Tin xấu vẫn là tin tốt với chứng khoán, miễn là tình hình không quá tệ

Tin xấu vẫn là tin tốt với chứng khoán, miễn là tình hình không quá tệ

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

08:07 06/11/2023

Phản ứng của thị trường hôm thứ Sáu đối với báo cáo việc làm xuất phát từ một tiền đề đơn giản: tin xấu vẫn là tin tốt, miễn là nó không quá tệ.

Phản ứng của thị trường hôm thứ Sáu đối với báo cáo việc làm xuất phát từ một tiền đề đơn giản: tin xấu vẫn là tin tốt, miễn là nó không quá tệ.

Chứng khoán tăng mạnh sau khi Bộ Lao động cho biết biên chế việc làm phi nông nghiệp đã tăng 150,000 ở tháng 10 - thấp hơn 20,000, mức chênh lệch phần lớn do việc đình công tại các công ty ô tô, điều đã kết thúc.

Đối với Fed, tăng trưởng biên chế hạ nhiệt cùng với mức tăng lương gần như khớp với kỳ vọng sẽ tạo ra một kịch bản trong đó ngân hàng trung ương không cần phải làm gì cả. Fed có thể tiếp tục chờ đợi dữ liệu và giữ nguyên lãi suất khi tiếp tục đánh giá tác động của 11 lần thắt chặt trước.

Mike Loewengart, trưởng bộ phận xây dựng mô hình danh mục của Văn phòng Đầu tư Toàn cầu tại Morgan Stanley, cho biết: “Cuối cùng Fed đã đạt được điều họ mong đợi - sự hạ nhiệt đáng kể trên thị trường lao động”.

“Trước đây, ta từng thấy một hoặc hai báo động giả theo hướng này, nhưng thực tế là báo cáo này theo sau các dữ liệu kinh tế yếu hơn mong đợi khác trong tuần có thể khuyến khích các nhà đầu tư kỳ vọng vào Fed ít diều hâu hơn,” ông nói thêm.

Thị trường phản ứng theo nhiều chiều trước báo cáo này. Thị trường hiện định giá 10% khả năng tăng lãi suất trong tháng 12 và lần cắt giảm đầu tiên sẽ diễn ra sớm nhất vào tháng 5, theo CME Group.

Tuy nhiên, việc cắt giảm đó có thể thực sự là một tin xấu, vì nó có thể báo hiệu mối lo ngại của Fed rằng nền kinh tế đang chậm lại đến mức cần sự thúc đẩy từ chính sách tiền tệ. Tăng trưởng chậm, có kiểm soát là điều mà thị trường và Fed đang mong chờ trong bối cảnh hiện tại, nhưng tăng trưởng âm thì không.

Theo Michael Arone, chiến lược gia đầu tư trưởng tại State Street Global Advisors, "các nhà đầu tư mong muốn Fed cắt giảm lãi suất nên cẩn trọng với những gì họ mong muốn”.

Bất chấp định giá thị trường, có vẻ khả năng nới lỏng sẽ không xảy ra trong tương lai gần nếu nhìn vào những tuyên bố gần đây từ các quan chức Fed. Chủ tịch Powell cho biết vào thứ Tư rằng việc cắt giảm lãi suất không nằm trong nội dung thảo luận của các nhà hoạch định chính sách.

“Có vẻ như điều đó vẫn còn xa vời trong tâm trí tôi,” Chủ tịch Fed Richmond, Thomas Barkin cho biết. “Bạn có thể tưởng tượng ra những tình huống khi nhu cầu giảm và bạn phải làm gì đó. Bạn có thể tưởng tượng một kịch bản khi lạm phát bắt đầu ổn định và bạn muốn giảm lãi suất thực. Cả hai điều đó vẫn còn khá xa vời.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Kinh tế Mỹ: Khi "đón gió" Fed trở thành trò chơi sinh tồn
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Kinh tế Mỹ: Khi "đón gió" Fed trở thành trò chơi sinh tồn

Toàn bộ hệ thống kinh tế hiện đang phụ thuộc vào đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán, được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư đang chạy đua trước các động thái của Fed. Điều đáng ngạc nhiên là cơ chế này không chỉ được coi là bình thường, mà còn được xem là tối ưu - một hệ thống hoàn hảo chưa từng có. Liệu có góc nhìn nào cho phép đánh giá cơ chế này là hợp lý, chứ chưa nói đến tối ưu?
Trung Quốc và "nước cờ" tiền tệ táo bạo: Liệu có đủ để xoay chuyển tình thế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc và "nước cờ" tiền tệ táo bạo: Liệu có đủ để xoay chuyển tình thế?

Sau một thời gian dài là tâm điểm của những đồn đoán sôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội, một vườn thú tại Trung Quốc cuối cùng đã phải thừa nhận một sự thật gây sốc: những con "gấu trúc" của họ thực chất chỉ là những chú chó được tô vẽ khéo léo. Điều này gợi nhớ đến cách mà chính phủ Trung Quốc dường như đang dần thừa nhận rằng tình hình kinh tế đất nước đang ở trong tình trạng bấp bênh hơn những gì họ từng hy vọng.
Trung Quốc tung đòn mạnh, nhưng liệu có đủ để cứu nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc tung đòn mạnh, nhưng liệu có đủ để cứu nền kinh tế?

Vào ngày hôm qua, một cuộc họp báo khẩn cấp với sự tham gia của nhiều quan chức kinh tế Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp kích thích nhằm phục hồi niềm tin vào nền kinh tế đang suy giảm của nước này. Gói giải pháp bao gồm cắt giảm lãi suất mạnh mẽ, hỗ trợ tài chính cho thị trường chứng khoán và hỗ trợ lĩnh vực bất động sản. Đây được xem là gói kích thích kinh tế quyết liệt nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới kể từ đại dịch Covid.
Pháp cần giải quyết nhanh chóng các vấn đề ngân sách nếu không muốn trở thành "quý ông thâm hụt" của châu Âu
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Pháp cần giải quyết nhanh chóng các vấn đề ngân sách nếu không muốn trở thành "quý ông thâm hụt" của châu Âu

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân sách, áp lực tăng thuế và cải cách chi tiêu công trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy giảm. Với thời gian hạn hẹp, Barnier phải cân bằng giữa yêu cầu đóng góp từ các tập đoàn lớn và cải thiện hiệu quả tài chính của đất nước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ