Tóm tắt báo cáo COT của CFTC (Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ) trong tuần từ 26/2 tới 3/3/2020

Tóm tắt báo cáo COT của CFTC (Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ) trong tuần từ 26/2 tới 3/3/2020

09:37 09/03/2020

Tóm tắt báo cáo COT của CFTC (Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ) trong tuần từ 26/2 tới 7/3/2020

Tuần vừa qua chứng kiến một đợt điều chỉnh vị thế lớn của các quỹ đầu cơ đối với USD và EUR. Thị trường tiếp tục đi theo xu hướng "Risk Off" khi gia tăng bán ròng các đồng tiền hàng hóa, ngoài ra cũng xuất hiện yếu tố vĩ mô mới: các ngân hàng trung ương lần lượt ha lãi suất, đặc biệt Fed tuyên bố hạ lãi suất khẩn cấp 50 điểm cơ bản nhằm đối phó với virus Corona.

- USD: Sau 6 tuần liên tục đặt cược vào đồng bạc xanh, tuần qua các quỹ đầu cơ đã bắt đầu rút bớt các vị thế mua ròng trên thị trường tương lai. Tổng vị thế mua ròng giảm từ 25 nghìn xuống còn 22.4 nghìn hợp đồng. Sự thay đổi này chịu ảnh hưởng khá nhiều từ quyết định hạ lãi suất khẩn cấp của Fed nhằm đối phó với dịch bệnh, khiến nhà đầu tư không còn đặt quá nhiều niềm tin vào Dollar Mỹ như giai đoạn đầu năm, chỉ số DXY giảm tuần qua cũng giảm mạnh tới 2.4%, xuống vùng 95.8/96.

 

Vị thế ròng USD
- EUR: Như dubaotiente.com nhận định tuần trước, sau khi vị thế bán ròng đồng Euro của các quỹ đầu cơ đạt đỉnh của giai đoạn 1 năm, kết hợp với diễn biến giá đi ngược bất ngờ của Euro, việc đóng các vị thế bán ròng rất có khả năng xảy ra, trên thực tế, tổng vị thế bán ròng của nhóm non-commercial đã giảm từ 114 nghìn hợp đồng xuống còn 86 nghìn hợp đồng, tương đương với 32%. Một sự điều chỉnh đáng kể cả về vị thế cũng như tâm lý. Mặc dù cuộc họp ECB tuần sau mới diễn ra và các nước Châu Âu, đặc biệt là Italia đang chịu ảnh hưởng nặng bởi virus Corona, nhưng có lẽ giới đầu cơ đã cẩn thận hơn khi đặt cược vào đà giảm của Euro.
Vị thế ròng EUR


- JPY: Yên Nhật đã quay trở lại với vai trò là một tài sản trú ẩn truyền thống của nhóm đầu cơ. Tổng trạng thái bán ròng từ nhóm này đã giảm 20%, từ 56 nghìn hợp đồng xuống còn 42 nghìn hợp đồng. Mặc dù các quỹ đầu cơ vẫn chủ yếu nắm giữ vị thế bán ròng đồng Yên với kỳ vọng Yên giảm dài hạn, nhưng trong điều kiện thị trường “Risk off” hiện nay, việc giảm đặt cược vào xu hướng này là điều hợp lý.

Vị thế ròng JPY


- CHF: Trạng thái ròng của Franc Thụy Sĩ tiếp tục thể hiện xu hướng “lưỡng” của nhà đầu tư với đồng bạc này. Các trạng thái ròng không thay đổi quá nhiều và tổng trạng thái chỉnh duy trì quanh ngưỡng 17 nghìn hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế, các cặp XXX/CHF tuần qua giảm mạnh do tâm lý risk off và nhóm mua vào đồng Franc đáng kể nhất lại là các nhà đầu tư nhỏ lẻ (retail traders).

Vị thế ròng CHF


- GBP: Thêm một tuần nữa các quỹ đầu cơ đặt cược vào Bảng Anh, với tổng vị thế mua ròng tăng từ 29 nghìn lên 35.6 nghìn hợp đồng. Cần lưu ý rằng nhóm đầu cơ chuyển từ bán ròng sang mua ròng Bảng Anh kể từ cuối tháng 12/2019 và đây là lần đặt cược lớn nhất của họ.

Vị thế ròng GBP


- AUD & NZD: Vị thế bán ròng tiếp tục gia tăng, tuy nhiên khối lượng thêm vào không nhiều (AUD: tăng 8,000 hợp đồng lên tổng số 52 nghìn hợp đồng bán ròng; NZD: Tăng 1,000 hợp đồng lên tổng số 16 nghìn hợp đồng bán ròng).

Tuy nhiên đối với AUD, nhóm assest manager tuần qua tăng tới gần 80,000 vị thế bán ròng (cao nhất kể từ 2006); tổng số lượng hợp đồng mở (Open interest) cũng tăng lên tới 223 nghìn hợp đồng, có thể thấy xu hướng giảm dài hạn của AUD vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi quá nhiều mặc dù đồng bạc này đã phục hồi đáng kể tuần qua.

Vị thế ròng AUD


- Vàng: Sau khi đạt kỷ lục về khối lượng nắm giữ ròng lên tới 350 nghìn hợp đồng, các quỹ đầu cơ và money manager đã điều chỉnh giảm vị thế liên tục 2 tuần qua và hiện nay khối lượng mua ròng đã giảm xuống còn 319 nghìn hợp đồng. Tuy nhiên trong bối cảnh mặt bằng lãi suất các ngân hàng trung ương toàn cầu giảm nhằm đối phó với virus Corona, vàng sẽ luôn là tài sản nằm trong danh mục được ưu tiên nắm giữ.

Vị thế ròng của vàng

Broker listing

Cùng chuyên mục

Những điểm cần chú ý: S&P 500, EUR/USD, GBP/USD, dự báo FED và Vàng
Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

Những điểm cần chú ý: S&P 500, EUR/USD, GBP/USD, dự báo FED và Vàng

Mặc dù diễn biến chỉ số S&P 500 trong phiên vừa qua không mấy tích cực nhưng chỉ báo kỹ thuật đang cho thấy trong xu hướng giảm đã suy yếu. Trong tuần qua, đồng Dollar đã thu hút được sự chú ý của giới đầu tư khi đã bứt phá vào giữa tuần. Ngoài ra, số liệu tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan cũng sẽ được quan tâm, nhưng ảnh hưởng ra sao sẽ do mức quan tâm của thị trường quyết định.
Hợp đồng quyền chọn GBP cho thấy các nhà giao dịch kỳ vọng gì ở BOE trong năm nay?
Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

Hợp đồng quyền chọn GBP cho thấy các nhà giao dịch kỳ vọng gì ở BOE trong năm nay?

Định giá thị trường tiền tệ cho thấy kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng lãi suất trong thời gian 2 tuần tới. Nhà kinh tế trưởng mới Huw Pill cho biết quyết định có tăng lãi suất vào tháng tới hay không vẫn còn chưa ngã ngũ và “khá cân bằng”. Các nhà giao dịch quyền chọn có thể đang kỳ vọng kịch bản chủ đảo là tăng lãi suất với giọng điệu "bồ câu" (dovish hike).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ