Vàng tăng lên trên $2,264 trước thềm công bố dữ liệu JOLTS
Vàng có lúc giảm xuống $2,055 đầu phiên Mỹ trước khi tăng trở lại gần $2,065 ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS lúc 21:00 tối nay
Vàng có lúc giảm xuống $2,055 đầu phiên Mỹ trước khi tăng trở lại gần $2,065 ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS lúc 21:00 tối nay
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong bối cảnh Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết Fed có thể sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất với tốc độ chậm hơn đáng kể so với kỳ vọng của các nhà đầu tư:
Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc đã tăng tháng thứ 13 liên tiếp trong tháng 1, nhưng với tốc độ chậm hơn một chút so với tháng trước.
Những điểm chính được nhấn mạnh trong báo cáo:
Báo cáo về việc làm và lạm phát:
PBoC tuyên bố:
Cựu Tổng thống Donald Trump cho biết ông có thể áp thuế hơn 60% đối với hàng hóa Trung Quốc nếu đắc cử, báo hiệu thái độ ngày càng diều hâu đối với nhà cung cấp hàng hóa hàng đầu cho Mỹ.
Ông Trump bác bỏ những lời chỉ trích rằng các động thái này sẽ bắt đầu một cuộc chiến thương mại, nói rằng ông “đã làm rất tốt với vấn đề Trung Quốc” trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Trong khi đó, Goldman Sachs cho biết khả năng Trump tái đắc cử tổng thống đứng đầu danh sách những điều khiến các nhà đầu tư trong nước Trung Quốc lo lắng.
Việc bán tháo trái phiếu kho bạc mạnh mẽ vào thứ Sáu đã lan truyền khắp thị trường nợ châu Á vào đầu ngày thứ Hai:
Trung Quốc cam kết ổn định thị trường sau khi Shanghai Composite giảm xuống mức đáy trong 5 năm vào thứ Sáu và CSI300 có tháng thua lỗ thứ 6 liên tiếp vào hôm thứ Sáu, nhưng các nhà hoạch định chính sách không đưa ra thông tin cụ thể về kế hoạch chấm dứt đợt bán tháo trị giá 6 nghìn tỷ USD.
Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc tuyên bố sẽ ngăn chặn những biến động bất thường, đồng thời sẽ thành lập nhiều quỹ trung và dài hạn hơn và trấn áp các hoạt động bất hợp pháp. Cổ phiếu tăng điểm nhanh chóng vào cuối tháng 1 sau khi Bloomberg đưa tin rằng các nhà chức trách đang tìm cách huy động khoảng 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (278 tỷ USD) cho một quỹ bình ổn, nhưng thị trường nhanh chóng giảm mạnh trở lại.
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ khi báo cáo việc làm Mỹ mạnh hơn nhiều so với dự kiến. Biên chế phi nông nghiệp đã tăng 353 nghìn, cao hơn nhiều so với ước tính 180 nghìn. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.7% so với dự kiến 3.8%. Thu nhập trung bình hàng năm tiếp tục tăng. Ba chỉ số chính có tuần tăng thứ 13 trong tổng số 14 tuần gần nhất, được hỗ trợ bởi báo cáo việc làm tháng 1 tốt hơn mong đợi và báo cáo thu nhập vững chắc từ Microsoft và Meta Platforms, bất chấp việc Chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định rằng Fed khó có thể cắt giảm lãi suất trong tháng 3, như một số nhà giao dịch đã mong đợi.
Trên thị trường FX, USD mạnh nhất, JPY yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. DXY đóng cửa ở 103.96, phá vỡ mức kháng cự ở 103.80 - mức đỉnh trong 8 tuần. USDJPY tăng 1.30% lên 148.33. AUDUSD giảm 0.92% xuống 0.6510. Thị trường chờ đợi quyết định chính sách của RBA được công bố vào thứ 3.
Vàng giảm mạnh 15.01 USD xuống $2039.54 do đà tăng của USD và lợi suất trái phiếu kho bạc. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm dẫn đầu đà tăng với mức tăng 18.9 bps lên 3.985% trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 16.1 bps lên 4.023%. Giá dầu giảm trong ngày giao dịch thứ 6 sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ làm giảm khả năng cắt giảm lãi suất sắp xảy ra ở nền kinh tế lớn nhất thế giới và điều này có thể làm giảm nhu cầu dầu thô. Dầu thô WTI giảm $-1.40 xuống $72.38/ thùng.
USD tăng mạnh trong phiên Á. DXY chạm đỉnh mới trong 8 tuần ở 104.12 sau phát biểu của chủ tịch Fed Powell
Chủ tịch Fed Powell tham giá chương trình truyền hình Mỹ "60 phút":
Với việc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang trở thành chủ đề nóng hổi đối với thị trường, các nhà kinh tế tại Nordea đang xem xét những nguy cơ tiềm ẩn khi ông Trump trở lại vào năm 2025.
Thị trường đang đánh giá thấp những rủi ro mà nhiệm kỳ tổng thống mới của ông Trump sẽ gây ra
"Sự trở lại của ông Trump có thể sẽ dẫn đến nhiều chính sách lạm phát hơn, sự leo thang thương mại mới giữa Mỹ và nước ngoài, trong đó chủ yếu là Trung Quốc, làm gia tăng rủi ro địa chính trị và thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ cao hơn.
Mặc dù nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump diễn ra tương đối tốt đẹp đối với thị trường chứng khoán Mỹ và nền kinh tế toàn cầu ngay cả khi căng thẳng thương mại gia tăng, nhưng không có gì đảm bảo rằng nhiệm kỳ thứ hai của ông ấy sẽ giống như vậy. Chúng tôi tin rằng các thị trường đang đánh giá thấp những rủi ro mà nhiệm kỳ tổng thống mới của Trump sẽ gây ra, đặc biệt là căng thẳng địa chính trị gia tăng và mối lo ngại về nợ công của Mỹ. Nhìn chung, chúng tôi tin rằng nhiệm kỳ tổng thống của Trump sẽ dẫn đến lợi suất trái phiếu Mỹ cao hơn.
Đối với USD, triển vọng mơ hồ hơn, nhưng việc Trump tái đắc cử có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng USD mạnh hơn trong ngắn hạn do căng thẳng thương mại và địa chính trị, nhưng tình trạng đồng USD suy yếu có thể sẽ kéo dài hơn, đặc biệt nếu lo ngại về nợ chính phủ trở thành hiện thực."
Chi tiết:
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đang có diễn biến trái chiều đầu phiên giao dịch. Chỉ số Nasdaq dẫn đầu đà tăng sau khi Meta vượt xa dự báo về lợi nhuận, đồng thời tuyên bố khoản cổ tức đầu tiên cùng kế hoạch mua lại cổ phiếu trị giá 50 tỷ USD. Cổ phiếu của Meta đang tăng 18.07%.
Ngoài Meta, Amazon cũng báo cáo lợi nhuận vượt qua dự báo, góp phần thúc đẩy đà tăng của chỉ số NASDAQ. Hiện tại, giá cổ phiếu Amazon đang tăng 7.05%.
Chỉ số Dow Jones đang giảm do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng sau báo cáo việc làm tháng 12 mạnh hơn dự kiến. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng khoảng 16 điểm cơ bản lên 4.353%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đang tiến sát mức 4.00% với mức tăng 13.2 điểm cơ bản.
Thị trường hiện tại đang cho thấy:
Được biết, Nhà Trắng và các quan chức khác của Mỹ không được xem dữ liệu việc làm phi nông nghiệp cho đến chiều trước khi nó được công bố.
Nhiểu người không khỏi nghi ngờ rằng các quan chức FOMC (Ủy ban Chính sách Thị trường Liên bang Mỹ) cũng đã được xem trước báo cáo việc làm này, hoặc ít nhất là cũng "hóng" được rằng nó sẽ mạnh. Điều đó có thể phần nào giải thích tại sao Chủ tịch Fed Powell phản đối việc cắt giảm lãi suất vào tháng 3.
Về phía FOMC, khả năng cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 3 đã giảm xuống còn 19%. Ngay cả khi báo cáo việc làm tháng 2 tiêu cực, Fed khó có thể thực hiện cắt giảm sau báo cáo việc làm mạnh mẽ này (trừ khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng). Còn về cuộc họp ngày 1 tháng 5, khả năng cắt giảm lãi suất hiện là 90%.
Đồng USDJPY đang tăng mạnh, vượt qua cả đường trung bình động 100 giờ (147.098) và đường trung bình động 200 giờ (147.444). Đường trung bình động 100 ngày nằm ở mức 147.56 và giá hiện tại cũng cao hơn mức này (hiện tại là 147.66). Mức đỉnh trong tuần đạt được trong giờ giao dịch đầu tiên của thứ Hai là 148.32. Trên biểu đồ giờ, có một đường xu hướng dốc xuống tại 147.837.
Tỷ giá EURUSD đã giảm xuống dưới ngưỡng trung bình động 200 ngày là 1.08389 (tăng rủi ro giảm giá theo phân tích kỹ thuật). Giá hiện đang nằm trong vùng dao động giữa 1.08038 và 1.0824 (hiện tại là 1.0810). Mức đáy đạt được hôm qua là 1.0779, nằm ngay trên đường trung bình động 100 ngày đang tăng.
Trước khi dữ liệu việc làm Mỹ được công bố, tỷ giá USD/JPY đang giao dịch ở mức 146.67. Thị trường lúc đó đang kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 142 điểm cơ bản vào cuối năm, với khả năng cắt giảm trong tháng 3 là 34%.
Tuy nhiên, dữ liệu việc làm cho thấy thị trường lao động Mỹ mạnh mẽ hơn dự kiến, điều này được coi là tín hiệu "Hawkish" (thắt chặt tiền tệ). Ngay lập tức, tỷ giá USD/JPY tăng lên 147.54. Kỳ vọng cắt giảm lãi suất trong tháng 3 giảm xuống 21% và tổng mức cắt giảm dự kiến cho cả năm giảm xuống 127 điểm cơ bản.
Bảng Anh vẫn giao dịch trong phạm vi của bảy tuần qua, nhưng đang dần tăng lên mức cao nhất, đạt 1.2760.
Các tin chính:
Thị trường:
Phiên giao dịch diễn ra khá yên ắng. Tất cả sự chú ý đều đổ dồn vào báo cáo việc làm của Mỹ sắp tới, và thị trường không thực sự háo hức để có những biến động mạnh trước khi báo cáo được công bố.
Đồng đô la Mỹ gần như đi ngang, chỉ giảm nhẹ so với khi mở cửa. Sự ì ạch này rõ ràng hơn khi so sánh với đồng đô la Úc (AUD) và đô la New Zealand (NZD), nhưng không có gì quá đáng chú ý. Tỷ giá AUD/USD tăng 0.5% lên 0.6605 nhưng vẫn đang giao dịch trong vùng tích lũy với mức kháng cự khoảng 0.6615-0.6625 vẫn giữ vững.
Ngoài ra, thị trường trái phiếu hôm nay tương đối bình tĩnh - ít nhất là cho đến hiện tại. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng nhẹ, nhưng các lệnh mua thường xuất hiện muộn hơn trong phiên giao dịch của Mỹ. Liệu hôm nay cũng sẽ như vậy?
Về thị trường chứng khoán, cổ phiếu công nghệ tiếp tục phục hồi so với phiên giảm hôm qua. Hợp đồng tương lai S&P 500 hiện tăng 0.7% và hợp đồng tương lai Nasdaq tăng 1.1% trong ngày.
Giờ đây, trọng tâm của thị trường sẽ dồn vào dữ liệu việc làm phi nông nghiệp (non-farm payrolls) để tìm kiếm hướng đi tiếp theo trước khi kết thúc phiên giao dịch tuần này.
Thị trường ảm đạm trong phiên châu Âu khi các nhà đầu tư thận trọng trước dữ liệu NFP của Mỹ được công bố vào lúc 20h30 tối nay.
Fed đã tuyên bố rằng việc cắt giảm lãi suất vào tháng 3 là không chắc chắn, và báo cáo việc làm hôm nay sẽ là một kiểm chứng quan trọng cho tuyên bố đó. Dưới đây là một số thông tin trước khi chúng ta đón nhận dữ liệu:
Tóm lại, thị trường đang trong trạng thái chờ đợi trước khi đón nhận dữ liệu việc làm Mỹ quan trọng. Biến động của thị trường hiện tương đối nhẹ nhàng, nhưng có thể thay đổi nhanh chóng sau khi báo cáo được công bố.
Giá khí đốt tự nhiên (XNG/USD) hồi phục sau khi Mỹ phê duyệt kế hoạch tấn công quân sự ở cả Iraq và Syria. Trong khi đó, lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã không được thực hiện sau khi Hamas phá vỡ các điều khoản đã thỏa thuận trước đó.
Đồng USD đã mất giá mạnh sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ được công bố. Vào tối nay dữ liệu NFP sẽ được công bố và nếu con số này không đạt kỳ vọng đồng nghĩa với việc đồng bạc xanh sẽ suy yếu đáng kể hơn trong thời gian tới.
Các nhà kinh tế tại HSBC dự báo đồng Đô la Mỹ (USD) sẽ tăng giá nhẹ trong trung hạn:
Giá vàng đã tăng nhẹ trở lại trong nửa cuối tháng Giêng. Các chuyên gia tại Commerzbank phân tích triển vọng của kim loại quý này:
Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của đồng Đô la trước báo cáo việc làm tháng 1 của Mỹ:
Tăng trưởng của Trung Quốc được dự đoán sẽ chậm lại còn 4.6% vào năm 2024
Điều đó xuất phát từ sự yếu kém liên tục trong lĩnh vực bất động sản và nhu cầu yếu đi.
Trong trung hạn, tăng trưởng sẽ giảm dần và dự kiến ở mức khoảng 3.5% vào năm 2028
Chắc chắn có một số thách thức lớn đối với Bắc Kinh trong việc cố gắng xác định lại các điều kiện phục hồi ở Trung Quốc. Triển vọng ngắn hạn hiện tại khá bi quan. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn có thể còn khắc nghiệt hơn khi xét đến vấn đề nhân khẩu học hiện tại.
EUR/USD vừa kiểm tra 1.0890:
Cuộc khảo sát cho thấy kỳ vọng của công chúng về lạm phát trong 12 tháng tới đã tăng lên 3.9% trong tháng 1, tăng so với mức 3.5% trong cuộc khảo sát tháng 12, xóa bỏ khá nhiều mức giảm trong tháng trước. Mức tăng này là do lo ngại về sự gián đoạn vận chuyển, xét đến tình hình Biển Đỏ.
Trong khi đó, kỳ vọng lạm phát dài hạn, tức là 5-10 năm tới, ổn định hơn. Nhưng cũng cho thấy mức tăng nhẹ từ 3.4% trong tháng 12 lên 3.6% trong tháng 1.
Một phần là do sự bắt kịp đà tăng của chứng khoán Mỹ ngày hôm qua. Nhưng tâm trạng chung cho đến nay cũng tích cực hơn một chút. Hợp đồng tương lai của Mỹ đang tăng cao, mặc dù chủ yếu là nhờ cổ phiếu công nghệ tiếp tục tích cực. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.5% với hợp đồng tương lai Nasdaq tăng 0.9%, trong khi hợp đồng tương lai Dow đang đi ngang vào thời điểm hiện tại.