“Chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy tinh thần lạc quan của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong những tháng tới như đã xảy ra khi Trump đắc cử vào năm 2016.”
Thị trường chứng khoán dường như “vui mừng” về chiến thắng của Trump và tiềm năng cho một đa số của Đảng Cộng hoà, chuyển sang định giá một môi trường “thân thiện với doanh nghiệp” hơn (cắt giảm thuế và bãi bỏ quy định)
Tăng dự báo cho EPS năm 2026 của S&P 500 từ 300 USD lên 320 USD
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trước giờ mở cửa khi tâm điểm trong tuần này là dữ liệu CPI Mỹ tháng 4
Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm thông tin chi tiết về lộ trình chính sách tiền tệ của Fed trong tương lai với báo cáo CPI tháng 4. Các nhà giao dịch kịch bản Fed tăng lãi suất trở lại sẽ không xảy ra.
Chỉ số CPI trong tháng 4 sẽ đóng vai trò là thước đo chính để đánh giá liệu cổ phiếu có thể duy trì ổn định sau mùa thu nhập quý đầu tiên mạnh mẽ hơn dự kiến hay không.
Kết quả thu nhập tốt cho đến nay đã giúp chứng khoán duy trì đà phục hồi bất chấp lạm phát tăng cao. 92% các công ty thuộc danh mục S&P500 đã báo cáo thu nhập, với gần 80% công ty vượt qua dự báo của Phố Wall, theo dữ liệu FactSet.
Phiên giao dịch hôm nay diễn ra khá yên ắng khi mọi ánh nhìn đều đổ dồn vào các dữ liệu kinh tế sắp tới từ Mỹ, với trọng tâm chính là báo cáo CPI vào thứ Tư. Báo cáo PPI vào ngày mai cũng có khả năng trở nên quan trọng hơn và có tác động lớn hơn bình thường.
Ở thời điểm hiện tại, đồng USD mất giá nhẹ trong phiên khi lợi suất trái phiếu cũng giảm nhẹ trong ngày. EUR/USD tăng 25 pip trong ngày, tiến gần hơn tới mức giá quan trọng 1,0800. AUD/USD tăng lên mức 0.6621, với các mức kháng cự quan trọng quanh 0.6634-50 trong tuần.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán đang khá trái chiều với HĐTL chứng khoán Mỹ hiện đang giữ mức tăng nhẹ.
Vẫn còn quá sớm trong tuần để đưa ra bất kỳ dự đoán nào, vì tất cả sẽ phụ thuộc vào dữ liệu trong những ngày tới.
Chỉ số DXY hiện giao dịch quanh mức 105.16 khi tuần mới bắt đầu một cách trầm lắng trước thềm những dữ liệu quan trọng trong tuần là chỉ số PPI Mỹ vào thứ Ba và CPI vào thứ Tư.
Hôm nay, hai thành viên của Fed sẽ tham gia phát biểu: Phó Chủ tịch Fed Phillip Jefferson và Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester sẽ có bài phát biểu khai mạc và phiên hỏi đáp tại hội nghị Lý thuyết và Thực tiễn ở Cleveland. Cả hai quan chức của Fed đều là thành viên có quyền bỏ phiếu tại FOMC trong năm nay.
Giá dầu WTI hiện ở mức $78.66, hồi phục sau đà giảm mạnh trong tuần trước
Căng thẳng toàn cầu gia tăng khi nhiều quốc gia chỉ trích Israel và cách tiếp cận của họ đối với tình hình tại Gaza.
Chỉ số DXY đi ngang quanh mức 105.30 trước thềm dữ liệu CPI của Mỹ
Giá dầu WTI phục hồi nhẹ bất chấp căng thẳng tiếp tục gia tăng tại Trung Đông sau khi Mỹ tạm ngưng chuyển giao một số vũ khí cho Israel do lo ngại về cuộc tấn công ở Rafah. Trong khi đó, thị trường đang xem xét khả năng OPEC+ sẽ kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng tự nguyện tại cuộc họp sắp tới vào tháng 6.
Bên cạnh đó, chỉ số DXY hiện đi ngang quanh mức 105.30. Thị trường sẽ theo dõi CPI và CPI lõi của Mỹ vào hai ngày tời để xem liệu mức lạm phát cao được ghi nhận trong quý 1 có kéo dài sang tháng 4 hay không.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã bác bỏ khả năng tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 1 năm sau, khẳng định rằng cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào một thời điểm nào đó trong năm 2024.
Dự đoán hiện tại là cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng 10.
Chính trị sẽ trở thành tâm điểm chú ý vào cuối năm, khi Hoa Kỳ cũng sẽ bước vào cuộc bầu cử toàn quốc trong tháng 11.
El Salvador đã ra mắt trang web ứng dụng cơ chế proof-of-reserve của riêng mình và cung cấp nhiều công cụ khác nhau để giám sát lượng Bitcoin mà quốc gia này đang nắm giữ.
Kho bạc Bitcoin trực tuyến của El Salvador cung cấp dữ liệu theo thời gian thực về lượng BTC dự trữ của quốc gia. Quốc gia Trung Mỹ này hiện đang nắm giữ 5,748 BTC, với tổng giá trị lên tới 360 triệu USD nếu tính theo mức giá $62,700 của đồng tiền này.
Mục tiêu của El Salvador là bổ sung 1 Bitcoin vào kho bạc mỗi ngày. Theo dữ liệu trang web trên, El Salvador đã mua 7 BTC trị giá hơn 438,000 USD trong tuần qua và 31 BTC trị giá 1.94 triệu USD trong 30 ngày qua.
Hiện nước này đang nắm giữ 57 triệu USD lợi nhuận chưa thực hiện từ BTC. Theo nhà đầu tư mạo hiểm Tim Draper, El Salvador có thể sớm trở nên độc lập về tài chính và trả hết các khoản vay cho IMF nếu giá Bitcoin đạt $100,000
Nhiều nhà phân tích tiền điện tử nổi tiếng đã dự báo rằng BTC sẽ vượt mốc $100,000 USD trong chu kỳ tăng năm 2024-2025. Theo một báo cáo nghiên cứu của các nhà phân tích Bitfinex, bằng mô hình hồi quy đơn giản, họ dự đoán đồng tiền này sẽ mức tăng giá 160% trong 14 tháng tới và đạt mức $150,000 - 169,000
Sau cuộc họp của BoE tuần trước, thị trường hiện tại định giá khả năng cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 6 ở mức khoảng 54%, với mức cắt giảm lãi suất được dự báo ở mức 0.56% trong năm nay. Vậy các định chế tài chính dự báo ra sao sau cuộc họp của BOE:
Barclays: Lần cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ là vào tháng 6, nếu dữ liệu phù hợp với dự báo của BOE. Các đợt cắt giảm tiếp theo có thể sẽ vào tháng 8, tháng 9 và tháng 11.
HSBC: Lần cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6 nhưng tỷ lệ biểu quyết sẽ không có sự thống nhất hoàn toàn, có thể là 5-4 hoặc 6-3. Sau đó, BOE sẽ thực hiện các đợt cắt giảm lãi suất theo quý để đưa lãi suất xuống 4.50% vào cuối năm 2024 và 3.50% vào cuối năm 2025.
Deutsche Bank: Dư báo lần cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6 và các lần cắt giảm tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 9 và tháng 12.
JP Morgan: Kịch bản cơ sở hiện tại vẫn là cắt giảm lãi suất lần đầu vào tháng 8. Nhưng nếu dữ liệu đúng như dự báo của BoE thì khả năng cắt giảm vào tháng 6 sẽ cao hơn
ING: Cắt giảm lãi suất vào tháng 6 sẽ là một "quyết định khó khăn", dự báo lần cắt giảm lãi suất đầu tiên vẫn vào tháng 8. Số liệu CPI tháng 4 sẽ là yếu tố quyết định.
BNP Paribas: Lần cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6 với tổng cộng 0.75% trong năm 2024. Sau đó sẽ là 1% nữa được cắt giảm trong năm 2025, đưa lãi suất điều hành xuống 3.50%.
Wells Fargo: Khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 6 là có nhưng không chắc chắn. Lần cắt giảm lãi suất đầu tiên vẫn được dự báo vào tháng 8. Sẽ có các đợt cắt giảm liên tiếp từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Nhìn chung, các dự báo khá trái chiều nhưng có xu hướng nghiêng về tháng 6. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào hai báo cáo CPI tiếp theo của Anh. Số liệu tháng 4 sẽ được công bố vào ngày 22/05 và đây có thể là báo cáo quan trọng nhất cần theo dõi. Bởi vì báo cáo thứ hai (số liệu tháng 5) sẽ chỉ được công bố vào ngày 19 tháng 6, chỉ một ngày trước khi BOE đưa ra quyết định chính sách tiếp theo.
EUR/USD tăng chưa đến 20 pip, vẫn đang nằm dưới đường MA 200 ngày là 1.0790 và mốc 1.0800. Các cặp tiền tệ khác cũng không có nhiều biến động. Có thể nói đây là một phiên giao dịch cực kỳ tẻ nhạt khi thị trường đang chờ đợi dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ trong những ngày tới
Ở các thị trường khác, HĐTL S&P 500 chỉ tăng 0.1% và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4.492%. Vàng giảm 0.8% xuống mức $2,340
Lịch trình kinh tế ảm đạm với chỉ số phản ánh tâm lý người tiêu dùng Thụy Sĩ trong tháng 5 tăng nhẹ, nhưng vẫn trong vùng âm. Ngoài ra, tổng lượng tiền gửi tại SNB giảm nhẹ trong tuần trước, nhưng không đáng kể.
Trên thị trường FX, các đồng tiền chính đi ngang, với NZDUSD giảm hơn 15pip, chịu áp lực sau báo cáo kỳ vọng lạm phát 2 năm trong quý II, giảm từ 2.5% xuống 2.33%. Sự sụt giảm này đã làm dấy lên suy đoán rằng RBNZ có thể xem xét việc hạ lãi suất vào cuối năm 2024. Chứng khoán mở cửa trái chiều khi các nhà đầu tư thận trọng trước thềm báo cáo CPI Mỹ vào tối mai.
Trong khi đó, tâm điểm là pha hồi mạnh của Bitcoin lên 63,000 USD, vàng mở rộng đà giảm về $2343/oz, tức giảm gần 2.5% trong ngày.
Vào thứ Sáu tuần trước, báo cáo Tâm lý người tiêu dùng theo khảo sát của đại học Michigan bất ngờ giảm mạnh từ 77.2 xuống 67.4 so với dự báo chỉ giảm nhẹ xuống 76. Vẫn chưa rõ đầu là yếu tố chính ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát và thị trường lao động, nhưng các dữ liệu này xuất hiện sau các báo cáo yếu hơn là NFP và Số đơn xin trợ cấp thát nghiệp hàng tuần. Kỳ vọng lạm phát ngắn hạn đã chạm đỉnh 6 tháng, mặc dù kỳ vọng dài hạn vẫn ổn định ở mức 3%. S&P 500 đã giảm sau khi công bố báo cáo, nhưng cuối cùng đã phục hồi được nửa đà giảm.
Trên khung H1, HĐTL S&P 500 đã hồi mạnh sau quyết định chính sách tháng 4 của FOMC, với động lực tích cực hơn nữa nhờ dữ liệu NFP do thị trường đánh giá đây là tín hiệu tốt với lạm phát và xa hơn là triển vọng hạ lãi suất. Gần đây, chỉ báo MACD phân kỳ cho thấy giá sắp có nhịp điều chỉnh, đặc biệt là trước thềm rủi ro với báo cáo PPI và CPI Mỹ trong 2 ngày tới. Do đó, có khả năng các nhà đàu tư sẽ chốt lời tại các khu vực này.
Từ góc độ quản lý rủi ro, tốt nhất là ta nên chờ dữ liệu được công bố hãy quyết định tăng vị thế và mở thêm các lệnh mới. Trên thực tế, ngay cả khi dữ liệu "nóng" bất ngờ, phe mua kỳ vọng giá sẽ đạt đỉnh mới thì pha điều chỉnh giảm đột ngột vẫn có thể xảy ra. Đó sẽ là cơ hội tốt để mua vào hoặc bán ra ở mức thấp hơn, tủy thuộc vào quan điểm đầu tư của mỗi người.
Trên khung D1, AUDUSD giao dịch quanh 0.6600 trong phiên Âu. Cặp tiền đi ngang với triển vọng hình thành mô hình tam giác đối xứng và chỉ báo RSI trên 50 cho thấy triển vọng tăng vẫn tích cực.
Phe mua AUDUSD có thể kiểm tra đường xu hướng giảm (hình thành kháng cự của mô hình tam giác) tại 0.6650. Phá qua hỗ trợ này, đà giảm có thể được mở rộng lên đỉnh tháng 3 tại 0.6667, sau đó là mốc 0.6700.
Trái lại, hỗ trợ trước mắt là đường EMA 14 ngày ở mức 0.6569. Nếu áp lực bán gia tăng đẩy cặp tiền giảm vượt hỗ trợ này, phe bán có thể nhắm mục tiêu xuống đường xu hướng tăng (hình thành hỗ trợ của mô hình tam giác) ở khoảng 0.6465.
Chỉ số này trong tháng 4 đạt -38 điểm, bằng với tháng 4 năm ngoái. Trong khi đó, chỉ số phản ánh triển vọng kinh tế ổn định ở mức -21, cao hơn một chút so với mức -23 trong tháng 3.
Chứng khoán châu Âu mở cửa trái chiều vào đầu tuần giao dịch mới khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát mới nhất của Mỹ. Báo cáo CPI tháng 4 sẽ được công bố vào tối mai và các nhà đàu tư đang kỳ vọng Fed không tăng lãi suất lên cao hơn, bất chấp loạt báo cáo lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây.
Vàng giảm nhẹ trong ngày, với chỉ báo RSI giảm mạnh về 56.7, nhưng triển vọng tích cực vẫn còn nguyên vẹn do giá vẫn đang duy trì trên đường EMA 100 trên khung H4.
Nếu thu hút thêm lực mua, vàng có thể mở rộng đà tăng lên: đỉnh ngày 10/5 là 2,378 USD, mốc 2,400 USD, đỉnh mọi thời đại tại 2,432 USD và mốc 2,500 USD.
Nếu áp lực bán gia tăng, vàng có thể giảm về: EMA 100 là 2,325 USD và đáy ngày 2/5 tại 2,281 USD.
Giá dầu thô WTI đã sụt giảm phiên thứ hai liên tiếp, giao dịch quanh mức 77.70 USD/thùng trong phiên Á hôm thứ Hai. Xu hướng giảm giá này của dầu có thể là do những bất ổn xung quanh nhu cầu dầu thô.
Các quan chức của Fed đã chỉ ra rằng lãi suất có thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài, có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng và làm giảm nhu cầu dầu ở Hoa Kỳ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Hơn nữa, việc công bố chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ hôm thứ Sáu đã cho thấy thêm bằng chứng về một nền kinh tế đang chậm lại.
Mặt khác, Trung Quốc ghi nhận chỉ số giá sản xuất (PPI) sụt giảm 2.5%. Đây là tháng giảm phát thứ 19 liên tiếp, cho thấy nhu cầu kinh doanh ở quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất này tiếp tục trì trệ. Điều này gây thêm áp lực giảm giá dầu.
HĐTL S&P 500 tăng 0.1% và HĐTL Nasdaq tăng 0.2% trong phiên. Dữ liệu kinh tế sắp tới của Hoa Kỳ sẽ quyết định những biến động sắp tới trên thị trường chứng khoán.
USD /CAD phục hồi nhẹ, hiện giao dịch quanh mức 1.3680 trong đầu phiên Âu. Trong khi đó, chỉ số DXY giữ ổn định trên mức 105.30 trước khi dữ liệu kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ được công bố. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào tháng 4 của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào thứ Tư, dự kiến sẽ tăng 3.4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 3.5% trong tháng 3.
Các quan chức Fed cho biết họ đang chờ đợi thêm bằng chứng cho thấy lạm phát đang hướng về mục tiêu 2% trước khi xem xét hạ lãi suất từ mức cao nhất trong 23 năm. Chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan không chắc chắn liệu chính sách tiền tệ có đủ thắt chặt để đưa lạm phát xuống mục tiêu 2% hay không và còn quá sớm để cắt giảm lãi suất.
Ngoài ra, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì chính sách thắt chặt để đạt được mục tiêu lạm phát của Fed. Cách tiếp cận thận trọng của các quan chức Fed đã hỗ trợ cho đồng bạc xanh và thúc đẩy cặp USD/CAD.
GBP/USD nhích lên lên trên 1.2520, hiện giao dịch quanh mức 1.2526 trong phiên Á, đồng bảng Anh đã được củng cố sau dữ liệu GDP cao hơn mong đợi của Vương quốc Anh vào thứ Sáu. Nhà đầu tư hiện cũng đang chờ đợi dữ liệu lao động của Anh được công bố hôm thứ Ba.
Thị trường ngoại hối đang khá trầm lắng trong phiên Á hôm nay. Các cặp tiền tệ chính biến động không đáng kể, với EUR/USD dao động trong phạm vi 10 pip và USD/JPY gần như đi ngang dưới mức 156.00. Động thái này diễn ra khi nhà đầu tư chờ đợi các dữ liệu quan trọng của Mỹ được công bố trong tuần này.
Tại thị trường châu Âu, hôm nay cũng không có nhiều sự kiện đáng chú ý để thu hút sự quan tâm của các nhà giao dịch. Do đó, dự kiến sẽ là một phiên giao dịch ảm đạm.
Một số sự kiện đáng lưu ý trong phiên:
14:00 - Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Thụy Sĩ (Quý II)
15:00 - Tổng tiền gửi không kỳ hạn tại SNB (tính đến ngày 10 tháng 5)
NZD/USD sụt giảm trong phiên thứ hai liên tiếp, hiện giao dịch quanh mức 0.6000. Đồng NZD mất giá sau khi RBNZ công bố kỳ vọng lạm phát trong 2 năm trong quý II, giảm xuống 2.33% so với 2.50% của quý trước. Sự sụt giảm này đã làm dấy lên suy đoán rằng RBNZ có thể xem xét việc hạ lãi suất vào cuối năm 2024.
Hơn nữa, đồng NZD cũng phải đối mặt với áp lực khi chỉ số PSI dịch vụ của New Zealand giảm xuống 47.1 trong tháng 4, mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2022.
Tuần này sẽ có nhiều dữ liệu quan trọng từ Mỹ được công bố, bao gồm chỉ số PPI, CPI, doanh số bán lẻ và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Biến động của thị trường trong những phiên tới phụ thuộc vào các dữ liệu này.
Hiện tại, dự báo khả năng Fed hạ lãi suất vào tháng 9 là 75%, với tổng mức cắt giảm trong năm nay là khoảng 0.41%.
Tình huống đáng lo ngại nhất là giá cả vẫn neo cao trong khi nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu suy yếu. Đây là những tín hiệu mâu thuẫn và sẽ đặt ra thách thức cho Fed trong việc định hướng chính sách sắp tới.
Tuy nhiên, cần theo dõi các dữ liệu trong tuần này trước khi đưa ra dự đoán xa hơn.
XAU/USD quay đầu giảm trong phiên Á hôm nay, hiện giao dịch quanh mức 2356 USD/oz. Kỳ vọng ngày càng tăng rằng Fed có thể đẩy lùi thời điểm nới lỏng chính sách đã thúc đẩy đồng USD và tạo áp lực lên giá vàng. Tuy nhiên, những dấu hiệu về suy yếu kinh tế và căng thẳng địa chính trị đang diễn ra ở Trung Đông có thể sẽ hỗ trợ kim loại quý trong thời gian tới.
Các nhà giao dịch vàng sẽ theo dõi các bài phát biểu của các quan chức Fed Jefferson và Mester vào thứ Hai. Cuối tuần này, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ sẽ là tâm điểm chú ý. Trong trường hợp dữ liệu kinh tế mạnh hơn dự kiến, điều này có thể làm giảm hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed và tạo ra áp lực bán đối với XAU/USD
USD/JPY đã tăng nhưng chưa chạm mốc 156.00, sau đó đã sụt giảm về tiệm cận mốc 155.50, hiện USD/JPY giao dịch quanh mức 155.76.
Đồng Yên được củng cố bởi phát biểu của ông Kato, một chính trị gia của Nhật Bản, về việc BoJ có thể bình thường hóa chính sách tiền tệ, bao gồm tăng lãi suất. Bên cạnh đó việc BoJ giảm lượng mua TPCP Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 5-10 năm cũng hỗ trợ đồng Yên.
RBA dự kiến lạm phát giảm xuống 3.5% vào tháng 6 và 2.75% vào tháng 12/2024.
Khảo sát doanh nghiệp trong tháng 4 của Ngân hàng Dự trữ Úc cho thấy tăng trưởng việc làm chậm lại, các đơn đặt hàng giảm và áp lực giá cả đang giảm bớt.
Dữ liệu từ Trung Quốc được công bố vào cuối tuần qua cho thấy CPI nhích lên trong khi tăng trưởng tín dụng giảm.
Chứng khoán châu Á sụt giảm khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát tại Mỹ để đánh giá triển vọng lãi suất.
Giá vàng sụt giảm hơn 0.2% xuống còn 2357.18 USD/oz trong phiên Á.
Giá dầu sụt giảm khi dữ liệu yếu kém của Trung Quốc đè nặng lên giá dầu, trong bối cảnh nhà giao dịch theo dõi cuộc họp của OPEC+ về chính sách nguồn cung.
Bitcoin giảm 0.6% trong phiên Á, hiện giao dịch quanh mức 61,123 USD.
Khoảng thời gian 2 năm là mốc quan trọng với Ngân hàng dự trữ New Zealand, là khung thời gian hợp lý để tác động đến các thay đổi về chính sách của họ.
NZDUSD giảm mạnh sau báo cáo dữ liệu, nhà giao dịch cho rằng đây là tín hiệu tích cực cho việc cắt giảm lãi suất.
Tin tức từ thứ Sáu bắt đầu không tốt cho Trung Quốc:
Mỹ sẽ áp thuế đối với xe điện từ Trung Quốc sau khi xem xét
Và sau đó trở nên tồi tệ hơn:
Tổng thống. Biden có thể tăng gấp bốn lần mức thuế đối với xe điện Trung Quốc: WSJ
Biden sẽ công bố mức thuế mới vào thứ Ba, mức thuế "Mục 301":
Sẽ duy trì mức thuế đối với nhiều hàng hóa Trung Quốc do cựu Tổng thống Trump đặt ra
Sẽ bổ sung mức thuế mới cho thiết bị bán dẫn và thiết bị năng lượng mặt trời, đồng thời tăng thuế xe điện
Thiết bị sản xuất năng lượng mặt trời sẽ được miễn trừ
Thuế quan đối với xe điện Trung Quốc sẽ tăng gần gấp bốn lần (tổng thuế đối với xe điện Trung Quốc sẽ tăng lên 102.5% từ 27.5%)
Trong thời kỳ Đảng phái chính trị Hoa Kỳ căng thẳng, điều mà cả nước sẽ quan tâm trong năm bầu cử này là các đòn trừng phạt kinh tế vào Trung Quốc. Người tiêu dùng Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng bởi giá cao. Điều này sẽ không giúp giảm lạm phát.
Phát ngôn cuối tuần gây tranh cãi của Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq về việc cắt giảm sản lượng dầu thô tiếp tục được phân tích.
Vào cuối tuần trước, ông Adam đưa tin về bình luận của Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, cho rằng Iraq sẽ không đồng ý cắt giảm sản lượng bổ sung tại cuộc họp OPEC+ vào tháng 6. Ông Adam lưu ý thêm rằng chưa có gì rõ ràng về quan điểm của Bộ trưởng dầu mỏ
Gia hạn mức cắt giảm hiện tại nhưng không cắt giảm thêm.
Hoàn toàn không hạn chế sản xuất, từ bỏ hạn ngạch hiện tại.
Bộ trưởng đã chính thức đính chính phát ngôn. Tóm lại, Iraq sẽ tuân theo các quyết định của OPEC:
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho biết mọi quyết định gia hạn cắt giảm sản lượng dầu thô đều phụ thuộc vào OPEC, và Iraq sẽ tuân theo bất kỳ quyết định nào của tổ chức. "Việc gia hạn cắt giảm tự nguyện dầu thô phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các nước OPEC," Bộ trưởng Hayyan Abdul Ghani trả lời phóng viên vào Chủ nhật. "Iraq là thành viên của OPEC và cần thiết phải tuân thủ và đồng ý với bất kỳ quyết định nào do tổ chức đưa ra."
Giao dịch hợp đồng dầu tương lai đã bắt đầu vào 5:00 Thứ hai. Mặc dù đã được đính chính, nhưng dự kiến thị trường biến động mạnh trong phiên mở cửa.
Trong một diễn biến có thể gây ra biến động lớn trên thị trường dầu mỏ, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq tuyên bố nước này sẽ không đồng ý với việc cắt giảm sản lượng khai thác dầu tại cuộc họp OPEC+ vào ngày 1 tháng 6 tới. Tuy nhiên, tuyên bố này vẫn chưa rõ ràng về bản chất.
Gia hạn mức cắt giảm hiện tại nhưng không cắt giảm thêm.
Hoàn toàn hủy bỏ việc cắt giảm sản lượng, không tuân theo hạn ngạch đã đặt ra.
Chưa có thông tin chính thức giải thích rõ ràng ý định của Iraq. Bộ trưởng chỉ trả lời "Iraq đã cắt giảm đủ sản lượng và sẽ không đồng ý với bất kỳ mức cắt giảm mới nào" khi được phóng viên hỏi về việc có đồng ý gia hạn mức cắt giảm tự nguyện hiện tại hay không.
Ngoài ra, Iraq đã khai thác vượt hạn ngạch 602k thùng/ngày trong quý 1 và OPEC cho biết Iraq đã đồng ý bù đắp sản lượng vượt trong phần còn lại của năm. Tuy nhiên, tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq đặt ra nghi vấn về khả năng thực hiện việc bù đắp này.
Dự kiến giá dầu sẽ chịu áp lực giảm tại thời điểm thị trường mở cửa giao dịch.
Phiên giao dịch của Mỹ bị chi phối mạnh bởi dữ liệu sơ bộ về niềm tin tiêu dùng của Đại học Michigan, cho thấy chỉ số niềm tin giảm mạnh xuống 67.4 từ mức 76.0. Dự báo cũng giảm mạnh xuống 66.5 từ 75.0 và điều kiện hiện tại cũng giảm xuống 68.8 so với 79.0. Thậm chí tồi tệ hơn, kỳ vọng lạm phát tăng lên 3.5% từ 3.2% của tháng trước, đây là mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2023. Lạm phát 5 năm cũng tăng lên 3.1% từ 3.0% của tháng trước.
Mặc dù có phần gây sốc, nhưng có báo cáo cho rằng đây là tháng đầu tiên khảo sát được thực hiện qua điện tử thay vì qua điện thoại (mọi người nghe điện thoại và trả lời các câu hỏi về kinh tế). Bình luận cho rằng về mặt thống kê, mọi người bi quan hơn về lạm phát khi được khảo sát trực tuyến. Đáng ngạc nhiên là liệu nhìn chung họ có bi quan về tình hình kinh tế nói chung hay không.
Tuy nhiên, tin tức này đã khiến lợi suất tăng cao hơn và xóa sạch đà tăng của chỉ số Nasdaq, đặc biệt là chỉ số này đã tăng 91.13 điểm tại đỉnh phiên trước khi giảm xuống mức thấp nhất trong phiên là 52.74 điểm. Chỉ số này kết thúc phiên gần như không đổi. S&P 500 tăng 0.17% và Dow Jones Industrial Average tăng ngày thứ 8 liên tiếp với mức tăng 0.32%.
Trong tuần giao dịch, Dow Jones đã đóng cửa cao hơn trong 4 tuần liên tiếp. Cả Nasdaq và S&P đều đóng cửa cao hơn trong 3 tuần liên tiếp:
Chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 2.16%
Chỉ số S&P tăng 1.85%
Chỉ số NASDAQ tăng 1.14%
Ở thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ, lợi suất đóng cửa cao hơn trên toàn bộ đường cong lợi suất, với kỳ hạn ngắn tăng nhiều nhất:
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm: 4.871%, tăng 6.5 điểm cơ bản
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm: 4.516%, tăng 5.6 điểm cơ bản
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm: 4.500%, tăng 5.1 điểm cơ bản
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm: 4.642%, tăng 4.2 điểm cơ bản
Trong tuần giao dịch vừa qua, lợi suất trái phiếu trái chiều với kỳ hạn ngắn tăng và kỳ hạn dài giảm:
Trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng 5.2 điểm cơ bản
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm tăng 2.8 điểm cơ bản
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm -1.2 điểm cơ bản
Trái phiếu kỳ hạn 30 năm giảm -2.6 điểm cơ bản
Đã có thêm nhiều bài phát biểu của các quan chức Fed, bao gồm Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari, Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee và Chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan.
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ. Dow Jones tăng 0.21%, ghi nhận ngày tăng thứ 8 liên tiếp. S&P500 tăng 0.22%, hướng tới tuần tăng thứ 3 liên tiếp. Trong khi đó, Nasdaq Composite tăng 0.22%. Gần đây, khẩu vị rủi ro đang tăng vọt nhờ kết quả kihn danh tích cực của doanh nghiệp và dữ liệu thị trường việc làm của Mỹ ủng hộ khả năng cắt giảm lãi suất của Fed.
Dow Jones: +0.21%
S&P 500: +0.22%
Nasdaq: +0.22%
Trên thị trường FX, CAD tăng mạnh sau công bố lao động Canada vượt kỳ vọng. GBP/USD tăng hơn 20pip lên trên 1.2540 nhờ báo cáo tăng trưởng GDP quý I tại Vương quốc Anh cao hơn dự báo trước khi thoái lui về 1.2530, trong bối cảnh tồn tại sự khác biệt về chính sạc giữa BoE và Fed. DXY thu hẹp đà phục hồi đầu phiên Á, AUD dẫn đầu đà giảm trong số các đồng tiền chính. EUR/USD duy trì mức tăng gần 1.0780 do kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khiến đồng USD suy yếu. Khu vực Eurozone đã tăng trưởng 0.3% trong quý 1, vượt qua mức dự báo 0.1%.
DXY: +0.03%
EURUSD +0.02%
GBPUSD +0.07%
AUDUSD -0.16%
NZDUSD -0.28%
USDJPY +0.14%
USDCHF +0.02%
USDCAD +0.04%
Vàng vững đà tăng và tiếp tục mở rộng lên $2375/oz. Bitcoin giảm mạnh xuống còn 62,578 USD.
Kịch bản cơ sở là tỷ lệ năng suất không còn quá mạnh như hiện tại trong tương lai
Mỹ gặp thách thức về cung cấp nhà đất dài hạn
Lãi suất cao hơn sẽ dẫn đến nguồn cung nhà đất ít hơn trong ngắn hạn
Fed phải giảm lạm phát
Lãi suất thấp không đủ để tăng cường nguồn cung nhà.
Chủ tịch Fed Kashkari sẽ phát biểu sau đó trong ngày ở cuộc hội thảo bao gồm Chủ tịch Fed Chicago Goolsbee. CNBCs Leismann sẽ điều hành buổi thảo luận này.