Top 5 sự kiện quan trọng cần chú ý trong tuần này 01 - 05/06

Top 5 sự kiện quan trọng cần chú ý trong tuần này 01 - 05/06

09:46 01/06/2020

Những diễn biến căng thẳng tiếp tục gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đồng nghĩa với việc thị trường sẽ tiếp tục duy trì ranh giới tâm lý mong manh vào tuần này. Điểm nổi bật trong lịch kinh tế tuần này nằm ở thứ Sáu, khi bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ được công bố. Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB dự kiến sẽ tăng cường chương trình mua tài sản khẩn cấp; Liên minh châu Âu và Anh sẽ tổ chức một vòng đàm phán hậu Brexit khác. Và dưới đây là những gì bạn cần lưu ý trước khi bắt đầu tuần đầu tiên của tháng 6:

1. Thất nghiệp ở Mỹ dự kiến tăng mạnh lên 20%

Báo cáo việc làm của Hoa Kỳ vào thứ Sáu dự kiến tỷ lệ thất nghiệp tăng tới 19.7% vào tháng trước do các nhà tuyển dụng dự kiến sẽ cắt giảm 8.25 triệu việc làm, so với mức 20.5 triệu việc làm bị mất do virus vào tháng 4.

Trong khi một số dấu hiệu tích cực trong bức tranh việc làm đã xuất hiện trong những tuần gần đây, khi một số công nhân trở lại làm việc do các doanh nghiệp mở cửa trở lại vào nửa cuối tháng 5, thì những chuyển biến này khó có thể được phản ánh trong dữ liệu tháng 5.

Bất kỳ những bất ngờ tích cực nào cũng sẽ được phản ánh bởi “phe Bò” trên thị trường chứng khoán, những người mong muốn nắm bắt được dấu hiệu phục hồi từ suy thoái kinh tế do virus Corona gây ra.

2. Yêu cầu trợ cấp thất nghiệp, dữ liệu của ISM

Trong khi các quan chức cấp cao của Cục dự trữ Liên bang Mỹ Fed đang trong giai đoạn “im hơi lặng tiếng” truyền thống trước cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng 6, lịch kinh tế tuần này sẽ cung cấp dữ liệu sản xuất vào thứ Hai, báo cáo về đơn xin trợ cấp thất nghiệp, báo cáo về đơn đặt hàng của nhà máy và số lượng tuyển dụng của khu vực tư nhân vào thứ Năm.

Đối với khu vực Châu Âu, các nhà đầu tư sẽ xem xét về số đơn đặt hàng tại các nhà máy ở Đức trong tháng 4, trong khi đó Anh sẽ công bố số liệu PMI về sản xuất vào thứ Hai và PMI về dịch vụ vào thứ 4.

3. Sự bế tắc trong mối quan hệ Mỹ - Trung

Sự bế tắc trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về luật an ninh quốc gia mới của Bắc Kinh áp dụng tại Hong Kong, điều mà các nhà đầu tư lo ngại có thể ảnh hưởng tiêu cực tới quyền tự do của khu vực này, dường như sẽ tiếp tục nóng lên trong tuần này.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt tình trạng đặc biệt của Hong Kong nếu Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia đối với trung tâm tài chính của châu Á, nhưng truyền thông Trung Quốc phản ứng dữ dội, cho rằng việc làm này sẽ gây tổn hại cho Hoa Kỳ nhiều hơn Trung Quốc

Việc tổng thống Trump có đi xa tới mức hủy bỏ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc, hay đơn giản chỉ thực hiện một số bước tượng trưng xung quanh các lệnh trừng phạt và thị thực cho công dân Hong Kong sẽ quyết định đợt tăng gần nhất trong thị trường chứng khoán thế giới còn kéo dài bao lâu nữa.

4. ECB tăng cường chương trình kích thích kinh tế

Mặc dù thông báo về gói kích thích 750 tỷ euro của EU nhằm thúc đẩy nền kinh tế bị tác động tiêu cực từ đại dịch Corona đã giảm bớt những áp lực lên ECB, các quan chức vẫn dự kiến công bố gói kích thích mới vào thứ Năm.

Quỹ phục hồi của EU sẽ cần thời gian để thiết lập và có khả năng sẽ gặp trở ngại trong quá trình này do ECB đang “đốt tiền” thông qua các giao dịch mua tài sản khẩn cấp, và số tiền có thể sẽ cạn kiệt vào tháng 10, trừ khi được mở rộng.

ECB dự kiến sẽ công bố mức tăng thêm lên tới 500 tỷ euro cho chương trình Mua khẩn cấp do đại dịch và kéo dài thời gian của chương trình này tới giữa năm 2021.

Ngân hàng trung ương cũng sẽ công bố các dự báo kinh tế cập nhật nhất, để xác nhận đánh giá của chủ tịch ECB – bà Christine Lagarde, rằng nền kinh tế của khối đang ở trong một cuộc suy thoái nặng nề hơn so với những nhận định ban đầu.

5. Những cuộc đàm phán hậu Brexit

Một vòng đàm phán hậu Brexit khác sẽ được tiến hành vào thứ Ba tuần này trước hội nghị thượng đỉnh của EU vào 18, 19 tháng 6 và London cần phải giải quyết yêu cầu về gia hạn thỏa thuận chuyển đổi.

Sẽ không còn nhiều thời gian cho đến thời hạn Brexit vào ngày 31 tháng 12, cả hai bên sẽ kết thúc mối quan hệ có hoặc không có những thỏa thuận thương mại.

Các nhà đàm phán không đạt được nhiều thỏa thuận và EU đang thúc giục Anh nỗ lực hơn và thực tế hơn về những gì họ có thể đạt được trong các vòng đàm phán.

Những sự bất ổn đã khiến Sterling rơi xuống mốc thấp nhất trong gần 30 năm. Không chỉ chịu áp lực từ tương lai mù mịt của thỏa thuận hậu Brexit, đồng bảng Anh còn đang chiến đấu với triển vọng lãi suất âm và cuộc suy thoái kéo dài.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp
Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp

Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản đã giảm trong tháng 9, đây đã là tháng thứ hai liên tiếp theo dữ liệu từ chính phủ công bố vào thứ Sáu. Nguyên nhân là do giá cả tăng khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, gây lo ngại cho kế hoạch tăng lãi suất của BoJ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ