Tìm hiểu về "Quá mua" (Overbought) - "Quá bán" (Oversold) trong phân tích kỹ thuật và cách sử dụng

Tìm hiểu về "Quá mua" (Overbought) - "Quá bán" (Oversold) trong phân tích kỹ thuật và cách sử dụng

Linh Đặng

Linh Đặng

Investment Analyst

10:15 15/11/2020

Quá mua và Quá bán là hai thuật ngữ quen thuộc đối với các trader sử dụng chỉ báo động lượng (momentum indicator), nhằm đưa ra tín hiệu ước đoán sức mạnh xu hướng thị trường cũng như khả năng đảo chiều. Tuy nhiên, thuật ngữ này đôi khi còn khá xa lạ đối với các trader mới tham gia thị trường.

Vùng quá mua và Vùng quá bán

Quá mua được hiểu là khi giá đã tăng lên đáng kể trong một khoảng thời gian xác định mà không có nhiều nhịp điều chỉnh đáng kể. Đồ thị dưới đây minh họa diễn biến giá. 

Đồ thị giờ USD/CAD

Quá bán được hiểu là khi giá đã giảm đáng kể trong một khoảng thời gian xác định mà không có nhiều điều chỉnh tăng đáng kể. Đồ thị dưới đây minh họa diễn biến giá.

Đồ thị tuần AUD/JPY

Giá không thể mãi di chuyển theo một hướng, và sẽ đảo chiều vào một thời điểm trong tương lai. Các cặp tiền rơi vào tình trạng quá mua hoặc quá bán thường có xác suất đảo chiều cao hơn. Các trader cần sử dụng chỉ báo để giúp xác định khi nào có thể xảy ra sự đảo chiều.

Chỉ báo RSI

Các trader có thể sử dụng Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) để đánh giá vùng quá mua và quá bán. Rất đơn giản, khi RSI di chuyển trên 70, nó đang bị mua quá mức và có thể dẫn đến xu hướng giảm. Khi RSI di chuyển dưới 30, nó được coi là bị bán quá mức và có thể đảo chiều đi lên.

RSI

Các trader cần phải kiên nhẫn khi sử dụng RSI vì đôi khi RSI có thể duy trì trạng thái quá mua hoặc quá bán trong một thời gian dài trước khi giá thực sự đảo chiều, như ở biểu đồ dưới đây. Một lỗi phổ biến của các trader là cố gắng tìm đỉnh/đáy khi chỉ báo tiến sâu hơn vào vùng quá mua hoặc quá bán. Chìa khóa là hãy đợi đến khi RSI giảm trở lại xuống dưới đường 70 hoặc bật ngược trở lại từ đường 30 và có thể vào lệnh

RSI

Hình ảnh trên cho thấy chỉ báo RSI rõ ràng đã phá vỡ lên trên ngưỡng quá mua 70, nhưng một trader dày dạn kinh nghiệm sẽ không bán ngay lập tức khi chưa chắc chắn về khả năng giá có thể tiếp tục tăng đến đâu. Các trader có thể đợi cho đến khi chỉ báo RSI giảm xuống dưới 70 và sau đó thực hiện short. Theo đó đem lại cơ hội ra và vào lệnh với xác suất cao hơn. Khi RSI giảm xuống dưới 30, các quy tắc tương tự cũng được áp dụng.

Mức độ đáng tín cậy của các tín hiệu quá mua và quá bán?

Các tín hiệu quá mua và quá bán được sử dụng một cách đơn lẻ không hoàn toàn đáng tin cậy. Hãy nghĩ đến việc xây dựng một ngôi nhà; một người thợ xây chỉ phụ thuộc vào một cái búa; nhưng là một công cụ biệt lập, chiếc búa không có giá trị gì khi xây toàn bộ ngôi nhà. Các công cụ khác cần kết hợp với búa để xây dựng như cưa, khoan,...

Khái niệm tương tự liên quan đến các tín hiệu mua quá mức/bán quá mức cũng cần các công cụ khác để củng cố tín hiệu và cho phép các trader đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn. Ví dụ, xác định xu hướng, quản lý rủi ro và tâm lý là những công cụ hữu ích.

Các trader nên sử dụng công cụ gì để hỗ trợ các tín hiệu quá mua và quá bán?

Có một số công cụ phổ biến có thể được sử dụng để củng cố các tín hiệu quá mua và quá bán. Dưới đây là danh sách các công cụ có thể nâng cao quyết định giao dịch:

  1. Xác định xu hướng - Xu hướng có thể hỗ trợ các trader trong việc lựa chọn các điểm vào lệnh. Ví dụ: trong một xu hướng tăng, các nhà trader sẽ lọc các tín hiệu quá bán tương quan với xu hướng tăng. Điều ngược lại sẽ áp dụng cho xu hướng giảm.
  2. Quản lý rủi ro - Cần tuân thủ các tỷ lệ rủi ro - lợi nhuận thích hợp liên quan đến mức dừng và mức giới hạn.
  3. Tâm lý thị trường (Market Sentiment) - Sử dụng các chỉ báo như IG CS hay báo cáo COT để xác định thêm các tín hiệu quá mua và quá bán.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Những điều thú vị về lịch sử phát triển của đồ thị

Những điều thú vị về lịch sử phát triển của đồ thị

Biểu đồ giá là công cụ cơ bản của các nhà phân tích kỹ thuật. Hiểu một cách đơn giản, biểu đồ giá hiển thị dữ liệu giá bằng hình ảnh. Đã có rất nhiều loại biểu đồ được phát triển qua nhiều thế kỷ, nguyên tắc cơ bản của nó đã trở thành nền tảng của phân tích kỹ thuật.
Mô hình giá nào hiệu quả nhất trong giao dịch?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Mô hình giá nào hiệu quả nhất trong giao dịch?

Theo Thomas Bulkowski, các mẫu biểu đồ hoạt động tốt nhất và cũng có khả năng sinh lời cao nhất là: mô hình cờ tăng giá cao với biên độ hẹp (bullish flags) và mô hình vai-đầu-vai( bao gồm cả dạng cơ bản và phức tạp) với một breakout rõ rang bên dưới mức hỗ trợ. Các lựa chọn trên được dựa trên nghiên cứu và thống kê kỹ lưỡng về hành động giá.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ