Top 5 tin tức đáng chú ý trên thị trường trong tuần này
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Dưới đây là những sự kiện traders cần chú ý để bắt đầu tuần giao dịch mới
- Phiên điều trần của ông Powell và bà Yellen
Bộ đôi Powell và Yellen sẽ có phiên điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện vào thứ Ba và Ủy ban Ngân hàng Thượng viện vào thứ Tư - nơi họ sẽ thảo luận về tình hình nền kinh tế Hoa Kỳ và tầm quan trọng của các gói kích thích tài khóa và tiền tệ cho sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Ngoài ra còn có nhiều quan chức Fed khác sẽ phát biểu trong tuần, bao gồm Phó Chủ tịch Richard Clarida, Phó Chủ tịch Randal Quarles, Thống đốc Fed Lael Brainard và Chủ tịch Fed New York - John Williams.
Các thị trường tài chính đã có quan điểm khác với Fed về tác động trong tương lai của các chính sách tiền tệ, đẩy lợi suất Kho bạc Hoa Kỳ lên mức cao nhất trong hơn một năm. Các nhà đầu tư đang xem xét khả năng Fed tăng lãi suất điều hành sớm hơn dự kiến, trong bối cảnh lo ngại rằng nền kinh tế có thể “quá nóng” khi phục hồi sau đại dịch do gói kích thích khổng lồ của Tổng thống Joe Biden kết hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng của Fed.
-
Hội nghị thượng đỉnh BIS
Trước khi buổi điều trần trước Quốc hội với Yellen diễn ra, Powell dự kiến sẽ phát biểu vào thứ Hai, bắt đầu hội nghị kéo dài 4 ngày do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế tổ chức về sự đổi mới trong thời đại kỹ thuật số.
Các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương toàn cầu khác sẽ phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh bao gồm Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey và người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Canada Tiff Macklem.
Trong khi đó, một loạt ngân hàng trung ương sẽ tổ chức các cuộc họp chính sách trong tuần, bao gồm ở Thụy Sĩ, Mexico và Nam Phi.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất -0.75% - mức thấp nhất trên thế giới và duy trì lập trường sẽ can thiệp của mình tại cuộc họp vào thứ Năm.
-
Dữ liệu kinh tế Mỹ
Về mặt dữ liệu, các đơn đặt hàng lâu bền,báo cáo thu nhập và chi tiêu cá nhân cùng với số liệu về doanh số bán nhà sắp tới và hiện có được coi là những điểm nổi bật trong tuần.
Dữ liệu về nhà ở cùng với số liệu thu nhập và chi tiêu cá nhân, bao gồm cả công cụ giảm phát PCE - công cụ ưa thích của Fed, có thể sẽ cho thấy sự yếu kém do ảnh hưởng của trận bão mùa đông nghiêm trọng đối với hoạt động kinh tế vào tháng Hai. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng sự sụt giảm này chỉ là ngắn hạn.
Hoa Kỳ cũng sẽ công bố bản sửa đổi mới nhất của GDP quý 4 năm 2020, được báo cáo lần cuối ở mức 4.1% hàng năm.
-
Biến động thị trường chứng khoán
Các nhà đầu tư có khả năng vẫn tập trung vào sự gia tăng của lợi suất trái phiếu - hiện đang gây áp lực lên giá cổ phiếu, mặc dù các chỉ số vẫn đang giữ ở gần mức cao kỷ lục.
Sự lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế đã thúc đẩy sự chuyển dịch dòng đầu tư sang các cổ phiếu ngân hàng và các cổ phiếu có giá trị khác, giúp chỉ số S&P 500 và chỉ số Dow đạt mức kỷ lục trong tuần trước. Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq đã tụt hậu do cổ phiếu công nghệ và các cổ phiếu tăng trưởng cao không còn được ưa chuộng trong những tháng gần đây, khi định giá của chúng có vẻ kém hấp dẫn hơn khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng.
Các nhà đầu tư cũng có thể bắt đầu lo lắng về viễn cảnh tăng thuế có thể đe dọa đà tăng của chứng khoán Mỹ khi chính quyền Biden đang tìm nguồn thanh toán cho các kế hoạch tài khoá của mình.
-
Khu vực đồng tiền chung Euro và dữ liệu nước Anh
Tại khu vực đồng euro, dữ liệu PMI cho tháng 3 sẽ làm sáng tỏ quá trình hoạt động của nền kinh tế khối trong bối cảnh triển khai vắc xin không mấy tích cực.
Vương quốc Anh sẽ công bố nhiều dữ liệu, bắt đầu với dữ liệu việc làm mới nhất vào thứ Ba. Các nhà kinh tế đang kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục ổn định. Dữ liệu lạm phát vào thứ Tư dự kiến sẽ tăng cao hơn trong khi dữ liệu PMI cùng dữ liệu dự kiến sẽ cho thấy lĩnh vực dịch vụ dẫn đầu đà hồi phục hồi nhờ sự lạc quan về quá trình mở cửa trở lại.
Số liệu doanh số bán lẻ công bố vào thứ Sáu dự kiến sẽ cho thấy sự phục hồi một phần sau cú sụt giảm mạnh trong tháng Giêng. Tất cả các báo cáo được tổng hợp lại có thể chỉ ra rằng nền kinh tế Vương quốc Anh đang trỗi dậy từ giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đại dịch.
Bloomberg