Top 5 sự kiện đáng chú ý nhất tuần này
Bảo Chung
Currency Analyst
Trong khi Quốc Hội vẫn tiếp tục tranh luận về gói cứu trợ tài chính, Cục Dự trữ Liên bang mỹ có thể sẽ kiềm chế hành động trong cuộc họp thứ Tư tuần này nhưng vẫn sẽ giữ nguyên sự thận trọng với triển vọng phát triển kinh tế.
Với những nhà đầu tư quan tâm, trọng tâm sẽ là số ca nhiễm coronavirus tại miền Nam và Tây Hoa Kỳ liên tục tăng cao cùng sự gia tăng căng thẳng Mỹ - Trung, một vài tên tuổi lớn nhất trong ngành công nghệ sẽ công số báo cáo thu nhập. Đáng chú ý nhất trong lịch công bố dữ liệu kinh tế sẽ là ước tính GDP quý II vào thứ Năm, thứ cho thấy toàn bộ sự “yếu kém” của nền kinh tế và có thể là tồi tệ nhất từ trước tới nay. Trong khi đó, GDP quý II của Đức và khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng dự kiến sẽ giảm đáng kể.
Dưới đây là những sự kiện quan trọng nhất bạn cần nắm được trong tuần này.
1. Những tranh luận xoay quanh gói kích thích kinh tế
Khoản trợ cấp thất nghiệp mở rộng $600 mỗi tuần cho khoảng 32 triệu người Mỹ sẽ hết hạn vào ngày 31/07.
Bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin cho biết hôm thứ Bảy vừa rồi rằng chính quyền của Trump sẽ tiếp tục kéo dài gói trợ cấp thất nghiệp mở rộng cho tới cuối năm nay trong giai đoạn tiếp theo của quá trình viện trợ đại dịch, dù có thể sẽ ở mức thấp hơn.
Chính quyền và Quốc hội Hoa Kỳ đã cố gắng đưa ra một thỏa thuận về vòng cứu trợ đại dịch tiếp theo, đảng Cộng Hòa dự kiến sẽ sớm công bố các biện pháp của họ trong tuần này và tiếp tục tranh luận. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải đối mặt với quãng thời gian vô cùng khó khăn trước mắt khi không rõ liệu có thể đạt được thỏa thuận trước khi gói hỗ trợ thất nghiệp mở rộng hiện tại hết hạn hay không.
2. Cuộc họp báo của Cục Dự trữ Liên bang
FED có thể sẽ tiếp tục “bất lực” trong cuộc họp diễn ra vào ngày 27-28/07 sau khi đã cắt giảm lãi suất xuống tiệm cận 0 và cam kết sẽ mua không giới hạn tài sản tài chính. Các quan chức có thể sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất cho tới khi nền kinh tế bình ổn trở lại.
Một đám mây đen u ám đang bao trùm triển vọng kinh tế của các nhà hoạch định chính sách của Fed trong những tuần gần đây khi sự cải thiện tích cực của các dữ liệu kinh tế như việc làm có thể chỉ là “muối bỏ bể`” do sự quay trở lại mạnh mẽ của đại dịch coronavirus.
“Dại dịch vẫn là yếu tố chính lèo lái nền kinh tế. Một màn sương mù dày đặc của sự không chắc chắn đang bao phủ khắp xung quanh, và những rủi ro tiêu cực vẫn đang chiếm ưu thế”, Fed Lael Brainard chia sẻ hồi đầu tháng.
3. Báo cáo thu nhập ngành công nghệ
Phố Wall đã chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của S&P500 khi chỉ cách so với đỉnh kỷ lục hồi tháng Hai 5%, Nasdaq cũng tăng 15% từ đầu năm tới giờ. Nhưng, “sức khỏe” của nhịp tăng giá đó sẽ bị “kiểm tra” khi hàng chục công ty lớn sẽ công bố báo cáo thu nhập trong tuần này.
Facebook (Nasdaq: FB) sẽ công bố báo áo vào ngày thứ Tư, trong khi các ông lớn Apple (Nasdaq: AAPL), Alphabet (Nasdaq: GOOL) và Amazon (Nasdaq: AMZN) sẽ “ra mặt” vào thứ Năm. Các công ty khác dự kiến sẽ công bố báo cáo gồm Dược phểm Merck (NYSE: MRK), Pfizer (NYSE: PFE), Eli Lilly (NYSE: LLY), McDonal (NYSE: MCD), Procter & Gamble (NYSE: PG) và Starbucks (Nasdaq: SBUX). Báo cáo của người khổng lồ ngành năng lượng Exxon Mobil (NYSE: XOM) sẽ được công bố vào thứ Sáu.
Nhóm năm cổ phiếu lớn nhất thị trường chứng khoán Mỹ, Facebook, Amazon, Apple, Microsoft (Nasdaq: MSFT) và Google, hiện đang chiến tới 22% tổng vốn hóa của S&P 500, theo một báo cáo gần đây từ Goldman Sachs (NYSE: GS).
4. Dữ liệu GDP Hoa Kỳ
Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự kiến sẽ công bố GDP quý II vào thứ Năm, được các nhà phân tích dự báo sẽ sụt giảm 34% hàng năm sau những vết “bầm tím” đau điếng.
Quá trình phục hồi đang gặp rất nhiều khó khăn khi số ca nhiễm coronavirus đang gia tăng trở lại trên khắp đất nước. Điều này khiến các nhà chức trách tại miền Nam và Tây Hoa Kỳ có thể sẽ phải một lần nữa đóng cửa các doanh nghiệp hay tạm dừng kế hoạch mở cửa.
“Ngay cả khi FED tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng và Quốc Hội cung cấp thêm nhiều hỗ trợ tài chính hơn nữa, sự giãn cách xã hội hiện tại có thể sẽ kéo GDP xuống mức thấp hơn trước khi đại dịch diễn ra và tỷ lệ thất nghiệp có nguy cơ tăng cao trong những năm tới”, ông Paul Ashworth, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics cho biết.
Dữ liệu Đơn Đặt Hàng Hóa Bền hôm nay có thể sẽ được công bố tích cực nhưng Đơn Xin Trợ Cấp Thất Nghiệp Ban Đầu hôm thứ Năm tới được dữ kiến vẫn tiếp tục tăng.
5. GDP khu vực đồng tiền chung châu Âu
Số liệu GDP của Đức vào thứ Năm và toàn khối vào thứ Sáu sẽ cho thấy ảnh hưởng của quá trình phong tỏa đối nền kinh tế trong quý II. Nền kinh tế Đức, khu vực lớn nhất trong Eurozone, dự kiến sẽ sụt giảm 9%. Con số đó là 11.2% đối với toàn khối.
Đồng Euro đã chạm đỉnh cao nhất trong 21 tháng trở lại đây khi phá mốc 1.15 hôm thứ Sáu tuần trước sau khi Liên minh Châu Âu đạt được sự đồng thuận về gói cứu trợ trị giá 750 tỷ Euro. Tín hiệu về sự thống nhất cùng các chính sách kích thích kinh tế và ngân sách có thể sẽ đẩy đồng tiền chung lên trên mức $1.2.
Sự lạc quan có thể sẽ “bỏ ngoài tai” dữ liệu GDP ảm đạm.