Trái phiếu thị trường châu Á mới nổi không thể tăng cùng thị trường toàn cầu nhờ kỳ vọng Fed dừng tăng lãi suất
Đoàn Phương Thảo
Junior Analyst
Trái phiếu thị trường mới nổi châu Á đang tụt lại phía sau dù lợi suất trái phiếu Mỹ hỗ trợ thị trường toàn cầu.
Thước đo tương quan 30 ngày giữa trái phiếu châu Á mới nổi và trái phiếu chính phủ Mỹ đang bắt đầu lệch pha, trong khi thước đo tương tự đối với trái phiếu Mỹ Latinh và Mỹ cho thấy cả hai loại tài sản này đang đồng pha hơn. Do đó, trái phiếu Mỹ Latinh có thể là nhóm hưởng lợi nhiều nhất, đặc biệt trước kỳ vọng Fed nới lỏng chính sách và hỗ trợ trái phiếu Mỹ.
Bình luận hawkish từ các ngân hàng trung ương châu Á mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc, cũng gây áp lực lên trái phiếu của họ. Mặt khác, trái phiếu Mỹ Latinh được hưởng lợi khi ngân hàng trung ương của họ tiếp tục nới lỏng chính sách.
Sanjay Mathur, chuyên gia kinh tế của Australia & New Zealand Banking Group Ltd, cho biết: “Trong khi lợi suất trái phiếu châu Á sẽ có các động thái tương tự như trái phiếu kho bạc, các biện pháp cải thiện từ các ngân hàng trung ương châu Á mới nổi trước Fed vẫn là một đề xuất khó có thể xảy ra. Động thái tiếp theo của Fed sẽ là 'cắt giảm' trước khi các ngân hàng trung ương khu vực bắt đầu nới lỏng”
Trái phiếu châu Á mới nổi trước đây ít nhạy cảm hơn với trái phiếu Mỹ nhờ tín nhiệm tốt hơn và phần bù rủi ro chính trị thấp hơn so với các trái phiếu thị trường mới nổi khác. Mặc dù vậy, quý này đã chứng kiến trái phiếu châu Á mới nổi ngày càng tách rời khỏi trái phiếu Mỹ.
Tương quan 30 ngày giữa trái phiếu châu Á và Mỹ đã giảm từ 0.10 vào đầu tháng 10 xuống 0.01 vào thứ Ba. Thước đo tương tự cho trái phiếu Mỹ Latinh đã tăng từ 0.52 lên 0.58 trong cùng kỳ.
Một điều khác hỗ trợ thị trường trái phiếu Mỹ Latinh là chu kỳ hạ lãi suất tổng cộng 450 điểm cơ bản của các ngân hàng trung ương trong khu vực trong nửa cuối năm nay. Ngược lại, các ngân hàng trung ương châu Á mới nổi ngoài Trung Quốc đã tăng lãi suất 100 điểm cơ bản kể từ cuối tháng 6.
Bất chấp việc nới lỏng chính sách, trái phiếu Mỹ Latinh đang mang lại lợi nhuận tốt hơn vì lãi suất chính sách của họ cao hơn lãi suất quỹ liên bang trung bình khoảng 500 điểm cơ bản. Lãi suất trung bình các thị trường châu Á lại thấp hơn Mỹ 120 điểm cơ bản.
Ngay cả khi Fed giữ lãi suất chuẩn cao hơn trong thời gian dài hơn, các ngân hàng trung ương Mỹ Latinh sẽ có nhiều kế dự địa hạ lãi suất hơn so với các ngân hàng trung ương châu Á, do lãi suất chính sách thực, trừ đi lạm phát, ở thị trường châu Á mới nổi đạt trung bình khoảng 1.70%, còn ở Mỹ Latinh là khoảng 3.90%.
Bloomberg