộ trưởng tài chính Anh muốn ứng cử thủ tướng
Theo nhật báo Times, Bộ trưởng tài chính Anh, Sunak sẽ tự ứng cử mình vào chiếc ghế nóng trong cuộc đua sắp tới.
Phân tích GBP/USD: Giảm mạnh xuống gần 1.1900 trước sự gia tăng sức mạnh của USD
- GBP/USD đã chứng kiến áp lực bán mới vào thứ Sáu và làm xói mòn một phần chính của mức tăng ngày hôm qua.
- Các vấn đề trong nước tiếp tục ảnh hưởng đến đồng bảng Anh và đóng vai trò như một yếu tố tác động tiêu cực tới cặp tỷ giá này.
- Việc đặt cược tăng lãi suất của Fed đã nâng USD lên mức cao nhất trong 20 năm và góp phần vào xu hướng bán ra. Các nhà đầu tư hiện đang trông đợi vào bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ (NFP) để có động lực mới.
Thị trường tiền điện tử phải chăng là đã chạm đáy?
Bitcoin đã tăng 6% vào thứ Năm, kết thúc ngày ở quanh mức $21,600 và tiếp tục đà tăng vào thứ sáu lên $22,400 đô la. Ethereum đã tăng 6.5% lên $1,240, trong khi các altcoin hàng đầu khác tăng từ 1.9% (BNB) đến 3.2% (Solana). Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử, theo CoinMarketCap, đã tăng 5% qua đêm lên 962 tỷ USD.
Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử đã tăng 2 điểm lên 20 vào thứ Sáu và vẫn ở chế độ "sợ hãi tột độ". Như chúng ta có thể thấy, BTC và ETH hoạt động tốt hơn phần còn lại của thị trường, cho thấy sự phục hồi nhu cầu giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp sau khi các chỉ số chứng khoán tăng cường. Kể từ đầu tháng, BTCUSD đã tăng hơn 17%, đây có vẻ là một kết quả ấn tượng nhưng chỉ mới nhìn sơ qua.
Vấn đề là, bitcoin đã bị đẩy xuống mức thấp nhất có thể vào cuối tháng 6 và mức tăng đáng chú ý hiện tại chỉ là sự phục hồi về mức của 3 tuần trước. BTCUSD vẫn ở dưới MA200 (theo biểu đồ tuần) và đã bị bán tháo trở lại hôm nay theo các cách tiếp cận của nó, cho thấy nguồn cung vượt trội đáng kể từ người bán. Bloomberg tin rằng thị trường tiền điện tử đã chạm đáy. Theo Bank Of America, số lượng người dùng tiền điện tử đang hoạt động đã giảm hơn 50% so với mức đỉnh vào tháng 11 năm ngoái.
Đồng thời, sự quan tâm của người tiêu dùng đối với tài sản kỹ thuật số vẫn ở mức khá cao. Một nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện tập thể lên tòa án California chống lại Solana và các đối tác của nó, cáo buộc họ thu lợi bất hợp pháp từ việc bán mã thông báo SOL làm chứng khoán.
Sản lượng công nghiệp của Ý tháng 5 có gì đáng chú ý?
- Sản lượng công nghiệp của Ý (MoM) -1.1%. Trước đó: 1.6%
- Còn tính theo YoY, Sản lượng công nghiệp của Ý tăng 3.4% thấp hơn cả dự kiến lẫn dữ liệu ra trước đó.
- Theo báo cáo của ISTAT, sản lượng hàng tiêu dùng, hàng hóa trung gian và sản phẩm năng lượng có thể giảm so với tháng trước, trong khi hàng hóa đầu tư tăng nhẹ.
Những lời đồn đoán về NFP và lộ trình tăng lãi suất của Fed
Tốc độ tăng lương dự kiến sẽ hạ nhiệt trở lại vào tháng 6, nhưng một lần nữa, các nhà giao dịch sẽ chú ý đến các chỉ số tiền lương trong dữ liệu để giúp hình thành kỳ vọng về việc liệu Fed sẽ tăng lãi suất 50 bps hay mức tăng 75 bps tại cuộc họp FOMC tháng 7.
Báo cáo việc làm là một phần của phương trình hình thành những kỳ vọng này, phần còn lại là Dữ liệu CPI tháng 6 sẽ được công bố vào tuần tới. Các công bố dữ liệu cũng có thể ảnh hưởng đến việc xác định lộ trình tăng lãi suất cho đến hết năm nay; một thái độ ôn hòa gần đây đối với lộ trình tăng lãi suất của Fed (do lo ngại suy thoái kinh tế) đã không ổn định và thị trường hiện đang dự đoán khoảng 50% rằng lãi suất cơ bản sẽ tăng lên 3.25 - 3.50% vào cuối năm.
Phân tích giá vàng: XAUUSD gần chạm mức thấp so với đầu năm
- Giá Vàng duy trì dưới 1.750 USD trước sự kiện công bố thông tin NFP
- Các đặt cược tăng lãi suất của Fed đã giữ cho USD tăng gần mức cao nhất trong 20 năm và giới hạn mức hồi phục của Vàng.
- Những lo ngại về suy thoái đóng vai trò như một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực nhẹ đối với XAUUSD khi trọng tâm vẫn là báo cáo NFP.
Phân tích EUR/USD: Lo ngại về cuộc khủng hoảng khí đốt ở EU liên tục áp lực lên cặp tỷ giá
EUR hiện vẫn còn đang rất yếu, hiện đã tụt xuống mốc 1.0084.
Rủi ro tỷ giá EUR/USD giảm xuống ngang giá trong những ngày tới vẫn tương đối cao, với những diễn biến tiếp theo trên thị trường khí đốt và số liệu CPI của Mỹ có thể là động lực chính cùng với sự kết hợp thông thường giữa tâm lý rủi ro và sự khác biệt chính sách của Fed và ECB.
USD tiếp tục tăng giá mạnh
Chỉ số DXY đang tăng mạnh (+0.44%) liên tục vượt đỉnh.
Điểm nổi bật trong ngày là việc công bố thông tin NFP của tháng 6 tại Hoa Kỳ. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng MUFG kỳ vọng đồng đô la Mỹ sẽ vẫn được hỗ trợ tốt trừ khi NFP lao dốc ngày hôm nay.
Cập nhật thị trường phiên Âu: Chứng khoán giảm nhẹ, USD chiếm ưu thế, Dầu Brent hồi phục.
Các chỉ số chứng khoán đồng loạt giảm điểm sau một vài phiên tăng điểm liên tiếp, Tiêu cực nhất là chỉ số IBEX.
- Chỉ số DAX -0.49%
- Chỉ số CAC -0.19%
- Chỉ số FTSE -0.33%
- Chỉ số IBEX -0.62%
- Chỉ số Euro 50 -0.4%
- Chỉ số Stoxx 600 -0.23%
Trên thị trường tiền tệ, USD ngày hôm nay chiếm ưu thế so với đa số những đồng tiền khác.
- Chỉ số DXY +0.13%
- EUR -0.06%
- GBP -0.24%
- AUD -0.24%
- NZD -0.2%
- JPY -0.14%
- CHF +0.17%
- CAD +0.32%
Vàng vẫn chịu một áp lực bán tương đối, so với từ đầu tuần, vàng đã mất giá trị 3.58% xuống vùng $1742/oz. Dầu Brent hồi phục mạnh với mức tăng 0.72% vượt trên $103/thùng
Cán cân Thương mại Pháp tháng 5 có gì đáng chú ý?
Cán cân Thương mại Pháp thâm hụt 13 tỷ USD trong tháng 5, lớn hơn so với mức thâm hụt lớn hơn kỳ vọng cũng như số liệu tháng trước đó, trong đó:
- Nhập khẩu tháng 5 đạt mức 60.8 tỷ USD, trước đó, tháng 4: 58.896 tỷ
- Xuất khẩu Pháp (Tháng 5): 47.8 tỷ USD Trước: 46.74 tỷ USD
- Tài khoản vãng lai Pháp (Tháng 5): -3.9 tỷ USD Trước: -3.4 tỷ USD
Phân tích HĐTL khí tự nhiên: Khó có tiềm năng tăng giá
Dữ liệu từ CME Group cho thị trường HĐTL khí tự nhiên cho thấy số vị thế mở giảm khoảng 5 nghìn hợp đồng vào thứ Năm. Trong khi, khối lượng giao dịch tăng hơn 100 nghìn hợp đồng.
Sự phục hồi mạnh mẽ của giá khí đốt hôm thứ Năm trong bối cảnh OI giảm, cho thấy mức tăng thêm có vẻ bị giới hạn. Ngược lại, vùng hỗ trợ $5.3/MMBTU sẽ khó bị phá vỡ trong ngắn hạn.
Bài phát biểu của Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Sam Woods có gì đáng chú ý?
Theo Sam Woods Phó thống đốc BoE:
- Việc cải cách các quy tắc bảo hiểm có thể giải phóng 10-15% số vốn hiện tại do các công ty bảo hiểm nhân thọ nắm giữ
- Cải cách bảo hiểm có thể hỗ trợ từ 45 tỷ đến 90 tỷ bảng Anh trong đầu tư bổ sung vào nền kinh tế
- Phản ứng của ngành công nghiệp đối với các đề xuất sửa đổi của BOE để cải cách các quy tắc về khả năng thanh toán đã bị tiêu cực mạnh