EUR/USD - di chuyển phía trên MA 100 giờ!
- EUR/USD hiện đang di chuyển phía trên đường MA 100 giờ ở khung H1.
- EUR là đồng tiền mạnh nhất trong các đồng G7 hôm nay.
- Cặp tiền hiện đang giao dịch tại mốc 1.0708.
USD/CAD - phá vỡ MA 100 giờ!
- USD/CAD hiện đã phá vỡ qua mốc hỗ trợ MA 100 giờ sau khi di chuyển phía trên đường này trong 2 ngày trước đó.
- Mức hỗ trợ tiếp theo nằm ở vùng 1.2775 đến 1.27796.
- Cặp tiền hiện đang giao dịch tại mốc 1.2785.
Bitcoin bật tăng trở lại sau khi chạm hỗ trợ!
- Bitcoin đã bật tăng trở lại ngay sau khi giá giảm sâu qua mốc hỗ trợ 28,600.
- Giá đồng tiền kỹ thuật số đã có lúc chạm xuống mốc 28,000.
- Hiện đồng tiền đang giao dịch trở lại trong khung 28,600 - 31,000. Giá Bitcoin hiện tại đang là 29,207.
Cập nhật thị trường trái phiếu: Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm điểm
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm 2.24% trong phiên hôm nay, đưa mức lợi suất về mức 2.446%.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm không có quá nhiều biến động (-0.40%). Mức lợi suất hiện tại đang là 2.738%.
- DXY đã sập hơn 64 pips (từ 102.412 về 101.772) sau khi công bố thất nghiệp tháng 03 và GDP quý 01 tại Mỹ được công bố. Chỉ số đồng Đô la Mỹ đã hồi phục ngay sau đó.
Doanh số bán nhà đang chờ xử lý tại Mỹ giảm mạnh so với tháng trước!
- Doanh số bán nhà đang chờ xử lý vào tháng 4 của Mỹ -3.9% so với -2.0% tháng trước.
- Mức giảm trước đó ghi nhận là -1.2%.
- Chỉ số hiện ở mức 99.3 so với 103.7 trước đó.
Cập nhật chiến sự Ukraine: Sievierodonetsk đang dần bị cô lập!
Các báo cáo gửi về cho biết:
- Lyman, vị trí của một giao lộ đường sắt quan trọng, phần lớn đã bị lực lượng Nga chiếm giữ.
- Bộ tổng tham mưu Ukraine báo cáo rằng các lực lượng Nga cũng đang tiến vào Sievierodonetsk, Bakhmut và Avdiivka.
- Thống đốc khu vực Luhansk, Serhiy Haidai, cho biết chỉ 5% diện tích của khu vực hiện nằm trong tay người Ukraine - giảm so với khoảng 10% nắm giữ theo số liệu hơn một tuần trước.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán mở cửa trong sắc xanh!
Chứng khoán Mỹ mở cửa đầu phiên với sắc xanh ở các chỉ số chính. Biên bản họp của FOMC được công bố vào 2h đêm qua không đem lại thông tin gây sốc nào đến với thị trường chứng khoán. Giới đầu tư dự báo FED sẽ tạm dừng việc thắt chặt bảng cân đối trong chu kỳ tăng lãi suất thời gian tới. Tuy vậy, sự quan tâm đối với lạm phát và suy thoái vẫn chưa hạ nhiệt.
Cập nhật các chỉ số chính
- Dow Jone +1.15%
- Nasdaq +0.71%
- S&P 500 +1.01%
Cập nhật thị trường FX:
Không có quá nhiều biến động mạnh ghi nhận trên thị trường tiền tệ hôm nay. EUR mạnh nhất và NZD yếu nhất.
JPY là đồng tiền duy nhất chứng kiến nhiều biến động về giá trong ngày hôm nay, sau các phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật bản (BOJ) Kuroda. USDJPY hiện đã hồi phục sau đà giảm mạnh vào hồi 4h chiều.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD +0.38%
- GBPUSD +0.04%
- AUDUSD +0.04%
- NZDUSD -0.10%
- USDCHF -0.17%
- USDCAD -0.05%
- USDJPY -0.11%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
- Giá dầu hôm nay tiếp tục đi ngang, tiệm cận mức cao thiết lập vào ngày 23/03 năm nay. Dầu Brent và dầu WTI tăng nhẹ hơn 1%, lần lượt giao dịch ở mốc 112.615 USD/thùng (Brent) và 111.763 USD/thùng (WTI).
- Giá vàng hôm nay mở cửa phiên Á trong sắc xanh nhẹ, tuy vậy đà giảm bắt đầu vào cuối giờ chiều nay (5h). Hiện giá kim loại này đang nằm phía dưới ngưỡng kháng cự 1,850 trên khung H1. Giá vàng đang giao dịch tại mốc 1,848.55 USD/ounce.
Dầu của Iran bị tịch thu bởi Mỹ!
- Hoa Kỳ đã tịch thu dầu của Iran được giữ trên một con tàu do Nga điều khiển ở gần Hy Lạp. Lượng dầu này dự định sẽ trở đến Hoa Kỳ trên một con tàu khác,
- Các nhà chức trách Hy Lạp tháng trước đã bắt giữ tàu Pegas mang cờ Iran, với 19 thành viên thủy thủ đoàn Nga trên tàu, gần bờ biển phía nam đảo Evia do lệnh trừng phạt của EU.
Cập nhật Bitcoin: Thủng mốc hỗ trợ!
- Bitcoin sau gần 1 tuần đi ngang liên tục trong vùng biên độ từ 28,600 đến 31,000 - hôm nay đã ghi nhận mức giảm mạnh.
- Hiện đồng tiền kỹ thuật số đã thủng ngưỡng hỗ trợ 28,600.
- Trong các động thái gần nhất, Bitcoin đang cố gắng để quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 28,600. Tuy vậy, áp lực từ phe bán hiện đang là khá lớn.
- Đồng tiền hiện đang giao dịch ở mốc 28,297 (-4.12% so với mức giá mở cửa). Việc Bitcoin sập mạnh trong 15 phút vừa qua là tín hiệu vui với các trader hold đồng tiền này ở vị thế short trong ngày hôm nay.
OPEC + sẽ họp vào tuần tới bàn về kế hoạch khai thác dầu!
- OPEC + nhóm họp ngày 02/06 - nội dung bàn về việc sẽ tiếp tục kế hoạch nâng dần sản lượng khai thác dầu về cuối năm 2022.
- Dầu thô WTI hiện đang giao dịch ở mức 111.23 USD, nằm trong biên độ hẹp cả tuần.
Thu nhập trung bình thống kê hàng tuần tại Canada tháng 3 tăng mạnh!
Thu nhập trung bình tại Canada trong tháng 03 theo thống kê hàng tuần đã tăng từ 2.37% lên 4.3%.
- Mức tăng hàng tháng ghi nhận +0.9% so với hồi tháng 2.
- Thu nhập tới từ tiện ích ghi nhận mức tăng lớn nhất so với cùng kỳ năm ngoái (11.7%) lên 2011 CAD.
- Thu nhập từ bảo hiểm tài chính tăng 12.1% lên 1625 CAD.
- Thu nhập từ dịch vụ chuyên nghiệp và khoa học kỹ thuật tăng 8% lên 1633 CAD.
GDP quý 1 của Hoa Kỳ giảm mạnh hơn dự kiến!
- GDP quý 1 của Hoa Kỳ -1.5% so với -1.3% dự kiến.
- Số liệu thống kê trước đó là -1.4%.
- Tiêu dùng cá nhân tăng lên 3.1% so với 2.7% trước đó.
- PCE lõi + 5.1% so với +5.2% dự kiến.
- Giảm phát tăng nhẹ lên 8.1% so với 8.0% dự kiến.
Tuyên bố thất nghiệp ban đầu tại Mỹ bằng với dự kiến
- Tuyên bố thất nghiệp ban đầu tại Hoa Kỳ ghi nhận 251 nghìn người - bằng với dự kiến trước đó.
- Báo cáo trước đó ghi nhận 281 nghìn người thất nghiệp.
- Yêu cầu việc làm ban đầu trong 4 tuần trung bình động tăng lên 206.75 nghìn trường hợp so với 199.5 nghìn trường tuần trước.
- Tuyên bố tiếp tục việc làm trong 4 tuần trung bình động giảm về 1.347 triệu người so với 1.362 triệu người tuần trước.
Doanh số bán lẻ tháng 3 tại Canada thấp hơn dự kiến!
- Doanh số bán lẻ tháng 3 tại Canada không tăng so với dự kiến tăng 1.4% trước đó.
- Số liệu bán lẻ ô tô cũ + 2.4% so với + 2.0% dự kiến.
- Dự kiến trong tháng 4 doanh số bán lẻ sẽ tăng 0.8%.
Tổng hợp phiên giao dịch Châu Âu: Dollar trì trệ, tâm lý risk-on trỗi dậy!
Thị trường:
- EUR mạnh nhất, AUD yếu nhất
- Thị trường chứng khoán châu Âu lạc quan; HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.6%
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 0.7 bps lên 2.754%
- Vàng giảm 0.3% xuống 1,846.32 USD
- Dầu thô WTI tăng 0.8% lên 111.24 USD
- Bitcoin giảm 2.6% xuống 28,975 USD
Phiên giao dịch bắt đầu với tâm lý thận trọng nhưng sau đó đã chuyển sang chế độ "thị trường tìm kiếm sự phục hồi" khi thị trường chứng khoán lạc quan hơn trong khi đồng đô la giảm nhẹ so với đồng Euro, bảng Anh và Yên.
Yên Nhật đã tăng nhẹ đầu ngày sau khi thống đốc BOJ Kuroda đề cập đến chiến lược rút lui khỏi chính sách nới lỏng. Tỷ giá USD/JPY giảm từ 127.20 xuống 126.65 trong bối cảnh lợi tức trái phiếu kho bạc giảm. Lợi tức kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tuần, kiểm tra mốc 2.70% trước khi tăng trở lại.
Trong khi đó, tỷ giá EUR/USD đang tăng từ 1.0680 lên 1.0720 trước khi giữ gần 1.0700 trong thời điểm hiện tại. Tương tự, tỷ giá GBP/USD cũng tăng từ 1.2570 lên 1.2620 trước khi giảm trở lại dưới 1.2600 hiện tại.
Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh: Sẽ áp dụng mức thuế tạm thời đối với lợi nhuận từ mảng năng lượng
Trong một thông báo liên quan đến cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt của Vương quốc Anh, Thủ tướng Anh (Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh) cho biết chính phủ sẽ áp dụng mức thuế tạm thời đối với lợi nhuận từ mảng năng lượng, theo Reuters. Ông Sunak lưu ý rằng lĩnh vực dầu khí đang tạo ra lợi nhuận bất thường và nói rằng ông đồng tình với việc đánh thuế những khoản lợi nhuận đó.
Ông Sunak cho biết, có thể đánh thuế lợi nhuận bất thường và khuyến khích đầu tư, trước khi thông báo rằng chính phủ cũng sẽ đưa ra ưu đãi thuế đầu tư mới. Mức thuế lợi nhuận mới sẽ được tính với tỷ lệ 25%, trong khi khoản trợ cấp đầu tư mới sẽ giảm gấp đôi cho các công ty năng lượng và khí đốt, có nghĩa là một công ty càng đầu tư nhiều thì họ càng phải trả ít thuế.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng trở lại trước giờ mở cửa!
Sau những giằng co đầu phiên, cổ phiếu đang bắt đầu lạc quan trong nửa giờ qua. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đã tăng cao hơn với HĐTL chỉ số S&P 500 hiện tăng 0.6% trong ngày gần 4,000.
Hợp đồng tương lai chỉ số Nasdaq tăng 0.4% và hợp đồng tương lai chỉ số DowJones cũng tăng 0.6% vào thời điểm hiện tại. Tâm lý tích cực hơn cũng giúp các chỉ số châu Âu ghi nhận mức tăng khiêm tốn trong phiên giao dịch hiện tại:
• Chỉ số Eurostoxx + 0.7%
• Chỉ số DAX + 0.6%
• Chỉ số FTSE không đổi
• Chỉ số CAC 40 + 0.8%
Trên thị trường ngoại hối, đồng USD vẫn ì ạch khi giảm nhẹ so với Euro, bảng Anh, Yên và Franc. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc cũng đã phục hồi mức giảm trước đó với lợi suất kỳ hạn 10 năm hiện giữ nguyên ở mức 2.75%.
Đồng bạc xanh ”trì trệ” trong phiên giao dịch Châu Âu!
Nếu theo chỉ số DXY, đây sẽ là lần đầu tiên trong năm nay đồng Dollar giảm trong 2 tuần liên tiếp. Tuy nhiên, đây có thể là sự điều chỉnh sau những điều USD đã làm được trong năm nay:
- Tỷ giá EUR/USD giảm, kiểm tra mức thấp nhất cuối năm 2016 dưới 1.0400
- USD/JPY chạm mốc 130.00 lần đầu tiên kể từ năm 2002
- GBP/USD mất 1,000 pips khi giảm xuống dưới 1.2200
- USD/CHF lần đầu tiên ngang giá kể từ tháng 12 năm 2019
- USD/CAD lần đầu tiên chạm mức 1.3000 kể từ tháng 11 năm 2020
- AUD/USD lao dốc dưới 0.7000 khi giảm 800 pips
- NZD/USD giảm 800 pips xuống dưới 0.6400, thấp nhất kể từ giữa năm 2020
Hiện tại, tỷ giá EUR/USD tăng 0.3% lên 1.0720 trong khi GBP/USD tăng 0.4% lên 1.2615.
Trong khi đó, USD/JPY tụt dốc 0.5% xuống 126.66 với sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc. Phe gấu của cặp tiền đang hướng đến mốc 125.0.
Ngoại trưởng Blinken sẽ phát biểu về chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc.
16 tháng kể từ nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ có bài phát biểu được chờ đợi từ rất lâu về chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Nhưng các nhà phân tích, nhà đầu tư và thị trường đang tìm kiếm định hướng chính sách có thể sẽ thất vọng: nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ dự kiến sẽ phát biểu vào hôm thứ Năm tại Đại học George Washington để giải thích các chính sách hiện tại thay vì tiết lộ bất kỳ hướng đi táo bạo nào.
Cách tiếp cận của Mỹ bao gồm chiến lược đầu tư vào nền dân chủ và đổi mới trong nước, củng cố các đồng minh và đối tác, đồng thời cạnh tranh với Trung Quốc về các vấn đề quân sự và kinh tế.
Đức thúc giục EU cấm vận dầu Nga
Một số nhận xét của Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck
"Tất cả các nước cần giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga, bao gồm cả Hungary. Nếu chúng ta lấy đây làm cơ sở để thảo luận, thì sẽ dễ dàng đạt được một thỏa thuận. Nếu Hungary tiếp tục đưa những vấn đề khác vào, sẽ rất khó để đi đến đồng thuận. Trong năm ngày tới, chúng ta sẽ có cuộc họp hội đồng EU tiếp theo, tôi cho rằng đó là tiền đề để đạt được một thỏa thuận hoặc chúng ta sẽ phải xem xét các phương án khác. "
Tuy nhiên, ông Habeck không có đề cập đến "các phương án khác" có thể là gì, vì vậy chúng ta sẽ chờ xem. Hiện tại, Hungary là nước phản đối chính đối với lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga.
USD/JPY lao dốc xuống dưới 127.00!
Cặp USD/JPY duy trì đà giảm trong suốt nửa đầu của phiên giao dịch châu Âu và hiện đang dao động quanh khu vực 126.75, giảm 0.41%, chỉ cao hơn mức đáy trong ngày vài pips.
Triển vọng về một động thái tích cực hơn của các ngân hàng trung ương lớn để kiềm chế lạm phát, cùng với cuộc chiến Nga-Ukraine, đã làm dấy lên lo ngại suy thoái. Điều này tiếp tục hỗ trợ đồng yên Nhật Bản và giới hạn đà tăng giá của cặp USD/JPY.
Các biên bản FOMC ngày 3-4/5 cho thấy việc tăng lãi suất 50 bps gần như sẽ xảy ra vào tháng 6 và tháng 7. Tuy nhiên, điều này đã được định giá trên thị trường và không có bất ngờ nào, tái khẳng định ý kiến rằng Fed có thể tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất vào cuối năm nay. Điều này đã kéo lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn xuống mức thấp nhất mới trong sáu tuần, gây áp lực lên cặp USD/JPY.
Những nhà đầu tư hiện chờ đợi vào bảng báo cáo kinh tế của Hoa Kỳ - bao gồm việc phát hành GDP Quý 1, đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần thông thường và Doanh số bán nhà ở. Thêm nữa, sự phân kỳ chính sách của Fed-BoJ có thể giúp hạn chế đà lao dốc của cặp USD/JPY.
Đức: G7 có thể dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bằng cách loại bỏ than đá
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết Nhóm G7 có thể dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và đẩy nhanh tiến trình ngưng sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng cách đồng ý loại bỏ dần sản xuất điện than.
Ông Habeck đang phát biểu khi các bộ trưởng năng lượng, khí hậu và môi trường của G7 tranh cãi về cách giữ các mục tiêu về biến đổi khí hậu đi đúng hướng tại các cuộc đàm phán khi những vấn đề liên quan đến chi phí năng lượng tăng cao và những lo lắng về nguồn cung cấp nhiên liệu do cuộc chiến ở Ukraine gây ra đang chiếm hầu hết sự chú ý.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: USD/JPY giảm mạnh sau những bình luận của ông Kuroda, Bitcoin giảm sâu
Đồng USD hiện sụt giá nhẹ, chỉ số DXY giảm 0.01% xuống 102.067.
- GBP/USD giảm 0.11% xuống 1.2561
- EUR/USD tăng nhẹ 0.06% lên 1.0682
- USD/JPY giảm mạnh 0.49% xuống 126.64, ảnh hưởng từ những nhận xét của ông Kuroda
- Hai đồng Antipodean đều sụt giá
- Bitcoin giảm 1.98% xuống 28958.31
Sự kết thúc của fish&chips? Giá cả tăng cao đe dọa đến truyền thống của người Anh
Tại công ty Hooked Fish and Chips ở phía tây London, Bally Singh đang phải vật lộn để tiếp tục truyền thống của Anh, với giá cá, khoai tây, dầu ăn và thậm chí cả bột mì được sử dụng làm bột nấu chín đều tăng cao.
Các cửa hàng chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và nguyên liệu chỉ để thấy khách hàng ở nhà, Singh và hàng nghìn quán fish & chips đang phát triển mạnh khác trên khắp quốc gia này đang phải vật lộn giữa khủng hoảng Nga - Ukraine, dịch Covid-19 và hậu Brexit.
Thị trường chứng khoán châu Âu đang dần khởi sắc
- Eurostoxx +0.6%
- DAX +0.6%
- FTSE +0.2%
- CAC 40 +0.5%
- HĐTL S&P 500 +0.3%
- HĐTL Nasdaq ít biến động
- HĐTL Dow Jones +0.3%
HĐTL S&P 500 hiện tăng 12 điểm sau khi giảm 16 điểm chỉ khoảng hai giờ trước.
Ngân hàng Trung ương Nga giảm lãi suất cơ bản xuống 11% từ 14%
- Mở ra triển vọng giảm lãi suất chính các cuộc họp sắp tới
- Nền kinh tế Nga vẫn còn nhiều thách thức, hạn chế đáng kể hoạt động kinh tế
Đồng rúp không có nhiều biến động, và là một trong những đồng tiền mạnh nhất trong năm nay (sau khi nằm trong số những đồng tiền yếu nhất vào tháng 3):
Thị trường chứng khoán ít biến động đầu phiên Âu
- Eurostoxx ít biến động
- DAX +0.2%
- CAC 40 ít biến động
- FTSE ít biến động
- IBEX +0.3%
Các nhà đầu tư vẫn đang giữ thái độ thận trọng và chứng khoán Mỹ đang cố gắng hồi phục sau bảy lần thua lỗ hàng tuần liên tiếp.
Hợp đồng tương lai của S&P 500 giảm 0.1%, hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 0.4% và hợp đồng tương lai Dow Jones ít biến động vào thời điểm hiện tại.
Đồng Yên tăng giá nhẹ sau nhận xét của ông Kuroda
Tỷ giá USD/JPY giảm từ 127.20 xuống 126.65 trước khi giữ quanh mức 126.80 hiện tại:
125.00 là mục tiêu tiếp theo cho cặp tiền này. Trên thị trường trái phiếu, lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 2 bps xuống 2.727% trong ngày.
Ông Kuroda: Đừng mong đợi lạm phát sẽ ở quanh mức 2% trong 2 năm tới
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tái khẳng định chính sách nới lỏng vẫn cần thiết, phù hợp với những gì chính phủ mong muốn.
Thống đốc BOJ: Cần duy trì chính sách nới lỏng trong hiện tại
- Nhưng khi đến thời điểm thích hợp, BOJ sẽ thảo luận về chiến lược rút lui và công bố rộng rãi
- Đối với chiến lược rút lui, điều quan trọng sẽ là làm thế nào để tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán
- BOJ có thể sẽ kết hợp tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán
- Tuy nhiên cách thứ, thời gian sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau tại thời điểm đó
Đồng yên đang tăng giá nhẹ từ nhận xét của ông Kuroda khi ông đề cập đến việc rút lại chính sách nới lỏng của BOJ.
USD/JPY đã giảm từ 127.20 xuống 126.94 trong vài phút qua.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida: Đồng Yên biến động mạnh là điều không mong muốn
- Không cho rằng có khác biệt về quan điểm trong thị trường ngoại hối giữa ông Suzuki (bộ trưởng tài chính) và ông Kuroda (thống đốc BOJ)
- Đồng yên yếu có tác động tích cực đối với các nhà xuất khẩu, mặc dù nó gây tổn hại cho các hộ gia đình và một số doanh nghiệp
- Kuroda đã nói rằng đồng yên yếu tốt cho nền kinh tế nói chung, nhưng có một số nhược điểm
- Không thể dự đoán liệu đồng yên yếu sẽ tồn tại trong thời gian ngắn hay dài hạn
NZD/USD không thể vượt qua 0.6500 khi tâm lý risk-off tăng trở lại trước PCE của Mỹ!
Cặp NZD/USD đã thất bại trong việc vượt qua rào cản quanh 0.6500 và đã giảm xuống gần 0.6450 trong đầu phiên giao dịch châu Âu. Sự không chắc chắn trước dữ liệu PCE của Hoa Kỳ, đã làm giảm tâm lý risk-on của những trader.
PCE của Mỹ dự kiến sẽ duy trì ổn định ở mức 7% nhưng sự ổn định ở mức đỉnh là nguyên nhân khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lo lắng. Mức PCE cao hơn dẫn đến chi tiêu cao hơn cho hàng hóa lâu bền và không lâu bền từ các hộ gia đình, điều này có thể làm cho áp lực lạm phát mạnh hơn.
Trong khi đó, đồng NZD cũng đang đối mặt với những lo ngại về suy thoái kinh tế mới. Thông báo tăng lãi suất 50 điểm cơ bản của RBNZ vào thứ Tư đã cho thấy nỗ lực trong khi giải quyết lạm phát đang gia tăng.
Thủ tướng Nhật Bản hy vọng BOJ sẽ nỗ lực để đạt được mục tiêu lạm phát!
Phát biểu của thủ tướng Nhật Bản, Fumio Kishida
Ông đang kêu gọi BOJ cố gắng đạt được mức lạm phát 2% một cách ổn định và bền vững.
Chà, lạm phát ở Nhật Bản không tăng như các nơi khác trên thế giới nhưng đang dần tiến tới mục tiêu 2%. Và đối với một quốc gia từ lâu đã quen với giảm phát, đó có lẽ là một vấn đề lớn.
Hợp đồng quyền chọn ngoại hối đáo hạn ngày 26 tháng 5 có gì nổi bật?
Không có gì quan trọng cần lưu ý cho ngày hôm nay. Tuy nhiên, ngày mai sẽ là một câu chuyện khác.
Nổi bật nhất là cặp EUR/USD với các hợp đồng được trải dài từ 1.0500 đến 1.0700. Hợp đồng quyền chọn cặp trên tại 1.0650-55 (hơn 3 tỷ €) sẽ được quan tâm đặc biệt. Đường MA 100 giờ của cặp tiền này hiện ở mức 1.0655 với một số hỗ trợ nhỏ từ mức đáy của ngày hôm qua xung quanh 1.0642.
USD/TRY kéo dài đà tăng, chờ đợi CBRT!
USD/TRY kéo dài đà tăng lên mức cao kỷ lục trước quyết định lãi suất của CBRT. Tỷ giá hiện tại chạm mốc 16.35, tăng 0.24% trong ngày!
Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã lao dốc kể từ những ngày đầu năm 2022 khi thị trường mất niềm tin vào nỗ lực của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trong việc ổn định tỷ giá và vẫn giữ nguyên lãi suất. Các động thái này cũng bị nghi ngờ về nguồn dự trữ ngoại hối gần đây đang cạn kiệt của Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (CBRT).
“Dữ liệu vào thứ Sáu tuần trước cho thấy dự trữ quốc tế ròng của ngân hàng trung ương đã giảm khoảng 3.5 tỷ đô la xuống 11.53 tỷ đô la trong tuần tính đến ngày 13 tháng 5. Các ngân hàng tính toán rằng họ sẽ giảm xuống 10 tỷ đô la hoặc ít hơn trong tuần tiếp theo,” Reuters cho biết.
Trong khi đó, những lo ngại xuất phát từ cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga và các điều kiện căng thẳng của Trung Quốc, đè nặng lên tâm lý thị trường và có lợi cho nhu cầu trú ẩn an toàn của đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, Biên bản FOMC mới nhất đã làm dấy lên nghi ngờ về việc tăng lãi suất 50 bps sau tháng 9 và giới hạn đà tăng của đồng bạc xanh.
Nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm dẫn đến nhu cầu về than lao dốc!
Nhu cầu về than nhiệt của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục giảm trong quý 2, vì các đợt phong tỏa Covid tiếp tục khiến nền kinh tế xuống dốc.
Sản lượng tiêu thụ nhiên liệu của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm vừa phải trong tháng 5 và tháng 6 sau khi sụt giảm mạnh vào tháng 4, Hiệp hội Vận tải và Phân phối Than Trung Quốc cho biết tại một cuộc họp báo hôm thứ Tư.
Tuy nhiên, sản lượng vẫn tăng khi các nhà sản xuất chú ý đến lời kêu gọi của chính phủ để đảm bảo an ninh năng lượng.
Cùng với các biện pháp thúc đẩy sản lượng và xây dựng các kho dự trữ, điều này sẽ mang lại cho Trung Quốc cơ hội tốt hơn để đáp ứng nhu cầu điện năng cao điểm trong mùa hè, khi nhu cầu điều hòa không khí tăng cao và làm nền móng để cung cấp cho ngành công nghiệp vào mùa thu. Sự thiếu hụt than vào mùa thu năm 2021 đã góp phần gây ra tình trạng mất điện chưa xảy ra trong thời kỳ sản xuất cao điểm của nhiều ngành công nghiệp.
Hãng hàng không Qantas tăng giá vé và cắt giảm chuyến bay do giá nhiên liệu cao!
Hãng hàng không Qantas đang đẩy mạnh giá vé và cắt giảm các chuyến bay nội địa tại Úc để bù đắp cho chi phí nhiên liệu cao hơn.
Giá nhiên liệu tăng liên tục có nghĩa là Qantas cần “tái cân bằng công suất và giá vé”, hãng hàng không cho biết hôm thứ Năm. Các dịch vụ nội địa trong tháng 7 và tháng 8 sẽ giảm từ 107% xuống 103% so với mức trước Covid.
Nga chiến tranh với Ukraine đã khiến giá dầu tăng vọt, với dầu thô trên 100 USD/thùng trong tháng Ba.
Cảng Thượng Hải đạt hiệu suất 95% sau khi hoạt động trở lại
Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin:
- Báo cáo công suất xếp dỡ container là 95%
Cập nhật thị trường phiên Á: DXY hồi phục về 102, vàng tiếp tục điều chỉnh
Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục phân hóa, chỉ số tại Thượng Hải và Hồng Kông điều chỉnh do tình hình dịch bệnh:
- SHANGHAI -0.05%
- NIKKEI +0.03%
- HSI -0.95%
- SHENZHEN +0.24%
- KOSPI +0.39%
- ASX 200 -0.38%
Trên thị trường Fx, DXY đã hồi phục về lại 102 sau áp lực điều chỉnh cuối phiên trước, biến động của các cặp tiền chính như sau:
- GBPUSD +0.02%
- EURUSD +0.16%
- AUDUSD -0.10%
- USDJPY +0.22%
- USDCAD +0.12%
- USDCHF +0.09%
- NZDUSD -0.06%
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 điều chỉnh so với đầu phiên, về 2.759%.
Vàng tiếp tục điều chỉnh trong phiên sáng nay, giá đang được giao dịch quanh $1,949/oz. Dầu thô chưa ghi nhận nhiều biến động, giá dầu WTI tiếp tục dao động quanh $111/thùng.
Kỳ vọng lạm phát gia tăng trong kinh doanh ở Úc
Cuộc khảo sát về Điều kiện và Tâm lý Kinh doanh do Cục Thống kê Úc công bố ngày hôm nay cho thấy:
- Hơn một phần ba tổng số doanh nghiệp (38%) dự kiến sẽ tăng giá hơn bình thường. Điều này tương tự với tháng 3 năm 2022 (39%).
- Gần một nửa (48%) tổng số doanh nghiệp không có kế hoạch tăng giá hàng hóa hoặc dịch vụ trong ba tháng tới.
- Gần 1/5 doanh nghiệp (18%) đã lập kế hoạch chi tiêu vốn trong 3 tháng tới.
- Trong số 38% doanh nghiệp dự kiến tăng giá, phần lớn cho biết chi phí sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp sử dụng tăng (92%) và giá nhiên liệu hoặc năng lượng tăng (78%) là những nguyên nhân chính.
- Trong số 48% doanh nghiệp dự kiến không tăng giá, gần một nửa cho rằng lý do không tăng giá là để giữ chân khách hàng (46%) và có hợp đồng giá cố định (46%).