Mỹ ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm Covid trong 1 ngày
Theo báo cáo mới nhất từ đại học John Hopkins, cả nước Mỹ đã ghi nhận thêm 1,042,000 trong ngày hôm trước, và các bang còn chưa báo cáo toàn bộ dữ liệu. Điều này đồng nghĩa với việc số ca nhiễm đã tăng gấp đôi so với 4 ngày trước. Đại học John Hopkins cũng nói thêm rằng với đà này, cứ 100 người Mỹ thì sẽ có 1 người nhiễm Covid.
Nhu cầu thanh khoản Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong tháng tới
Theo Bloomberg, trong tháng Một, Trung Quốc sẽ có rất nhiều khoản nợ đến hạn và nhu cầu tiền tăng theo mùa vụ. Bloomberg dự báo nhu cầu thanh khoản có thể đạt khoảng 4.5 nghìn tỷ nhân dân tệ (708 tỷ USD) vào tháng Một, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự gia tăng số lượng các khoản vay chính sách đến hạn và nhu cầu tiền mặt để chi tiêu trong dịp Tết Nguyên đán là hai động lực chính.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương chào 2022: Chứng Nhật, Úc, tăng mạnh; Trung, Hàn chìm trong sắc đỏ
Hôm nay là phiên giao dịch đầu tiên của một số thị trường chứng khoán châu Á trong năm 2022. Khởi đầu năm mới, trong khi Nikkei và ASX đều tăng mạnh, các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc và Hàn Quốc lại đang đỏ lửa:
- Chỉ số Nikkei tăng 1.69%
- Chỉ số SSE giảm 0.35%
- Chỉ số HSI giảm 0.29%
- Chỉ số ASX tăng 1.72%
- Chỉ số Kospi giảm 0.31%
Thị trường tiền tệ chưa có quá nhiều biến động, tuy nhiên AUD hiện đã tăng 0.4% so với USD, còn NZD cũng tăng 0.36%.
Vàng tăng 0.16% lên 1,803. Dầu thô tăng 0.54% lên $76.38/thùng.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản: Omicron và lạm phát khiến triển vọng kinh tế khó đoán
Theo ông Kuroda:
- Kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi, với đầu tàu là các nền kinh tế tiên tiến
- Sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế toàn cầu tăng cao do lạm phát ở Châu Âu, Mỹ cũng như số ca omicron tăng
- Sẽ điều hướng chính sách một cách phù hợp với sự theo dõi chặt chẽ của các phát triển kinh tế trong nước và nước ngoài
Trung Quốc sẽ thắt chặt yêu cầu bảo mật dữ liệu với các công ty muốn IPO tại nước ngoài
Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc đã công bố một số quy định mới, trong đó:
- Bất kỳ công ty nào có dữ liệu của hơn 1 triệu người dùng phải trải qua một cuộc đánh giá bảo mật trước khi niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài, hiệu lực từ ngày 15/2
- Các công ty nên đăng ký đánh giá an ninh mạng trước khi nộp đơn đăng ký niêm yết cho các cơ quan quản lý chứng khoán nước ngoài
- Các công ty sẽ không được phép niêm yết ở nước ngoài nếu bị phát hiện có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia
Citibank có nhận định gì về dầu Brent?
Theo Citi, thị trường dầu đã kết thúc giai đoạn cung không đủ cầu, và lúc này, trữ dầu đang tăng trở lại và sớm muộn cung sẽ vượt cầu. Do đó, Citi dự báo dầu Brent sẽ giảm trong năm 2022. Citi kỳ vọng giá dầu Brent sẽ đạt mức trung bình $75/thùng trong quý I, và đến quý IV sẽ giảm đâu đó $10-15/thùng.
Hiện tại dầu Brent đang được giao dịch quanh mức $79/thùng.
Dennis Gartman cảnh báo rằng chứng khoán có thể sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm "chậm, tốn nhiều nhân lực" vào năm 2022!
Dennis Gartman cảnh báo rằng chứng khoán có thể sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm "chậm, tốn nhiều nhân lực" vào năm 2022 do có tới 4 lần tăng lãi suất của Fed. Ông dự đoán rằng chứng khoán có thể giảm 10% đến 15% trong năm nay, nói rằng chất xúc tác có thể là việc Ngân hàng Trung ương thắt chặt trong bối cảnh lạm phát tiếp tục gia tăng. Mặt khác, giá trị đang là chủ đề phổ biến nhất trong giới đầu tư vào năm nay, với 106 tổ chức đầu tư được Bloomberg News khảo sát. Khoảng một phần tư trong số họ cho biết các cổ phiếu ngân hàng sẽ trở nên lý tưởng, thay vì năng lượng xanh, sự tăng trưởng, công nghệ Hoa Kỳ và EM.
Nhà Trắng dự kiến sẽ đề cử nhà kinh tế học Philip Jefferson vào một ghế trong Hội đồng Thống đốc của Fed.
Nhà Trắng dự kiến sẽ đề cử nhà kinh tế học Philip Jefferson vào một ghế trong Hội đồng Thống đốc của Fed. Việc bổ nhiệm sẽ khiến ông trở thành người da đen thứ tư giữ vị trí trong Hội đồng trong hơn 100 năm qua. Jefferson đã có 2 lần làm việc tại Fed trước đây - với tư cách là nhà kinh tế học trong bộ phận tiền tệ của hội đồng quản trị từ năm 1996 đến năm 1997, và là trợ lý nghiên cứu trong bộ phận phân tích tài khóa từ năm 1983 đến năm 1985.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD dao động quanh ngưỡng mở cửa.
Đồng USD dao động quanh ngưỡng mở cửa khi chỉ số DXY giảm 0.05% xuống 96.179.
- Cặp GBP/USD dao động quanh mức 1.3476.
- EUR/USD tăng 0.11% lên mức 1.1306.
- Tỷ giá USD/JPY tăng 0.09% lên 115.40.
- Hai đồng Antipodean tăng nhẹ.
OPEC và các nước đồng minh thông báo sẽ sớm phê chuẩn một đợt phục hồi sản lượng dầu khiêm tốn khác với 400.000 thùng/ngày.
OPEC và các nước đồng minh thông báo sẽ sớm phê chuẩn một đợt phục hồi sản lượng dầu khiêm tốn khác với 400.000 thùng/ngày vào cuộc họp hôm thứ Ba, khôi phục nguồn cung bị gián đoạn trong đại dịch. Các nhà phân tích của nhóm các nước này trước đó đã cắt giảm ước tính thặng dư trong quý đầu tiên là 25%, xuống còn 1.4 triệu thùng/ngày, dự đoán tăng trưởng nguồn cung yếu hơn so với các đối thủ. OPEC+ đã khởi động lại khoảng 2/3 sản lượng mà họ đã tạm dừng vào năm 2020.
Bản tin Covid-19: FDA đã phê duyệt việc tiêm liều bổ sung Pfizer cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi.
FDA đã phê duyệt việc tiêm liều bổ sung Pfizer cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi, và cũng cho phép tiêm liều thứ ba cho trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch từ 5 đến 11 tuổi. Trong khi số ca nhiễm tại Mỹ đang đạt mức kỷ lục, tỷ lệ số ca xét nghiệm dương tính ngày càng tăng cho thấy số ca nhiễm thực sự có thể nhiều hơn đáng kể. Ở bên kia Đại Tây Dương, Boris Johnson cảnh báo rằng đại dịch còn rất lâu mới kết thúc, trong khi Đức bắt đầu cân nhắc các biện pháp mới. Tại châu Á, Bộ trưởng Y tế Singapore lo ngại về một làn sóng biến thể Omicron sắp xảy ra, vì biến thể này hiện chiếm khoảng 17% các trường hợp trong nước.
Đồng Bitcoin kết thúc năm 2021 một cách khá khó khăn.
Đồng Bitcoin kết thúc năm 2021 một cách khá khó khăn. Đồng tiền này đã sụt giá 19% trong tháng 12, với mức lỗ hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 5 và là tháng 12 tồi tệ nhất kể từ năm 2013, khiến nó dao động quanh đường trung bình động MA 200 ngày. Mức tăng 60% của năm 2021 đánh dấu mức tăng hàng năm thấp nhất kể từ năm 2015, khi đồng BTC tăng 36%. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn giữ tâm thế lạc quan khi năm mới chỉ vừa bắt đầu.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 3/1: Chứng khoán Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục trong khi Trái phiếu chính phủ giảm!
Chứng khoán Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục trong khi Trái phiếu chính phủ giảm khi các nhà giao dịch sẵn sàng cho sự khởi đầu của một năm có nguy cơ biến động cao và ba đợt tăng lãi suất dự kiến từ Cục Dự trữ Liên bang.
-
Chỉ số S&P 500 tăng 0.6% sau khi chứng khoán ở châu Âu lên mức cao kỷ lục, do khối lượng giao dịch vẫn còn thấp với tình hình chung một số thị trường vẫn đóng cửa nghỉ lễ.
-
Chỉ số Nasdaq 100 tăng 1.1%.
Giá dầu thô tại Mỹ tăng 1% lên $75.95/thùng do dự kiến sản lượng dầu thô của Libya sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm.
Giá vàng giảm 1.5% xuống $1,801.80/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tăng giá khi chỉ số DXY tăng 0.5%.
-
EUR/USD giảm 0.7% xuosng mức 1.1295
-
Cặp GBP/USD giảm 0.4% xuống mức 1.3477
-
Tỷ giá USD/JPY giảml 0.2% xuống 115.34
Nếu chiến tranh Ukraine - Nga xảy ra, liệu USD sẽ còn được "trọng dụng"?
Căng thẳng Ukraine - Nga đang dần lên tới cao trào, nếu cuộc chiến này xảy ra (một kịch bản xa vời) thì thị trường sẽ tìm tới nơi trú ẩn an toàn.
Các chuyên gia cho rằng: "Về cơ bản, những lo lắng về địa chính trị khiến dòng tiền tìm về nơi trú ẩn an toàn như Yên Nhật. Đồng franc Thụy Sĩ cũng có thể tăng giá nhưng có thể không mạnh”.
“Ukraine không sở hữu các nguồn tài nguyên quan trọng và các nước phương Tây có khả năng sẽ can thiệp vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Các lệnh trừng phạt có thể đẩy giá dầu cao hơn trong dài hạn, nhưng có lẽ không quá cao".
"Nói chung, nếu cuộc chiến này xảy ra, thì cũng là cơ hội để bán các vị thế USD"
Mỹ: Chỉ số PMI sản xuất do Markit công bố không đạt kỳ vọng
Theo IHS Markit, chỉ số PMI sản xuất tháng 12 của Hoa Kỳ là 57.7, giảm nhẹ so với ước tính nhanh là 57.8 và thấp hơn con số 57.8 của tháng 10.
Chuyên gia kinh tế cao cấp tại IHS Markit nhận xét: “Tháng 12 chứng kiến sự gia tăng nhẹ trong sản lượng sản xuất của Mỹ do tình trạng thiếu nguyên liệu và sự chậm trễ của nhà cung cấp. Mặc dù được tình trạng thiếu hụt nguồn cung vẫn ở mức nghiêm trọng, thời điểm cuối năm đưa ra một số dấu hiệu cho thấy áp lực chi phí đã phần nào giảm bớt".
Phố Wall khởi sắc, phiên giao dịch đầu tiên của năm không thể "ngọt ngào" hơn!
Chứng khoán Mỹ mở cửa đầy sự hứng khởi khi các chỉ số chính đồng loạt tăng điểm. Dow Jones, S&P500 và Nasdaq tăng lần lượt 0.8%, 0.6% và 0.4% trong bối cảnh thanh khoản giao dịch vẫn thấp khi các thị trường khác vẫn đang nghỉ lễ, và các lo ngại về Omicron dường như đã nguôi ngoai phần nào. Thị trường thời gian tới sẽ tập trung vào quá trình tăng lãi suất của Fed và kỳ vọng tỷ lệ lạm phát sẽ chuyển biến tích cực.
Ngược lại, trên thị trường hàng hóa lại chìm trong biển "máu". Giá dầu thô giảm về mốc $75/thùng ( -0.24%) sau khi Opec+ công bố kế hoạch tăng sản lượng dầu thô trong thời gian tới. Vàng giảm 1.1% xuống $1807.70/oz sau khi đạt mốc cao trong ngày tại vùng $1829/oz.
Diễn biến tương tự trên thị trường tiền tệ khi USD đang lấy lại vị thế sức mạnh của mình. Các đồng tiền chính đồng loạt giảm mạnh, trong đó yếu nhất là AUD giảm -0.98%, tiếp đến là NZD giảm -0.87%
- CHF -0.67%
- EUR -0.6%
- GBP -0.54%
- JPY -0.4%
Trong khi đó, thị trường trái phiếu tiếp tục tụt dốc, khiến lợi suất trái phiếu (vốn có mối tương quan trái chiều) kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 8 điểm cơ bản lên 1.59%.
Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận mức lạm phát tăng kỷ lục trong tháng 12
Trong tháng 12/2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 36.08% YoY và 13.58% MoM. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 9/2002 và cao hơn nhiều so với mức 21.31% trong tháng 11/2021.
Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua giai đoạn lạm phát tăng mạnh và đồng nội tệ mất giá mạnh, nguyên nhân chính từ chính sách kinh tế bất thường của Tổng thống R.Erdogan. Erdogan tranh luận rằng lãi suất tăng sẽ thúc đẩy lạm phát và ngược lại, hoàn toàn trái ngược với những gì đã diễn ra ở các nền kinh tế trên thế giới.
PBOC: Sẽ triển khai kế hoạch để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng bởi tác động của Covid
PBOC tuyên bố sẽ áp dụng các kế hoạch mới nhằm khuyến khích các tổ chức tài chính cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ đang chịu áp lực từ COVID-19.
Theo đó, PBOC sẽ cung cấp vốn cho các tổ chức ngân hàng đủ điều kiện để thúc đẩy họ cung cấp thêm các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo một kế hoạch kéo dài đến tháng 6 năm 2023.
Thủ tướng Anh cảnh báo về áp lực nhập viện gia tăng do mắc Omicron
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm thứ Hai nói rằng sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách hiện tại và theo dõi cũng như cập nhật tình hình thường xuyên.
Ông Johnson nói thêm rằng áp lực lên các bệnh viện sẽ rất lớn trong vài tuần tới, tuy nhiên phần lớn những người được chăm sóc đặc biệt đều đã được tiêm chủng và thậm chí đã tiêm liều tăng cường.
Pháp tăng cường viện trợ tài chính cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire hôm thứ Hai thông báo chính phủ sẽ mở rộng viện trợ tài chính cho các công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch coronavirus.
La Maire nói thêm rằng họ sẽ giảm nhẹ các hạn chế để hỗ trợ các doanh nghiệp chịu tổn thất về doanh thu bán hàng, chi phí viện trợ sẽ vào khoảng "vài trăm triệu euro."
Số liệu thị trường lao động tuần tới tại Mỹ và Canada có gì đáng chú ý?
Tuần đầu tiên của năm tới sẽ có một lịch bận rộn liên quan đến dữ liệu kinh tế. Tại Mỹ và Canada, số lượng việc làm và số liệu ISM sẽ được công bố. Ngoài ra, FED sẽ công bố biên bản cuộc họp gần đây nhất của mình. Các nhà phân tích từ TD Securities kỳ vọng tạo ra 30 nghìn việc làm mới ở Canada trong tháng 12 và số NFP là 500 nghìn.
“Sau quyết định của FOMC nhằm tăng gấp đôi tốc độ giảm dần chương trình QE và giọng điệu diều hâu hơn đáng kể, giờ đây, trọng tâm sẽ chuyển sang các yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan điểm giữa các nhà hoạch định chính sách (bao gồm cả về "việc làm tối đa") sau cuộc họp tháng 11. Việc Tổng thống Biden đề cử ba ghế thống đốc Fed cũng có thể thu hút sự chú ý”.
Xuất khẩu tại Malaysia mở rộng lên mức cao nhất trong nhiều tháng - UOB
Nhà kinh tế cao cấp Julia Goh của Tập đoàn UOB và Nhà kinh tế Loke Siew Ting nhận xét về các kết quả được công bố gần đây từ lĩnh vực Xuất khẩu ở Malaysia.
“Xuất khẩu tăng với tốc độ mạnh hơn 32.4% trong tháng 11 (tháng 10: 25.5%), phù hợp với dự báo của chúng tôi nhưng cao hơn mức dự kiến của Bloomberg (30%). Nhập khẩu tăng 38% so với cùng kỳ (tháng 10: 27.9%) Nhập khẩu cao hơn xuất khẩu dẫn đến thặng dư thương mại thu hẹp 18.9 tỷ MYR (tháng 10: 26.3 tỷ MYR) ”.
“Xuất khẩu tổng thể trong tháng 11 đã tăng nhờ các lô hàng điện và điện tử (E&E) (17.4%), sản phẩm dầu mỏ (111.6%), dầu cọ và các sản phẩm nông nghiệp làm từ dầu cọ (97.4%) và LNG ( 99.5%). Xuất khẩu sang các thị trường chính bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, đều ghi nhận mức tăng trưởng hai con số ”.
“Với mức tăng trưởng xuất khẩu từ đầu năm đến nay là 25.7%, con số này đã vượt qua mục tiêu xuất khẩu của chúng tôi là 25%. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ trong những tháng tới với mức tăng trưởng xuất khẩu dự kiến là 2.0% cho năm 2022. Biến thể Omicron, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang diễn ra và giá hàng hóa giao dịch cao hơn có thể gây ra rủi ro giảm cho triển vọng thương mại. Trong nước, tình trạng thiếu công nhân và lũ lụt đã ảnh hưởng đến sản xuất trong các lĩnh vực và khu vực được chọn ”.
OPEC + đi trước với kế hoạch tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày vào tháng Hai - Reuters
Trích dẫn ba nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, Reuters đưa tin hôm thứ Hai rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh dự kiến sẽ tăng sản lượng dầu thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng Hai theo kế hoạch.
OPEC+ sẽ có một cuộc họp vào thứ Ba, ngày 4/1, để quyết định về chiến lược cung cấp dầu.
Dòng tiêu đề này dường như không có tác động đáng kể đến giá dầu thô. Dầu West Texas Intermediate (WTI) đang giao dịch ở mức 76.25 USD, tăng 1.2% trong ngày.
Singapore: Lạm phát tăng cao trong tháng 11 - UOB
Barnabas Gan, Chuyên gia kinh tế tại Tập đoàn UOB, đánh giá số liệu lạm phát mới nhất ở Singapore.
“Giá tiêu dùng của Singapore tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 2/2013 ở mức 3.8% so với cùng kỳ năm ngoái (+1.0% hàng tháng) vào tháng 11 năm 2021”.
“Tương tự, lạm phát lõi của Singapore tăng tốc lên 1.6% vào tháng 11 năm 2021, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 3 năm 2019”
“Các ước tính chính thức về lạm phát đã được điều chỉnh để giải thích cho việc giá cả tăng cao hơn dự kiến. Theo thông cáo báo chí của Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS), lạm phát tiêu đề "dự kiến sẽ ở mức 2.3%" vào năm 2021, so với triển vọng phạm vi trước đó là "khoảng 2.0%" như được trích dẫn trong thông cáo báo chí vào tháng 10. "
“Do giá tiêu dùng tăng cao từ đầu năm đến nay, chúng tôi tiếp tục nâng triển vọng lạm phát tiêu đề của mình lên 2.3% cho năm 2021, trong khi giữ nguyên triển vọng lạm phát cốt lõi ở mức 1.0%.”
Các trường hợp Covid phá vỡ kỷ lục khi dịch omicron bùng nổ trên toàn cầu
Số liệu về các ca mắc Covid trong bảy ngày gần gấp đôi so với kỷ lục hàng tuần trước đó của đại dịch nhờ “cơn sóng thần” Omicron.
Biến thể có khả năng lây nhiễm và lan truyền cao đã đẩy số ca mắc bệnh lên mức kỷ lục 10 triệu ca trong tuần qua tính đến Chủ nhật, gần gấp đôi kỷ lục trước đó là 5.7 triệu ca (vào cuối tháng Tư).
Sự gia tăng số lượng các ca lây nhiễm vào thời điểm mà nhiều người đã từ bỏ việc thử nghiệm hoặc đang sử dụng các bộ dụng cụ tại nhà với kết quả không được báo cáo với chính quyền địa phương, đã dẫn đến các chuyến bay bị hủy, văn phòng đóng cửa và các cơ sở sản xuất và chuỗi cung ứng bị bóp nghẹt.
Các ca nhiễm tăng vọt với các trường hợp được báo cáo từ Úc, Mỹ đến Ý và Pháp.
Điều đáng chú ý là số lượng ca tử vong theo tuần của Covid vẫn đang trên đà giảm, xuống mức thấp nhất trong năm.
Triển vọng cho năm 2022 phụ thuộc vào việc liệu số người chết có gia tăng theo sau các ca mắc trong những tuần tới hay không, hoặc nếu bằng chứng cho thấy làn sóng omicron sẽ ít nghiêm trọng hơn.
ECB tiếp tục mở rộng chính sách tiền tệ nếu lạm phát dự báo vẫn dưới 2% - Natixis
Điều này có thể hợp lý khi nghĩ rằng lạm phát trong khu vực đồng Euro sẽ giảm trở lại dưới mục tiêu 2% của ECB từ giữa năm 2022. Đây cũng là điều mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mong đợi. Theo các nhà phân tích tại Natixis, miễn là lạm phát không phải là mối đe dọa thực sự trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, ECB sẽ giữ cho chính sách tiền tệ mở rộng.
Tầm quan trọng của dự báo lạm phát cho năm 2023
“ECB có nhiều mục tiêu: Giúp đảm bảo tính bền vững của nợ công; Thúc đẩy đầu tư tư nhân và đầu tư công, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi năng lượng; Giảm tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu. Các mục tiêu này có thể được theo đuổi miễn là lạm phát kỳ vọng vẫn dưới 2%. Như trường hợp ngày hôm nay, ECB sẽ tiếp tục mua trái phiếu mà không tăng lãi suất cơ bản ”.
“Nếu lạm phát dự kiến tăng liên tục và trên 2% đáng kể (ECB có thể chịu đựng lạm phát tạm thời cao hơn 2% một chút, chẳng hạn như 2.5%, nhưng không phải là vĩnh viễn), ECB có thể sẽ thực hiện một chính sách xoay chuyển và, giống như Cục Dự trữ Liên bang, thoát khỏi nới lỏng và bắt đầu lên kế hoạch tăng lãi suất”.
PMI sản xuất của Tây Ban Nha tháng 12 đạt kỳ vọng
Dữ liệu mới nhất do Markit phát hành - ngày 3/1/2022
Chỉ số PMI sản xuất của Tây Ban Nha trong tháng 12 đạt 56.2, giảm nhẹ so với tháng trước 57.1, tuy nhiên phù hợp với dự báo.
Các báo cáo vẫn chỉ ra sự mở rộng đáng kể trong lĩnh vực sản xuất của Tây Ban Nha nhưng có một số thách thức chính. Hạn chế về nguồn cung và áp lực giá tăng cao tiếp tục là khó khắn trước mắt, dẫn đến việc tăng trưởng công việc mới chậm hơn, áp lực công suất kéo dài và lượng công việc tồn đọng tăng mạnh.
Chứng khoán châu Âu bắt đầu năm mới tích cực
Các chỉ số châu Âu đã có một năm 2021 xuất sắc và có một khởi đầu thuận lợi vào năm 2022. Hòa chung bầu không khí với thị trường châu Âu, chỉ số S&P 500 tương lai tăng 0.4%. Chỉ số CAC 40 đạt mức cao kỷ lục mới, chạm mốc 7,200. Cụ thể:
• Chỉ số Eurostoxx +0.4%
• Chỉ số DAX tăng nhẹ +0.4%
• Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng mạnh nhất với +0.6%
• Chỉ số IBEX tăng +0.2%
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số Dollar Mỹ đã mở đầu năm mới một cách vững chắc, tăng 0.21% lên 95.877 điểm. Điều này cũng giúp Dollar tranh ngôi đầu bảng trong phiên giao dịch hôm nay. Ngược lại, đồng Euro giảm mạnh nhất với 0.32%, theo sau là CAD với 0.25%.
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng nhẹ 0.13% lên 1.514.
Giá vàng giảm nhẹ 0.39% trong bối cảnh USD tăng giá, xuống còn 1,822.19 USD/oz. Trong khi đó, Dầu thô tăng 0.88% so với phiên thứ 6, chạm mốc 75.91 USD/thùng.
Vàng sụt giảm mạnh, hướng đến 1,800 USD
Giá vàng đã bắt đầu ngày giao dịch đầu tiên của năm 2022 không ổn định.
Như chuyên gia Dhwani Mehta của FXStreet lưu ý, trong khung 4 giờ, giá vàng đã trượt dốc xuống 1,822.83 USD/ounce.
“Sự thoái lui của giá vàng có thể gây ra sự sụt giảm mới đối với khu vực bứt phá quan trọng trước đây, quanh mức 1,814 USD. Và đây cũng chính là giao điểm của mô hình hỗ trợ nêm và đường SMA 21 ngày. Trước mức đó, vị trí 1,820 USD có thể được kiểm tra. Nếu giá vàng tạo ra sự phá vỡ nêm tăng trong khung thời gian tới, thì việc bán tháo có thể đạt tới mức 1,800 Dollar.”
“Nếu phe Bò giành lại quyền kiểm soát, kim loại vàng có thể chứng kiến sự bứt phá lên mức cao nhất trong nhiều tuần là 1,832 Dollar”
Hợp đồng tương lai khí tự nhiên: Khả năng tăng thêm khó xảy ra
Xem xét các số liệu chuyên sâu về hợp đồng tương lai khí tự nhiên, lãi suất mở đã giảm khoảng 1.2 nghìn hợp đồng vào thứ Sáu, đảo ngược một phần đà tăng của ngày hôm trước. Khối lượng giao dịch cũng xảy ra hiện tượng tương tự và giảm gần 43.5 nghìn hợp đồng sau hai phiên tăng giá liên tiếp.
Các chuyên gia dự báo khí tự nhiên có thể kiểm tra lại vùng 3.50 Dollar.
Dollar bắt đầu năm mới vững chắc
Việc chốt lời trong kỳ nghỉ năm mới khiến đồng bạc xanh sụt giảm vào hai tuần cuối cùng của năm 2021. Với các điều kiện giao dịch bình thường hóa trở lại vào ngày đầu tiên của năm 2022, đồng Dollar bắt đầu biến chuyển tích cực với Chỉ số Đô la Mỹ tăng 0.25% vào đầu phiên giao dịch châu Âu.
IHS Markit sẽ phát hành bản sửa đổi cuối cùng cho chỉ số PMI tháng 12 của Đức, khu vực đồng Euro và Mỹ. Dữ liệu về Chi tiêu xây dựng tháng 12 cũng sẽ được công bố trong bảng thống kê kinh tế Hoa Kỳ.
Tâm trạng thị trường vẫn tương đối lạc quan vào thứ Hai mặc dù các báo cáo tiết lộ rằng cổ phiếu của tập đoàn Evergrande của Trung Quốc đã bị đình chỉ giao dịch tại Hồng Kông. Chỉ số chứng khoán Mỹ kỳ hạn tăng từ 0.35% đến 0.55% trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn đang đi ngang quanh mức 1.5%.
Trong khi đó, giá dầu thô đang tăng sau khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia thuộc sở hữu nhà nước của Libya vào cuối tuần trước cho biết sản lượng dầu của họ dự kiến sẽ giảm thêm 200.000 thùng/ngày (bpd) trong tuần tới. Dầu thô West Texas Intermediate (WTI) tăng 0.7% trong ngày ở mức 75.90 USD.
AUD/USD: Vẫn còn “lực đẩy” trên mốc 0.7300 - UOB
Theo các Nhà chiến lược FX tại UOB Group, đà tăng của AUD/USD có thể vượt qua ngưỡng 0.7300 trong những tuần tới.
Theo khung ngày, AUD đã chạm mức cao 0.7277 vào thứ Sáu tuần trước, trước khi đóng cửa ở mức 0.7269 (+0.26%). Trước khi động lực tăng giá suy yếu, AUD có thể “rướn” lên 0.7295. Việc tăng liên tục trên ngưỡng này là khó có thể xảy ra. Hỗ trợ gần nhất tại 0.7260, tiếp theo là 0.7240.
Trong 1-3 tuần tới: “Sự phục hồi của AUD từ mức đáy của tháng 12 là 0.6994 dường như đã được tăng nóng quá mức nhưng vẫn còn khả năng để AUD vượt lên 0.7315. Mức kháng cự chính tại 0.7345 khó có thể bị xuyên thủng. Hỗ trợ ở mức 0.7240 nhưng nếu tỷ giá xuống dưới 0.7210 sẽ cho thấy áp lực tăng đã biến mất.”
Dầu thô: Sự sụt giảm dường như không được ưa chuộng
Báo cáo sơ bộ của CME Group đối với thị trường dầu thô kỳ hạn cho thấy các nhà giao dịch đã cắt giảm các vị thế mở chỉ bằng 227 hợp đồng vào hôm thứ Sáu, ghi nhận mức giảm thứ hai liên tiếp cho đến nay. Thay vào đó, khối lượng đã mở rộng và tăng khoảng 12.2 nghìn hợp đồng.
WTI có vẻ được hỗ trợ ở mốc 75.00 USD
Hành động tiêu cực về giá của WTI vào ngày thứ Sáu trong bối cảnh lãi suất mở đang thu hẹp lại, cho thấy rằng sự sụt giảm sâu hơn vẫn không có lợi cho thời điểm hiện tại. Điều đó nói rằng, hỗ trợ “cứng” có thể xuất hiện xung quanh mốc 75.00 USD/thùng trong thời điểm hiện tại, trong khi kháng cự trước mắt nằm ở giữa 77.00 USD.
Đô la tăng, vàng chịu sức ép ngày đầu năm mới
Sau hai phiên cuối năm 2021 tăng, vàng lúc này đang chịu sức ép trong ngày giao dịch đầu tiên của năm 2022 khi USD chuyển mạnh. Chỉ số DXY tiến sát 95.9 điểm, tăng 0.25% trong ngày, còn vàng đang giảm 0.22% xuống 1,824. Về mặt kỹ thuật, vàng trước đó đã chạm vùng kháng cự 1,830/33, vốn là kháng cự rất mạnh trong 2 quý giữa của 2021, đồng thời chỉ báo Stochastic cũng đang ở vùng quá mua, do vậy đây có thể là một đợt điều chỉnh trước khi có thể tăng tiếp trở lại. Phe bán sẽ nắm tới 1,815, vùng hỗ trợ khá đáng chú ý cũng từng là kháng cự trong thời gian dài.
Đồng đô la chào 2022 với một phiên thuận lợi!
Dù phiên cuối cùng của năm 2021 có vẻ không vui vẻ lắm với phe mua USD, hôm nay, trong phiên đầu tiên chào năm mới, đồng bạc xanh đã tăng trở lại so với hầu hết các đồng tiền khác:
- Chỉ số DXY tăng 0.2% lên 95.8 điểm
- EUR giảm 0.33%
- GBP giảm 0.21%
- AUD giảm 0.28%
- NZD giảm 0.21%
- JPY giảm 0.17%
- CHF giảm 0.3%
- CAD giảm 0.25%
Hồng Kông và Hàn Quốc là hai nơi duy nhất chứng khoán mở cửa trong phiên thứ Hai. Trong khi chỉ số HSI của Hồng Kông giảm 0.6% trước những vấn đề xoay quanh Evergrande, chỉ số Kospi tạm thời tăng nhẹ khoảng 0.2%.
Vàng giảm 0.18% xuống 1,825. Dầu thô tăng 0.55% lên $75.76/thùng.
Evergrande chào 2022 bằng việc... bị cấm giao dịch trên sàn Hồng Kông
Theo Evergrande, cổ phiếu công ty này niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông (Mã chứng khoán: 3333) sẽ bị đình chỉ giao dịch vào thứ Hai trong khi chờ công bố "thông tin nội bộ". Ngoài ra, 39 dự án của Evergrande trên Đảo Hoa Đại dương cũng đã bị liệt là vi phạm quy định và sẽ buộc phải phá bỏ.
Evergrande vẫn đang chật vật với khoản nợ 300 tỷ USD của mình, cùng với 20 tỷ USD trái phiếu đô la mà nhiều công ty xếp hạng tín dụng đã liệt là vỡ nợ khi công ty bất động sản này không thể thanh toán đúng hạn. Có vẻ như Evergrande đã bắt đầu 2022 không vui vẻ gì.
Trong năm 2021, các chỉ số chứng khoán, đồng tiền và hàng hóa đã tăng giảm ra sao?
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng mạnh và liên tục lập đỉnh trong năm 2021, bất chấp những sóng gió xoay quanh Covid-19, lạm phát và chính sách tiền tệ:
- Chỉ số Dow Jones chốt năm 2021 tăng 18.73%
- Chỉ số S&P 500 chốt năm 2021 tăng 26.89%
- Chỉ số Nasdaq chốt năm 2021 tăng 21.39%
Giống với chứng khoán, đồng bạc xanh đã có một năm thành công nhờ sự xoay chuyển diều hâu của Fed trong nửa sau 2021:
- Chỉ số DXY chốt năm 2021 tăng 6.34%
- EUR chốt năm 2021 giảm 6.88%
- GBP chốt năm 2021 giảm 1.08%
- AUD chốt năm 2021 giảm 5.59%
- NZD chốt năm 2021 giảm 4.74%
- JPY chốt năm 2021 giảm 11.53%, là đồng tiền yếu nhất
- CHF chốt năm 2021 giảm 3.07%
- CAD chốt năm 2021 tăng 0.7%, là đồng tiền duy nhất tăng trong năm 2021 so với USD
Vàng kết thúc năm 2021 trong sắc đỏ, lần đầu tiên giảm sau 2 năm liên tiếp. Trái ngược lại hoàn toàn, vàng đen lại có một năm tuyệt vời:
- Vàng chốt năm 2021 giảm 6.4%
- Dầu WTI chốt năm 2021 tăng 56.3%, đồng thời chạm mức cao nhất trong 7 năm
Thị trường tiền điện tử cũng có một năm bùng nổ; cả hai đồng tiền lớn nhất là BTC và ETH đều chốt năm tăng mạnh:
- Bitcoin chốt năm tăng 64%
- Ether chốt năm tăng gần 400%
Số ca nhiễm Covid mới ở Hoa Kỳ là "chưa từng có tiền lệ" và có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều người Mỹ chưa được tiêm.
Anthony Fauci cho biết số ca nhiễm Covid mới ở Hoa Kỳ là "chưa từng có tiền lệ" và có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều người Mỹ chưa được tiêm. Tại Vương quốc Anh, số nhân viên bệnh viện vắng mặt do liên quan đến Covid đã tăng vọt, trong khi Financial Times đưa tin Boris Johnson sẽ phát triển các kế hoạch dự phòng để tránh làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Singapore đã thông báo hiện có nhiều ca lây nhiễm từ du khách nước ngoài hơn so với số ca bệnh tại địa phương, lần đầu tiên sau gần nửa năm.
Chứng khoán Mỹ đã kết thúc năm với một đợt phục hồi ít được dự đoán sẽ trở lại vào tháng Giêng.
Chứng khoán Mỹ đã kết thúc năm với một đợt phục hồi ít được dự đoán sẽ trở lại vào tháng Giêng, dù có trượt dốc nhẹ vào cuối phiên của ngày giao dịch cuối cùng, một đầy biến động với khối lượng giao dịch mỏng. Tuy nhiên đó là kết quả cho một năm khá tích cực với thị trường chứng khoán, với chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 tăng khoảng 27%, vượt qua cả những triển vọng lạc quan nhất về năm 2021. Đồng USD đã biến động trái chiều với khối lượng giao dịch mỏng trong phiên giao dịch đầu tiên của năm. Thị trường Hồng Kông sẽ mở cửa vào thứ Hai, nhưng các thị trường ở Nhật Bản, Trung Quốc đại lục và Úc sẽ vẫn đóng cửa, cũng như Vương quốc Anh, bao gồm cả LME.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD tăng giá nhẹ đầu năm.
Đồng USD tăng giá đầu năm khi chỉ số DXY tăng 0.17% lên 95.828.
- Tỷ giá GBP/USD giảm 0.16% xuống 1.3510.
- Cặp EUR/USD giảm mạnh 0.30% xuống 1.1349.
- USD/JPY tăng 0.14% lên 115.24.
- Hai đồng Antipodean giảm mạnh.