Vàng đạt mức cao nhất trong hơn 1 tháng do khủng hoảng Ukraine làm suy yếu tâm lý rủi ro!
Giá vàng hôm thứ Hai đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 3, do cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine làm suy yếu tâm lý rủi ro và khiến các nhà đầu tư tìm đến sự an toàn của vàng.
Vàng giao ngay tăng 0.5% lên mức $1984.58/ounce lúc 8h sáng, đạt mức cao nhất kể từ ngày 14 tháng 3 trước khi giảm nhẹ ở thời điểm hiện tại xuống $1983/oz.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: Chứng khoán trái chiều, Fx chưa có nhiều biến động
Các chỉ số chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đang có diễn biến khá trái chiều. Trong khi chỉ số Hong Kong và Úc đang tăng tương đổi, chỉ số Nhật Bản và Trung Quốc lại đang giảm. Chứng khoán Nhật suy yếu một phần có thể do sự suy yếu của đồng Yên và triển vọng kinh tế khó khăn khi giá cả nhập khẩu tăng cao:
- SHANGHAI-0.74%
- NIKKEI-1.83%
- HSI+0.67%
- SHENZHEN-0.21%
- KOSPI-0.15%
- ASX 200+0.59%
- NIFTY 50 không đổi
Trên thị trường tiền tệ, chưa có nhiều biến động trong phiên sáng hôm nay.
- EURUSD−0.08%
- USDJPY+0.13%
- GBPUSD−0.21%
- AUDUSD−0.49%
- USDCAD+0.22%
- USDCHF+0.09%
Tỷ giá tham chiếu của cặp tiền USDCNY hôm nay là 6.3763
CNY là đồng tiền tiêu dùng nội địa, tỷ giá USDCNY được giới hạn biến động 2% trong ngày so với tỷ giá tham chiếu.
BOJ vẫn giữ nguyên quan điểm về chính sách tiền tệ hiện tại
Cụ thể, thống đốc NHTW Nhật cho biết trước đó:
- Mong muốn tỷ giá hối đoái ổn định
- Đồng Yên biến động mạnh có thể có tác động tiêu cực đến nền kinh tế
- Giữ nguyên quan điểm đồng Yên yếu là tích cực cho nền kinh tế nói chung
- Tác động của việc giảm giá trị đồng Yên không đồng đều tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô doanh nghiệp
- Đồng yên suy yếu mạnh gần đây có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
- Thích hợp để tiếp tục nới lỏng tiền tệ
Quan điểm này của ông càng ủng hộ đà tăng của USDJPY, hiện tỷ giá đã vượt mốc 126 và đang hướng đến 127.
Số liệu sản xuất công nghiệp tháng 3 của Trung Quốc tăng trong khi doanh thu bán lẻ giảm so với dự kiến
- Sản xuất công nghiệp tăng 5.0% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn dự kiến (4.5%)
- Tuy nhiên, doanh thu bán lẻ -3.5% cao hơn 1.5% dự kiến do ảnh hưởng của các hạn chế phòng ngừa lây lan dịch bệnh của nước này.
- Các khoản đầu tư vào tài sản cố định + 9.3% so với cùng kỳ
- Tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 ở mức 5.8% cao hơn 5.5% dự kiến
GDP Quý I Trung Quốc tăng so với dự kiến
Cụ thể:
- GDP Quý I Trung Quốc ghi nhận tăng 1.3% so với quý trước trong khi dự kiến là 0.6%
- GDP cả năm theo dự báo đã tăng 4.8% so với 4.4% ban đầu
Chuyên gia PSPN: Dự báo xu hướng sắp tới GBPUSD
Sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020 ở 1.2974 đầu tuần trước, GBPUSD đã hồi phục về vùng 1.3000.
Tuy nhiên, với đà tăng của DXY, GBPUSD khó mà giữ được tỷ giá hiện tại trong tuần này.
Nhìn vào biểu đồ, tỷ giá hiện đã nằm dưới tất cả các đường SMA20-SMA200 ủng hộ cho xu hướng giảm tiếp diễn. RSI cũng đang nằm trên 40 nên đà bán có thể quay lại.
PTKT: Dự báo xu hướng tỷ giá USDCHF
USDCHF đang dao động trong phạm vi nhỏ 0.9411-0.9439 test lại vùng đỉnh cũ từ giữa tháng trước.
Trong khung H4 USDCHF đang tạo mô hình lá cờ. Nếu DXY tiếp tục tăng như hiện tại, tỷ giá sẽ vượt cản trên và tạo xu hướng tăng tiếp. Điều này càng được ủng hộ khi tỷ giá hiện vẫn đang ở trên 2 đường EMA20 (0.9358) và EMA50 (0.9400) và chỉ số RSI cũng đang dao động trong khoảng 65-80.
Mặt khác, nếu tỷ giá giảm xuống dưới 0.9382, xu hướng giảm có thể được hình thành có thể đưa tỷ giá về vùng đáy cũ (0.9287).
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 15/4: Tiếp tục là một tuần ảm đạm đối với chứng khoán toàn cầu
Một tuần nữa ghi nhận những ảnh hưởng từ chính sách “hawkish” của Fed cũng như các NHTW nhiều quốc gia lên tâm lý chung của thị trường. Kèm theo đó là những thông tin chẳng mấy lạc quan đến từ xung đột Nga-Ukraine khi một loạt các số liệu quân đội 2 bên hy sinh đã được công bố cuối tuần qua.
Sắc đỏ ghi nhận ở cả 3 chỉ số chính của chứng khoán Mỹ:
- Chỉ số S&P 500 -1.21%
- Chỉ số Dow 30 -0.33%
- Chỉ số Nasdaq -2.14%
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục tăng mạnh, kỳ hạn 10 năm +3.9bps còn kỳ hạn 2 năm +5.2bps.
Ở thị trường Fx, Đô la Mỹ tiếp tục có một tuần tăng mạnh khi chỉ số DXY đã vượt qua mốc 100 vào phiên ngày 12/4 và duy trì trên mốc này đến hết tuần, hiện tại chỉ số này tăng nhẹ 0.16% so với thứ Sáu lên 100.5. Các đồng tiền khác tuy ghi nhận những thay đổi tích cực từ các động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của NHTW như NZD có tăng so với USD nhưng sau đó đã điều chỉnh mạnh trở lại. Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
- EUR/USD−0.05%
- USD/JPY+0.12%
- GBP/USD−0.12%
- AUD/USD−0.13%
- USD/CAD+0.12%
- USD/CHF+0.04%
Trung Quốc cũng đang là tâm điểm chú ý tuần vừa qua khi tình hình dịch bệnh tại nước này có nhiều diễn biến phức tạp. Mặc dù vào thứ Năm, các nhà chức trách đã có những động thái nới lỏng các giới hạn đối với cư dân ở một số khu vực khi tình hình được kiểm soát phần nào nhưng vào cuối tuần qua, các ca nhiễm mới lại tăng lên một cách nhanh chóng và chính quyền đã ra lệnh phong tỏa thêm một phần thành phố Tây An.
Bối cảnh xung đột chiến tranh cũng như nhiều tin tức xấu về gia tăng lạm phát đã khiến giá dầu tăng mạnh trong tuần qua, dầu Brent phiên hôm nay tiếp tục tăng 4.52% lên $109.29/thùng. Tương tự với vàng khi kim loại này đã đạt mốc $1990/oz đầu phiên sáng hôm nay.
Tướng Vladimir Frolov, phó tư lệnh Tập đoàn quân số 8 của Nga tử trận tại Ukraine
Thống đốc Saint Petersburg cho biết tướng Vladimir Frolov, phó tư lệnh Tập đoàn quân số 8 của Nga, đã thiệt mạng trong chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Lễ tang thiếu tướng Vladimir Frolov được tổ chức theo nghi thức quân đội tại nghĩa trang Serafimovsky ở thành phố Saint Petersburg của Nga hôm qua.
"Hôm nay chúng ta tiễn biệt một người anh hùng. Vladimir Petrovich Frolov qua đời trong trận đánh với những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine. Ông hy sinh mạng sống chính mình để phụ nữ, trẻ em và người già ở Donbass không còn phải nghe tiếng bom nổ và lo sợ cho tính mạng bản thân", thống đốc Saint Petersburg Alexander Beglov phát biểu trong lễ tang.
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin này.
Áp lực lạm phát gia tăng ở châu Á
Áp lực giá cả hiện đang hiện diện khắp các nền kinh tế ở châu Á, đưa châu lục này đối mặt với lạm phát lịch sử và tạo ra chi phí sinh hoạt cao đến mức kinh khủng.
Giá sản xuất của Nhật Bản trong tháng 3 đã tăng cao hơn dự kiến, phù hợp với các chỉ số lạm phát gần đây khác từ các quốc gia như Ấn Độ và Hàn Quốc. Những câu chuyện tương tự tiếp tục xảy ra ở Mỹ, nơi giá tiêu dùng tăng cao nhất kể từ năm 1981 và ở Anh, nơi lạm phát tăng nhanh nhất trong ba thập kỷ.
Do đó, ngày càng có nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới thực hiện các quan điểm chính sách tiền tệ quyết liệt hơn.
Thượng Hải ghi nhận 23,500 ca nhiễm Covid-19; Tây An phong tỏa một phần thành phố
Đại dịch Covid-19 ở Thượng Hải tiếp tục diễn biến phức tạp, với hơn 23,500 ca nhiễm mới hôm qua, trong khi thành phố Tây An phía tây bắc Trung Quốc cho biết họ sẽ tạm thời phong tỏa một phần sau khi ghi nhận hàng chục ca nhiễm trong tháng này.
Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, Trung Quốc đã báo cáo 24,680 ca nhiễm mới hàng ngày trong ngày thứ Sáu. Hơn 80% các ca ở Thượng Hải không có triệu chứng, vi rút tiếp tục lây lan mạnh bất chấp việc 25 triệu người ở trung tâm tài chính này đã bị giãn cách nhiều tuần.
Chính quyền Tây An cho biết họ sẽ hạn chế sự di chuyển của cư dân trong bốn ngày, cho đến ngày 19 tháng 4. Mọi người nên ở nhà và hạn chế các hoạt động ngoài nhà không cần thiết, trong khi các khu giải trí lớn bao gồm rạp chiếu phim, quán bar, bảo tàng và khách sạn tạm thời đóng cửa. Các nhà hàng được yêu cầu chỉ bán mang về.
Bộ trưởng tài chính Ukraine: Kyiv đảm bảo sẽ trả các khoản nợ nước ngoài
Bộ trưởng Tài chính Serhiy Marchenko cho biết hơn 80% số nợ mà Ukraine phải trả trong năm nay là nợ trong nước, “mà chúng tôi có thể dễ dàng trang trải” hoặc tái cấp vốn.
Ông cho biết lịch trình trả nợ nước ngoài “khá vừa phải và đơn giản”, với đỉnh điểm là vào tháng 9 khi Kyiv đến hạn trả lãi 500 triệu USD bằng Eurobonds. Bộ trưởng cho biết Ukraine đã cắt giảm chi tiêu 180 tỷ hryvnia (6 tỷ USD) và cần từ 5 đến 7 tỷ USD mỗi tháng để tài trợ ngân sách trong khi chiến tranh tiếp tục.
Ông Marchenko cho biết nền kinh tế Ukraine có thể thu hẹp từ 30% đến 50%, nhưng còn quá sớm để đưa ra ước tính chính xác.
Ukraine: Khoảng 2500 - 3000 lính đã thiệt mạng sau 7 tuần chiến sự
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết chưa có thống kê về thương vong dân thường, ông nói thêm rằng 19,000 đến 20,000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh, nay đã bước sang tuần thứ 8. Nga trong khi đó thông báo vào tháng trước rằng số binh sĩ thiệt mạng và bị thương của nước này lần lượt là 1,351 và 3,825.
Moskva chưa bình luận về con số thương vong mới nhất mà Tổng thống Ukraine đưa ra.
Ukraine tuyên bố bắn rơi tên lửa hành trình Nga
Giới chức Ukraine cho biết lực lượng phòng không đã bắn rơi tên lửa hành trình của Nga nhắm vào vùng Lviv ở phía tây nước này.
"Sáng 16/4, tên lửa được phóng về hướng tỉnh Lviv bởi máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Các đơn vị tên lửa phòng không, thuộc Bộ tư lệnh Không quân phía Tây của không quân Ukraine, đã phá hủy 4 tên lửa hành trình", chỉ huy quân sự tỉnh Lviv Maksym Kozytsky hôm nay cho biết.
Kozytsky nói máy bay quân sự Nga tham gia vụ không kích đã cất cánh từ đường băng Baranovichi tại Belarus. Tình báo NATO cho biết Belarus được Nga sử dụng làm cơ sở triển khai nhiều đợt tiến công trên bộ lẫn không kích vào lãnh thổ Ukraine từ khi khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/2.
Mua NFT trị giá 2.9 triệu USD, tới khi bán đấu giá chỉ có người trả 3600 USD
Sina Estavi là một trader tiền điện tử, năm ngoái anh này đã mua một NFT đại diện cho dòng tweet đầu tiên của người sáng lập Twitter Jack Dorsey (hình dưới), anh trả tới 2.9 triệu đô la cho NFT này và quyết định "chốt lời" khoản đầu tư của mình, bằng cách đưa nó ra đấu giá với kỳ vọng sẽ thu về 48 triệu đô la. Tuy nhiên anh đã vỡ mộng nhanh chóng.
Trong số những người tham gia buổi đấu giá đó, người trả giá cao nhất chỉ tới 277 đô la. Mặc dù sau đó có người trả anh 3600 đô la, nhưng vẫn không là gì so với số tiền vốn anh bỏ ra để mua NFT này.
Estavi nói rằng sẽ giữ NFT lại cho tới khi tìm được người trả giá hợp lý
Mùa báo cáo thu nhập bắt đầu bước sang tuần thứ hai. Trader cần chú ý những gì?
Lịch báo cáo thu nhập của Mỹ sẽ bước sang tuần thứ hai với báo cáo của nhóm tài chính. Dưới đây là lịch công bố của một số định chế/ngân hàng lớn trong tuần sau:
Thứ Hai, ngày 18 tháng 4
- Bank of America
- Charles Schwab
- Intuitive Surgical
Thứ Ba, ngày 19 tháng tư
- IBM
- Lockheed Martin
- Halliburton
- Netflix
- Johnson & Johnson
Thứ Tư, ngày 20 tháng 4
- Alcoa
- United Airlines
- Procter & Gamble
- Carvana
Thứ Năm, ngày 21 tháng 4
- AT&T
- Black Rock
- Freeport McMoRan
- Philip Morris
Thứ Sáu, ngày 22 tháng 4
- American Express
- Verizon
- Kimberly clark
- Schlumberger
Macron đứng trước chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống của Pháp với 56% phiếu bầu
Macron được cho là đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống của Pháp với 56% số phiếu bầu so với Le Pen. Tỷ lệ tham gia dự bỏ phiếu kiến là 71% cho cuộc bầu cử tổng thống lần thứ hai của Pháp, theo IPSOS-Sopra Steria.
Ukraine: Nga sử dụng vũ khí mới tại Mariupol!
Ngày 15 tháng 4, người phát ngôn của lực lượng quân đội Ukaraina Oleksandr Motuzyanyk cho biết: " Thứ Sáu này là lần đầu tiền nga sử dụng đến những cuộc tấn công bằng máy bay ném bom chiến lược, kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt chính thức bắt đầu vào ngày 25/02". Mục tiêu tấn công là thành phố cảng Mariupol.
Sản lượng công nghiệp tại Mỹ tăng mạnh hơn dự báo!
Trong tháng Ba, sản lượng công nghiệp tại Mỹ tăng 0.9% so với tháng trước. Con số này vượt kỳ vọng ban đầu là 0.4%.
Moody's: Nga đứng trước nguy cơ vỡ nợ!
- Theo Moody's, những khoản đáo hạn tới đây của trái phiếu bằng đồng Dollar sẽ được thanh toán bởi đồng Rúp
- Những trái phiếu này hoàn toàn không có điều khoản thanh toán bằng đồng Rúp
- Nga đã từng vỡ nợ trái phiếu quốc tế sau cuộc cách mạng năm 1917
Chênh lệch lợi suất tiếp tục khiến JPY bất lợi
Thị trường chứng khoán châu Âu và thị trường chứng khoán Mỹ đã đóng cửa, tuy vậy giao dịch trên thị trường FX vẫn tiếp tục như thường, dù thiếu vắng đi các trader Âu/Mỹ. GBP là đồng tiền mạnh nhất và JPY là đồng tiền yếu nhất ở thời điểm hiện tại. Chênh lệch lợi suất trái phiếu Mỹ Nhật vẫn đang ủng hộ USD, khi khoảng cách giữa lợi suất 10 năm của Mỹ và của Nhật lên tới 253bp.
Chỉ số sản xuất tại New York theo thống kê của FED giảm 0.1% trong tháng 4
Chỉ số sản xuất của Fed Empire State ở New York đứng ở mức +24.6+ so với -11.8% vào tháng Ba. Cao hơn nhiều so với mong đợi:
- Đơn đặt hàng mới +25.1% so với -11.2% trong tháng trước
- Giá hàng hóa tăng 86%
- Chỉ số việc làm +7.3% so với +14.5% của tháng trước
- Lượng đơn đặt hàng chưa được thực hiện tăng lên 17.3%
- Thời gian giao hàng tăng lên thêm 2.9 ngày so với tháng trước (29.8 ngày so với 32.7 ngày)
Tổng thống Pháp Macron và đối thủ của ông - bà Le Pen nói mức lương cho CEO Stellantis là một mức gây "sốc"
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đối thủ cho vị trí tổng thống sắp tới - bà Marine Le Pen hôm thứ Sáu đã gọi mức lương của Giám đốc điều hành nhà sản xuất ô tô Pháp - Ý Stellantis là một mức gây "sốc", với việc trả lương cho giám đốc điều hành quá mức hiện đang là một chủ đề nóng trong cuộc đua bầu cử tổng thống của Pháp.
Chỉ còn 9 ngày nữa trước khi quyết định ai sẽ lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ hai của Liên minh châu Âu trong 5 năm tới, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Macron đang dẫn trước, và được theo rất sát bởi bà Le Pen.
Phó Thủ tướng Nga cho biết một số người mua đồng ý trả bằng rúp cho khí đốt của Nga
Một số khách hàng mua khí đốt của Nga đã đồng ý chuyển sang thanh toán bằng đồng rúp, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết.
"Chúng tôi mong đợi quyết định (chuyển sang đồng rúp) từ các nhà nhập khẩu khác", ông nói thêm và không tiết lộ danh tính của những khách hàng đã chuyển sang.
Tháng trước, Tổng thống Vladimir Putin ra quyết định các khách hàng mua khí đốt của Nga từ các nước "không thân thiện" nên thanh toán bằng đồng rúp, một động thái bị các quan chức Liên minh châu Âu bác bỏ theo chế độ trừng phạt của khối đối với Moscow.
PBOC: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 25 bps, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hôm thứ Sáu thông báo rằng họ sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với tất cả các ngân hàng xuống 25 điểm cơ bản (bps), có hiệu lực từ ngày 25 tháng 4.
PBOC lưu ý thêm rằng họ sẽ cắt giảm RRR thêm 25 bps đối với một số ngân hàng nhỏ hơn và lưu ý rằng họ sẽ giải phóng khoảng 530 tỷ nhân dân tệ thanh khoản dài hạn với quyết định này.
Moldova cho rằng việc quân đội Nga cố gắng chiêu mộ công dân của mình rất nguy hiểm
Một số báo cáo cho thấy quân đội Nga đang cố gắng chiêu mộ công dân Moldova, và đây là việc rất nguy hiểm, họ thường xuyên thảo luận với các quan chức Nga, để trả lời câu hỏi về cuộc chiến Ukraine.
Bình luận trên được đưa ra vài ngày sau khi tình báo quân đội Anh nói rằng Moscow đang cố gắng bổ sung lực lượng của mình ở Ukraine bằng cách chiêu mộ thêm binh lính ở khu vực ly khai Transdniestria.
Transdniestria là một dải đất hẹp do quân ly khai thân Nga nắm giữ, chạy dọc phía đông Moldova và cách cảng Odesa của Ukraine khoảng 25 dặm (40 km).
Nga cảnh báo Mỹ về việc trang bị vũ khí cho Ukraine
Nga đã cảnh báo Hoa Kỳ rằng sẽ có "hậu quả khó lường" nếu Washington tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine, theo tờ Washington Post.
"Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ và các đồng minh ngừng việc quân sự hóa Ukraine một cách vô trách nhiệm, gây ra những hậu quả khó lường đối với an ninh khu vực và quốc tế", tờ Washington Post dần trong công hàm Nga gửi Mỹ.
Tổng thống Biden đề cử cựu quan chức Bộ Tài chính Michael Barr vào vị trí đừng đầu vai trò giám sát của Hội đồng thống đốc Cục Dự trữ Liên bang
Theo Reuters, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Sáu cho biết ông sẽ đề cử cựu quan chức Bộ Tài chính Michael Barr làm người đứng đầu vai trò giám sát của Hội đồng thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang, thay thế Sarah Bloom Raskin, người đã rút lui vào tháng 3 sau khi không giành được sự ủng hộ của các đảng viên Dân chủ ôn hòa.
Michael Barr, hiện là giáo sư tại Trường Luật Đại học Michigan, là nhân vật quan trọng của Bộ Tài chính dưới thời Tổng thống Barack Obama khi Quốc hội thông qua luật cải cách tài chính Dodd-Frank năm 2010 và giúp thành lập Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (CFPB).
Khảo sát của ECB: Chỉ số HICP của Eurozone dự kiến đạt 6% vào năm 2022, 2.4% vào năm 2023
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện gần đây của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), chỉ số HIPC khu vực Eurozone dự kiến sẽ ở mức 6% vào năm 2022 và 2.4% vào năm 2023.
Chỉ số HICP dự kiến sẽ giảm xuống mức 1.9% và trung bình đạt 2.1% trong "dài hạn."
Theo cuộc khảo sát, tổng sản phẩm quốc nội trong khu vực Eurozone được dự báo sẽ tăng lần lượt 2.9%, 2.3% và 1.8% vào các năm 2022, 2023 và 2024.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: USD/JPY tiếp tục tăng
Đồng USD tăng giá nhẹ khi chỉ số DXY tăng 0.12% lên 100.459.
- GBP/USD tăng nhẹ 0.05% lên 1.3071.
- EUR/USD giảm 0.15% xuống 1.0812.
- Tỷ giá USD/JPY tiếp tục tăng 0.46% lên 126.44.
- Hai đồng Antipodean đều sụt giá.
- Bitcoin tăng 0.95% lên 40341.88.
Bộ Quốc phòng Nga: Tăng số lượng và quy mô các cuộc tấn công tên lửa vào các cơ sở ở Kyiv
Hôm thứ Sáu, Bộ Quốc phòng Nga cho biết số lượng và quy mô của các cuộc tấn công tên lửa vào các cơ sở ở Kyiv sẽ gia tăng để đáp trả các hành động phá hoại trên lãnh thổ Nga của Kyiv, theo Reuters.
"Nhà máy Ilyich ở Mariupol đã được giải phóng hoàn toàn khỏi lực lượng của Ukraine", Bộ Quốc phòng Nga cho biết. "Biệt đội lên đến 30 lính đánh thuê từ đơn vị quân đội tư nhân Ba Lan đã được giải tán ở khu vực Kharkiv."
BOJ dự kiến nâng dự báo lạm phát lên gần 2%, tiếp tục nhấn mạnh duy trì chính sách siêu nới lỏng
Reuters cho biết BOJ sẽ nâng dự báo lạm phát cho năm tài khóa hiện tại lên gần 2% vào cuộc họp chính sách tháng này trong bối cảnh chi phí hàng hóa toàn cầu tăng cao, dẫn đến lạm phát năng lượng và thực phẩm cao hơn, cho thấy ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng để thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế.
BOJ sẽ nhóm họp vào ngày 28 tháng 4 tới.
Chỉ số HICP tháng 3 của Pháp tăng 5.1%, bằng mức tăng cùng kỳ năm ngoái
Chỉ số CPI cũng tăng 4.5%, cùng mức tăng tháng 3 năm 2021 của Pháp.
Số liệu này không nằm ngoài dự tính khi lạm phát của Pháp tăng mạnh, giá năng lượng tăng mạnh. Điều đó cho thấy, giá lương thực cũng đã tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái do sức ép giá cả nói chung đang tăng cao.
Giá năng lượng đã tăng 29.2% trong tháng 3 so với mức tăng 21.1% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Giá thực phẩm tăng 2.9% trong tháng 3, cao hơn mức tăng 2.1% trong tháng Hai.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Phiên giao dịch ảm đạm vào ngày nghỉ lễ!
Một phiên giao dịch ảm đạm vào ngày nghỉ lễ khi các cặp tiền G7 không biến động nhiều cuối phiên Á.
- Chỉ số DXY giữ vững mốc 100.52 khi tăng 0.19%.
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.19% xuống kiểm tra lại vùng 1.08.
- Hai đồng Antipodean suy yếu, đều giảm hơn 0.2%.
- Đồng Yen tiếp tục đà giảm của mình khi USD/JPY tăng lên mức cao nhất trong 20 năm
Những tiếng nổ lớn được ghi nhận ở Kyiv sau khi tàu chiến Nga chìm!
Những tiếng nổ lớn đã được nghe thấy ở Kyiv vào thứ Sáu và giao tranh bùng phát ở miền Đông sau khi Ukraine tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ đánh chìm tàu chiến ở Biển Đen của hải quân Nga, đây sẽ là một trong những đòn giáng nặng nề nhất của cuộc chiến.
Đây dường như là một trong những vụ nổ đáng kể nhất ở khu vực thủ đô của Ukraine kể từ khi quân đội Nga rút khỏi khu vực vào đầu tháng này để chuẩn bị cho các trận chiến ở phía Nam và phía Đông.
Giá nhà mới xây tháng 3 tại Trung Quốc chững lại do COVID!
Dữ liệu cho thấy giá nhà mới xây ở Trung Quốc không tăng so với tháng trước, cho thấy nhu cầu thấp khi các biện pháp phong tỏa COVID-19 ngày càng chặt làm giảm niềm tin của người tiêu dùng.
Giá nhà mới trung bình tại 70 thành phố lớn không thay đổi trong tháng thứ hai liên tiếp. Tính theo năm, giá tăng 1.5%, đây là tốc độ chậm nhất kể từ tháng 11 năm 2015.
Lễ phục sinh khiến thị trường vô cùng ảm đạm!
Kỳ nghỉ lễ sẽ làm cho thanh khoản mỏng hơn trong những phiên tới, trong đó hôm nay là ngày lễ của ngân hàng Canada.
Đồng Euro suy yếu đôi chút và kiểm tra lại mốc 1.0800 sau một đợt phá vỡ ngắn hạn ngày hôm qua khi ECB công bố chính sách tiền tệ, trong khi đồng Yen cũng tiếp tục mất giá do lợi suất trái phiếu tăng cao hơn. Tin tức đáng chú ý hôm nay là PBOC giữ nguyên lãi suất chính sách nhưng việc cắt giảm RRR (tỷ lệ dự trữ bắt buộc) có thể sẽ sớm xảy ra.
Cuộc thăm dò của Reuters cho thấy lạm phát tiêu dùng tại Nhật Bản vẫn còn cách xa mục tiêu của BOJ!
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản có thể tăng nhanh vào tháng 3 so với một năm trước đó nhưng vẫn thấp so với mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, củng cố quan điểm rằng BOJ sẽ tụt hậu so với các ngân hàng trung ương khác trong việc bình thường hóa chính sách.
Trong khi đó dữ liệu cán cân thương mại của Nhật Bản dự kiến sẽ vẫn chìm sâu trong mức thâm hụt, làm dấy lên lo ngại về chi phí nhập khẩu nhiên liệu và hàng hóa tăng cao, cộng với việc đồng Yen suy yếu xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua so với đồng USD trong tuần làm tăng "nỗi đau" với người dân nước này.
Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ tổ chức cuộc họp bộ trưởng tài chính vào tuần tới!
Hãng tin Kyodo đưa tin hôm thứ Sáu rằng Nhật Bản và Hoa Kỳ có khả năng sẽ tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng tài chính song phương vào tuần tới bên lề cuộc họp G20 được tổ chức tại Washington.
Cả hai chính phủ hiện đang đàm phán về thời gian chính xác cho cuộc họp, có thể sẽ được tổ chức vào khoảng ngày 21 tháng 4.