Tranh cãi về thời điểm cắt giảm lãi suất của ECB
Hoàng Thế Vinh
Junior Analyst
Thời điểm cắt giảm lãi suất luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách của ECB.
Các quan chức hiện đang cân nhắc xem nên bắt đầu cắt giảm vào tháng 4 hay tháng 6.
HẦU HẾT CÁC NƯỚC KHU VỰC EUROZONE VẪN CÓ MỨC LẠM PHÁT TRÊN 2%
Đây là một thách thức khó khăn bởi một loạt rủi ro – từ các cuộc đàm phán tiền lương đến nền kinh tế khu vực Eurozone đang trì trệ và sự leo thang ở Biển Đỏ – có thể gây cản trở mục tiêu lạm phát 2%.
Các dự đoán về việc lãi suất tiền gửi sẽ giảm bao nhiêu so với mức 4% hiện tại cũng khác biệt đáng kể: Vào giữa năm 2025, chúng dao động từ 1.5% đến 3.25%.
Cho đến nay, phe bao gồm Tổng thống Christine Lagarde và nhà kinh tế trưởng Philip Lane, những người này đã cho rằng tháng Sáu sẽ là thời điểm xảy ra đợt cắt giảm.
Martins Kazaks của Latvia đã cảnh báo không nên tái diễn tình trạng những năm 1970 và 80, khi lãi suất hạ thấp quá sớm, lạm phát tăng trở lại và chi phí đi vay lại tăng vọt.
Ông Kazaks và nhóm người phe diều hâu khác đã đề xuất duy trì mức lãi suất hiện tại để đảm bảo lạm phát thực sự đi đúng hướng, rồi sau đó cân nhắc việc cắt giảm sau.
Một mối nguy hiểm khi cắt giảm lãi suất sớm là gây ra sự biến động trong khu vực Eurozone, điều này sẽ làm chệch quỹ đạo của một cuộc hạ cánh mềm như các nhà hoạch định chính sách dự tính.
Nhóm người phe bồ câu như Mario Centeno ở Bồ Đào Nha ủng hộ việc cắt giảm lãi suất sớm do lo ngại rằng sự chậm trễ có thể khiến lạm phát không đạt mục tiêu.
Joerg Angele, chuyên gia kinh tế tại Bantleon dự đoán sẽ có 4 đợt cắt giảm 25bps bắt đầu từ tháng 4, đưa lãi suất tiền gửi lên 3% vào tháng 9 – mức mà ông kỳ vọng ECB sẽ duy trì ít nhất cho đến cuối năm 2025.
Nerijus Maciulis, chuyên gia kinh tế tại Swedbank cho biết: “Lãi suất tự nhiên ở khu vực Eurozone tốt nhất là nên duy trì gần mức 1%, một mục tiêu mà ECB có thể sẽ hướng tới trong trung hạn”.
Ông cũng dự đoán động thái đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 4 nhưng sau đó sẽ cắt giảm ở mọi cuộc họp cho đến tháng 6 năm 2025, khiến lãi suất tiền gửi chỉ ở mức 1.5%.
Theo Thống đốc ngân hàng trung ương Croatia Boris Vujcic cho rằng chừng nào lạm phát còn biến động thì việc cắt giảm lãi suất sẽ còn gặp nhiều khó khăn.
Annenkov của SocGen cho biết: “Điều này rõ ràng phụ thuộc vào dữ liệu. Thị trường muốn sự rõ ràng nhưng sẽ rất khó, trừ khi triển vọng thay đổi mạnh mẽ”.
Bloomberg