Triển vọng đồng Yên Nhật: Chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ đẩy JPY xuống thấp hơn nữa?

Triển vọng đồng Yên Nhật: Chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ đẩy JPY xuống thấp hơn nữa?

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

09:55 08/09/2020

Mặc dù thời kỳ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể sắp kết thúc, nhưng chương trình kinh tế của ông, thường được gọi là "Abenomics”, dường như sẽ vẫn ở đây trong tương lai gần.

Abenomics sẽ vẫn ở đây thôi!

Người kế nhiệm tiềm năng của Abe - Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga - tuyên bố rằng ông muốn “kế thừa khuôn khổ chính sách hiện tại” và “đánh giá cao” cách tiếp cận hiện tại của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đối với chính sách tiền tệ.

Điều này có thể làm dịu mối lo ngại của các nhà đầu tư trong khu vực và đè nặng lên đồng Yên Nhật, sau khi Phó Thống đốc BoJ Wakatabe Masazumi nhấn mạnh rằng do “những bất ổn về tác động của Covid-19 đối với hoạt động kinh tế và giá cả, Ngân hàng này sẽ theo dõi chặt chẽ và sẽ không ngần ngại thực hiện các biện pháp nới lỏng bổ sung nếu cần thiết”.

Hơn nữa, Masazumi nhấn mạnh rằng “cần phải liên tục có các cuộc thảo luận sâu sắc để cải thiện chính sách tiền tệ” và nhắc đến việc Cục Dự trữ Liên bang áp dụng “mục tiêu lạm phát trung bình” như một ví dụ về những điều chỉnh được thực hiện để “nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ”.

Do đó, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Nhật Bản chỉ tăng lên 0.3% trong tháng 7 và BoJ ngày càng trở nên “cảnh giác hơn trước nguy cơ giảm tỷ lệ lạm phát”, các thiết lập chính sách tiền tệ phù hợp có vẻ sẽ tiếp tục được triển khai.

Với đó, số liệu GDP quý 2 và chi tiêu hộ gia đình cho tháng 7 có thể buộc các nhà hoạch định chính sách phải nhúng tay vào, và các dữ liệu kinh tế đáng thất vọng cũng có thể khiến BoJ cần phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế non trẻ và từ đó làm suy yếu đà tăng của đồng Yên Nhật.

Các số liệu kinh tế của Nhật Bản

Biểu đồ Daily AUD/JPY – Phá vỡ mô hình “Ascending Triangle” cho tín hiệu nới rộng đà tăng

Như đã lưu ý trước đó, nhịp tăng giá bứt phá lên trên ngưỡng kháng cự của mô hình “Ascending Triangle” vào ngày 27/8 báo hiệu rằng một động thái nới rộng xu hướng tăng có thể sẽ diễn ra ở AUD/JPY, và điều đó có thể đẩy cặp tỷ giá lên trên mức tâm lý 81.00 để hoàn thành “implied measured move” (81.032).

Mặc dù không thể vượt qua mức Fibonacci 38.2% (79.17), xu hướng hiện tại vẫn nghiêng về “bullish” nếu giá vẫn nằm trên mức kháng cự cũ (nay đã trở thành mức hỗ trợ) Fibonacci 23.6% (76.70).

Mức đóng cửa Daily phía trên đỉnh tháng 8 (78.46) có lẽ là cần thiết để báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng tăng và có khả năng đóng vai trò “mở đường” cho giá kiểm tra mức kháng cự quan trọng tại khu vực Fibonacci 38.2% (79.17) và 80.00.

Ngược lại, việc phá vỡ xuống bên dưới hỗ trợ di động tại đường trung bình động MA 21 ngày (76.83) có thể tăng cường áp lực bán và có khả năng dẫn đến một nhịp điều chỉnh trở lại vùng MA 200 ngày quan trọng (73.77).

Biểu đồ Daily AUD/JPY - Phá vỡ mô hình “Ascending Triangle” cho tín hiệu nới rộng đà tăng

Biểu đồ Daily USD/JPY – Kênh xu hướng giảm “Descending channel” cho tín hiệu “bearish”

Xu hướng tăng giá kéo dài 7 ngày của USD/JPY có nguy cơ bị phá vỡ khi giá không thể để vượt qua ngưỡng MA 50 ngày (106.35) và tiếp tục di chuyển trong giới hạn của Kênh xu hướng giảm “Descending channel”.

Diễn biến của chỉ báo RSI cho thấy đà tăng giá đang mờ dần, khi nó không thể bứt phá đường xu hướng giảm kéo dài từ mức đỉnh tháng 6.

Hơn nữa, một loạt nến Doji trong vài ngày giao dịch gần đây có thể là dấu hiệu của sự suy yếu xu hướng tăng giá, và có thể “mời gọi” phe bán nếu giá trượt xuống bên dưới MA 21 ngày (106.14).

Với suy nghĩ đó, mức đóng cửa Daily bên dưới đáy của tháng 5 (105.99) có thể sẽ tạo ra một nhịp pullback về vùng hỗ trợ hợp lưu tại Fibonacci 61.8% (105.20) và đường xu hướng tăng từ tháng 3.

Ngược lại, một sự bứt phá lên trên mức đáy 29/5 (107.08) có thể gây ra áp lực mua và kích hoạt một đợt tăng giá để kiểm tra vùng kháng cự MA 200 ngày (107.45) và kênh xu hướng giảm “Descending channel”.

Biểu đồ Daily USD/JPY – Kênh xu hướng giảm “Descending channel” cho tín hiệu “bearish”

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường Bạc sôi động: XAG/USD chinh phục mốc 31 USD trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Thị trường Bạc sôi động: XAG/USD chinh phục mốc 31 USD trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng

Giá bạc tăng vọt lên gần 31.40 USD do căng thẳng địa chính trị leo thang. Nga cảnh báo sẽ tấn công Anh bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn hàng nghìn kilomet. Các nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng về khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 12.
Nhận định XAU/USD: Thách thức mọi giới hạn, tiếp đà tăng bất chấp USD mạnh!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định XAU/USD: Thách thức mọi giới hạn, tiếp đà tăng bất chấp USD mạnh!

Vàng (XAU) vượt ngưỡng 2,688 USD, bứt phá mạnh bất chấp đồng USD tăng giá khi nhu cầu được thúc đẩy bởi lo ngại lạm phát và căng thẳng địa chính trị. Giá duy trì đà tăng trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Mỹ neo cao, phản ánh xu hướng tìm kiếm công cụ phòng vệ lạm phát của nhà đầu tư. Dữ liệu CME cho thấy xác suất 55% Fed giảm lãi suất vào tháng 12, tiếp tục củng cố sức hấp dẫn của vàng giữa các đồn đoán về chính sách tiền tệ.
Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!

Vàng (XAU/USD) duy trì đà tăng phiên thứ 4 liên tiếp và thiết lập mức cao nhất trong hơn một tuần. Bất ổn địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraine thúc đẩy dòng vốn vào tài sản trú ẩn an toàn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ neo cao hỗ trợ chỉ số DXY duy trì đà tăng, có thể tạo áp lực lên tài sản không sinh lợi suất này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ