Tình hình chiến sự tại Ukraine gây tác động lớn lên thị trường cà phê trên thế giới

Tình hình chiến sự tại Ukraine gây tác động lớn lên thị trường cà phê trên thế giới

14:04 09/03/2022

Giá cafe Arabica kì hạn tháng 5/2022 đã giảm tuần thứ ba liên tiếp khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine chưa có tín hiệu hạ nhiệt. Giá cà phê trong tuần mở cửa ở mức 235.65 cent/lb sau đó giảm mạnh trong 3/5 phiên trong tuần và đóng nến tuần ở mức 224.25 cts/lb.

Thị trường cà phê có nhiều biến động
Thị trường cà phê có nhiều biến động

Giá cafe Arabica kì hạn tháng 5/2022 đã giảm tuần thứ ba liên tiếp khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine chưa có tín hiệu hạ nhiệt. Giá cà phê trong tuần mở cửa ở mức 235.65 cent/lb sau đó giảm mạnh trong 3/5 phiên trong tuần và đóng nến tuần ở mức 224.25 cts/lb.
Tương tự Arabica, giá cà phê Robusta kì hạn tháng 5/2022 tuần qua cũng đã giảm mạnh trong tuần qua, đánh dấu tuần thứ ba liên tiếp giá Robusta giảm. Trong tuần, giá cà phê Robusta đã giảm 4 phiên liên tiếp kể từ đầu tuần từ lúc mở cửa ở mức giá 2166$/tấn xuống mức 2010$/tấn sau đó có 1 nhịp điều chỉnh nhẹ ngày thứ 6 khi giá cà phê tăng trở lại và đóng nến tuần ở mức giá 2038$/tấn, thấp hơn tới 128$ so với giá mở cửa tuần.

Tồn kho cà phê tại các kho cảng chính trên thế giới có dấu hiệu tăng trở lại
Tồn kho của cả 2 loại cà phê trên các sàn giao dịch đã có dấu hiệu tăng trở lại sau khi giảm liên tục từ đầu niên vụ.
Cụ thể, tính đến 2h chiều ngày 04/03, tồn kho cà phê Arabica trên sàn New York đạt 1.002 triệu bao, tăng 1.4% (14 nghìn bao) so với tuần trước đó. Đây là lần đầu tiên trong 2 tuần trở lại đây tồn kho cà phê Arabica đạt trên 1 triệu bao và cũng là lần đầu tiên tồn kho tăng trên 1%. Trong 20 năm trở lại đây, nếu không tính niên vụ hiện tại, tồn kho cà phê Arabica trên sàn New York chưa bao giờ rớt xuống mức dưới 1 triệu bao.
Đối với Robusta, tính đến hết ngày 01/03, tồn kho trên sàn London đạt 92.04 nghìn tấn, tăng 4.4% (3.9 nghìn tấn) so với tuần trước đó. Đây là tuần đầu tiên tồn kho cà phê Robusta tăng sau khi giảm liên tục từ đầu niên vụ. Tuần trước cũng đánh dấu lần đầu tiên trong gần 3 tháng mà tồn kho loại cà phê này vượt qua mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (90.3 nghìn tấn).

Sản lượng cà phê ước tính của Colombia tăng nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn ở mức thấp
Sản lượng cà phê ước tính của Colombia trong tháng hai tăng nhẹ so với tháng 1, tuy nhiên sản lượng vẫn ở mức rất thấp so với cùng kì năm ngoái, do tình hình thời tiết cực đoan La Nina gây mưa nhiều khi trái cà phê còn nhỏ dẫn đến hiện tượng rụng trái.
Cụ thể, theo báo cáo từ liên đoàn người trồng cà phê Colombia (FNC), sản lượng Arabica của Colombia trong tháng 2 năm nay ước tính đạt 928 nghìn bao, tăng 6.9% so với tháng trước nhưng lại giảm tới 16.2% so với cùng kì năm ngoái. Con số này cũng thấp hơn 7.3% so với sản lượng thấp nhất trong tháng 2 của 5 năm gần nhất. Tính từ đầu niên vụ (tháng 10/2021) đến nay, chỉ duy nhất tháng 12 là sản lượng cà phê vượt trên mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Do đó, tính đến hết tháng 2 năm nay, lũy kế sản lượng Arabica ước tính của quốc gia này trong niên vụ 2021/22 chỉ đạt 4.4 triệu bao, thấp hơn tới 18.5% so với cùng kì niên vụ trước và thấp hơn 12.3% so với mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (niên vụ 2018/19). Trước đó, trong báo cáo về cà phê của USDA tháng 12/2021, USDA lại dự báo sản lượng cà phê của nước này sẽ tăng 0.4 triệu bao (tương đương tăng 3%)

Trong khi đó, cũng theo báo cáo từ FNC, xuất khẩu cà phê ước tính của Colombia trong tháng 2 lại giảm 7.8% so với tháng 1 và giảm đến 23.1% so với cùng kì năm ngoái, đạt 980 nghìn bao. Con số này cũng nằm ở mức rất thấp so với những năm gần đây khi thấp hơn đến 9.1% so với mức xuất khẩu thấp nhất của tháng 2 trong 5 năm trở lại đây (1.08 triệu bao). Tính từ đầu niên vụ 2021/22, Colombia đã xuất khẩu 5.33 triệu bao cà phê, giảm 10.9% so với cùng kì năm ngoái và thấp hơn 5.75% so với lũy kế xuất khẩu tính đến tháng 2 của 5 niên vụ gần nhất (niên vụ 2017/2018).

Ảnh hưởng của thời tiết lên vụ cà phê Brazil có thể không quá lớn như dự báo
Do tình hình giá rét vào cuối niên vụ 2020/2021, nhiều nhà phân tích đã đưa ra các dự báo không mấy khả quan về mùa vụ cà phê hiện tại của Brazil, tuy nhiên, tình hình thực tế có thể không xấu như dự đoán.
Cụ thể, xuất khẩu cà phê nhân trong tháng 2 của Brazil, theo thông tin từ chính phủ nước này đạt 3.475 triệu bao, tăng 250,000 bao (7.7%) so với xuất khẩu tháng 1 theo báo cáo từ Cecafé . Con số này thấp hơn tới 12.74% so với xuất khẩu cà phê tháng 2 năm 2021 và lũy kế xuất khẩu niên vụ 2021/22 tính đến nay đạt 26.35 triệu bao, thấp hơn 12.1% so với cùng kì năm ngoái. Tuy nhiên, việc sụt giảm lượng cà phê xuất khẩu này chủ yếu là do niên vụ này là năm “mất mùa” đối với cà phê Brazil. Nếu so sánh với niên vụ 2019/20, một niên vụ “mất mùa” khác, thì lượng cà phê xuất khẩu tháng 2 năm nay lại cao hơn tới 23.5% và lũy kế xuất khẩu cũng cao hơn 7.4%. Xuất khẩu cà phê trong tháng 2 của Brazil cũng cao hơn tới 20% so với trung bình 5 năm gần đây và lũy kế xuất khẩu hiện tại cũng đang cao hơn 10.5% so với trung bình 5 năm gần nhất.

Chiến tranh Nga – Ukraine đang gây ảnh hưởng mạnh lên thị trường
Việc tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine đã gây tác động rất lớn lên thị trường hàng hóa, trong đó có cà phê. Các nhóm hàng hóa thiết yếu như ngũ cốc hay đường liên tục tăng giá trong những phiên vừa qua do tâm lý tích trữ hàng. Tuy nhiên, cà phê lại không thuộc nhóm hàng thiết yếu mà thuộc nhóm hàng hóa “xa xỉ” nên nhu cầu sử dụng giảm khi chiến tranh nổ ra. Việc Nga đang bị các nước cấm vận trong khi quốc gia này lại là nước nhập khẩu cà phê nhân lớn thứ 4 trên thế giới với khoảng 3 triệu bao mỗi năm đang gây lên những lo lắng về nhu cầu sử dụng cà phê, qua đó gây sức ép lên giá cà phê trên toàn cầu. Các cảng ở Ukraine bị phong tỏa cũng khiến cho cà phê nhập khẩu không thể đi vào quốc gia này.
Giá cà phê trên thế giới trong tuần tới sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Nếu các thỏa thuận đình chiến được kí kết và các cảng cũng như các nhà máy tại Ukraine quay trở lại hoạt động sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng cà phê nhân tại 2 quốc gia tham chiến, qua đó thúc đẩy giá cà phê đảo chiều tăng. Tuy nhiên. nếu chiến tranh tiếp tục leo thang sẽ gây thêm tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư về nhu cầu tiêu thụ cà phê, đồng thời tạo nên sự chuyển dịch dòng tiền từ cà phê sang các mặt hàng khác đang tăng giá mạnh như lúa mì hay đường. Ngoài ra, việc sản lượng cũng như xuất khẩu cà phê của 2 quốc gia xuất khẩu Arabica chính như Brazil và Colombia không quá tệ như dự báo trước đó cũng như việc tồn kho cà phê có dấu hiệu tăng trở lại sẽ tạo thêm áp lực cho giá cà phê trong thời gian sắp tới.

Phân tích kỹ thuật Cà Phê Robusta kỳ hạn tháng 5/2022 – LRCK22
Sau 7 phiên giảm liên tục, cuối cùng ở phiên cuối cùng tuần trước, Robusta cũng đã có một phiên tăng, tuy tăng không nhiều nhưng thị trường đã hình thành mô hình nến inside bar và cây inside là cây pin bar. Từ đó cho thấy giá Cà Phê Robusta đã hình thành đáy và có dấu hiệu quay đầu bắt đầu một nhịp hồi khi mà các chỉ báo RSI và MACD đều cho dấu hiệu mua. Dự đoán sẽ có một nhịp tăng trong một vài phiên tới, kỳ vọng ngắn hạn sẽ ở mốc 2075 – 2115 và dài hạn có thể ở mốc 2150.

Phân tích kỹ thuật Cà Phê Arabica kỳ hạn tháng 5/2022 – KCEK22
Sau nhiều phiên giảm liên tục ở tuần rồi, Cà phê Arabica đang ở mốc 224 và đang có dấu hiệu tranh chấp của 2 phe mua và bán khi ở khung Daily ở phiên cuối cùng của tuần trước đã hình thành một nến Doji với râu nến dài ở 2 đầu. Với tín hiệu quá bán từ RSI càng cho thấy khả năng rất cao giá Arabica sẽ quay đầu đi lên. Dự đoán sẽ có một tuần tăng giá ở thị trường Cà Phê Arabica và mục tiêu kì vọng là các vùng ở đỉnh cũ đã hình thành trước đó vào khoảng 244-250 và xa hơn là 260.


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
Hotline: 0286 686 0068
Website: https://saigonfutures.com/
Fanpage: Saigon Futures Inc.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ