Top 5 sự kiện quan trọng cần chú ý trong tuần 06/07 - 10/07
Số lượng ca nhiễm Covid-19 ngày càng tăng ở một số bang tại Mỹ khiến cho các kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế bị tạm dừng hoặc hoãn lại - đây sẽ trở thành một vấn đề đáng lo ngại cho giới đầu tư vào nửa cuối năm 2020. Sẽ là một tuần yên ả trên lịch kinh tế Mỹ, với báo cáo thất nghiệp ngày thứ Năm là tiêu điểm. Phía bên kia, những cuộc đối thoại xung quanh Brexit sẽ được đẩy mạnh và các bộ trưởng tài chính tại Euro zone sẽ gặp mặt nhằm thảo luận thêm về quỹ phục hồi trước khi hội nghị thượng đỉnh quan trọng diễn ra giữa tháng này. Và đó là những gì các Trader cần biết trước khi bắt đầu một tuần mới.
1. Tiến trình đại dịch
Florida và Texas, hai tiểu bang nổi lên là điểm nóng mới nhất của dịch Covid-19 ở Hoa Kỳ, cả hai đều báo cáo mức tăng kỷ lục theo ngày mới trong các trường hợp Covid-19 được xác nhận vào thứ Bảy - với gần 20,000 ca nhiễm bệnh gia tăng.
Những sự đột biến về ca nhiễm gần đây, rõ rệt nhất ở các bang miền Nam và miền Tây nước Mỹ, là những bang cuối cùng áp đặt lệnh phong tỏa khi dịch bệnh bùng phát lần 1, đồng thời là những bang đầu tiên nới lỏng cách ly. Điều này đã được cảnh báo bởi các quan chức y tế công cộng.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết, diễn biến phức tạp của đại dịch vẫn là nguồn gốc chính cho tâm lý bất ổn của giới đầu tư và hơn 40% Hoa Kỳ đã trì hoãn hay đảo ngược các chính sách mở cửa.
2. Một tuần lễ yên bình theo lịch kinh tế Hoa Kỳ
Vào thứ Hai, Viện Quản lý Cung ứng sẽ báo cáo khảo sát về hoạt động phi sản xuất tại Hoa Kỳ, với những dự báo tích cực của giới chuyên môn. Trong khi đó IHS Markit sẽ công bố dữ liệu về hoạt động kinh doanh ở Hoa Kỳ.
Các chuyên gia kinh tế cho biết báo cáo hàng tuần vào thứ Năm về số đơn trợ cấp thất nghiệp lần đầu sẽ được theo dõi chặt chẽ vì mức độ sa thải mới tiếp tục duy trì ở mức cao ngay cả khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại, một dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của thị trường lao động sẽ chậm lại.
3. Nửa cuối năm 2020
Sau khi kết thúc nửa đầu năm 2020 ở mức cao, phe bò trên thị trường chứng khoán tiếp tục được thúc đẩy bởi những dấu hiệu của phục hồi kinh tế và kỳ vọng vào vắc-xin. Dữ liệu kinh tế được công bố ở châu Âu và Trung Quốc cũng cho thấy sự phục hồi đang diễn ra và những dữ liệu về thu nhập sắp tới có thể đưa ra bằng chứng về sự chạm đáy của thu nhập đến từ các doanh nghiệp.
Tuy nhiên một vài trở ngại vẫn hiện hữu. Hiện tại chúng ta vẫn chưa rõ liệu Quốc hội Hoa Kỳ sẽ mở rộng chương trình trợ cấp thất nghiệp sau ngày 31/07. Cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ sẽ trở nên khó khăn, đặc biệt nếu ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden mở rộng chương trình bỏ phiếu bầu cử. Và EU cần phải đạt được sự đồng thuận về quỹ phục hồi trị giá 750 tỷ USD.
Giới đầu tư cũng lo lắng khi mức nợ công tăng. Tới nay chưa có những dấu hiệu nào về điều đó, nhưng bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các nhà hoạch định chính sách nới lỏng các biện pháp kích thích đều có thể gây ra rắc rối.
4. Những thách thức phía trước của khu vực EU
Đức vừa mới tiếp quản vị trí chủ tịch luân phiên kéo dài sáu tháng của Liên minh châu Âu khi khối phải đối mặt với suy thoái sâu sắc nhất kể từ Thế chiến thứ Hai.
Các nhà lãnh đạo tại EU sẽ phải đồng ý về ngân sách nhiều năm trị giá 1 nghìn tỷ euro, ra mắt quỹ phục hồi cho các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 và làm rõ mối quan hệ với nước Anh hậu Brexit.
Một cuộc họp của các bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro vào thứ Năm có thể sẽ bàn về những vấn đề hệ trọng, trước khi một hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào 17-18 tháng 7 sắp tới - rất quan trọng nhằm đảm bảo thỏa thuận về một quỹ phục hồi.
Đức muốn sử dụng thời gian quý báu trong vai trò chủ tịch luân phiên nhằm giúp cho EU mạnh mẽ trở lại, và thỏa thuận về quỹ phục hồi chắc chắn sẽ có ích cho quá trình này. Thị trường đang hy vọng rằng sự đoàn kết của khu vực sẽ giành ưu thế - đồng Euro đã tăng 5% kể từ tháng Ba nhưng sự lạc quan có thể suy yếu nếu những bất đồng xảy ra.
5. Những cuộc đối thoại xung quanh Brexit
Tuần trước, vòng đàm phán Brexit đã kết thúc sớm hơn dự kiến một ngày, trong bối cảnh những bất đồng nghiêm trọng giữa 2 phe còn tồn đọng. Trưởng đoàn đàm phán phía EU, ông Michel Barnier phàn nàn về sự thiếu tôn trọng và sai cam kết của chính phủ Anh.
Hai bên dự định sẽ tiếp tục đàm phán trong tuần này tại London, nhưng dường như khó có thể đạt được thêm những tiến bộ.
Anh rời khỏi EU vào ngày 31 tháng 1, nhưng có rất ít tiến bộ trong việc thiết lập một mối quan hệ mới với thời hạn cuối năm đang đến gần. Cả hai bên vốn đều đã hy vọng các cuộc đàm phán tuần trước sẽ giúp khởi động lại quá trình.