Triển vọng vĩ mô: Liệu lợi suất đã đạt đỉnh ?
Trần Linh Phương
FX Trader
Lợi suất trái phiếu có vẻ đã đạt đỉnh trong năm nay do triển vọng kinh tế dài hạn còn nhiều u ám
- Diễn biến thị trường gần đây nhấn mạnh khả năng Trái phiếu sẽ là tác nhân gây ra cuộc khủng hoảng tiếp theo. QE không ngừng nghỉ đã mang lại một lượng lớn trái phiếu có lãi suất cố định ở mức thấp đến mức nó không còn mang tính chất giống tài sản trú ẩn.
- Tuy nhiên, xu hướng trái phiếu tháng Hai diễn ra dựa trên quan điểm rằng các ngân hàng trung ương bằng cách nào đó sẽ vực dậy lạm phát bền vững trong một thế giới hậu đại dịch, mặc dù đại dịch phát triển các xu hướng công nghệ và xã hội đã làm giảm CPI ở các nước phát triển trong nhiều thập kỷ
- Triển vọng dài hạn là GDP - đặc biệt là ở Hoa Kỳ và các nền kinh tế tiên tiến khác - sẽ trở lại mức trung bình trước Covid. Các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ sẵn sàng kìm hãm lợi suất cho đến khi triển vọng kinh tế đó đạt đến đỉnh cao.
- GDP của Hoa Kỳ được dự báo sẽ tăng 5% vào năm 2021, nhưng điều đó sẽ khiến nền kinh tế chỉ tăng trưởng hơn 1.5% so với cuối năm 2019. Tăng trưởng sau đó sẽ giảm xuống mức trung bình 2%/năm vào năm 2023-2025 . Đó sẽ là mức yếu nhất kể từ năm 2001-2003 đối với bất kỳ khoảng thời gian ba năm nào mà không bao gồm một năm tăng trưởng âm.
- Cần nhớ rằng IMF thường đánh giá quá cao. Trong dự báo cho giai đoạn 1993 đến 2019, trung bình Quỹ tiền tệ Quốc tế dự đoán mức tăng trưởng cao hơn 0.6% so với kết quả thực tế và vượt thực tế 20 trong số 27 năm
- Đối với tất cả các nền kinh tế lớn, các nhà dự báo vẫn kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp sẽ vẫn ở mức cao trong những năm tới, đóng vai trò như một lực hãm đối với tăng trưởng
- Nói về những khó khăn kinh tế, Vương quốc Anh đã nhắc nhở chúng ta rằng nhiều chính phủ sẽ chấp nhận nguy cơ phục hồi yếu hơn để đánh đổi hạn chế thâm hụt
- Trong khi đó, ECB và ngân hàng trung ương của Úc đang thể hiện sự sẵn sàng kìm hãm lợi suất để giúp thị trường bình tĩnh. Fed tỏ ra thờ ơ hơn, nhưng họ sẽ hành động nếu lợi suất tăng đủ lâu để gây ra thiệt hại liên tục cho thị trường chứng khoán và tín dụng, và thắt chặt các điều kiện tài chính
- Mặc dù nguyên liệu thô tiếp sức cho "reflation trade" , Chỉ số Hàng hóa Bloomberg về cơ bản đang ở dưới mức trung bình dài hạn của nó
- Dầu thô, vẫn là thành phần quan trọng nhất để tính chi phí trong nền kinh tế, phụ thuộc vào sự kiềm chế của nhà sản xuất, thậm chí vẫn giữ ở mức hiện tại
- Tăng trưởng mạnh mẽ trong trung hạn cần thiết để duy trì sự tăng giá do nguyên liệu thô, tuy nhiên điều này đang chưa có, với đà giảm ở Trung Quốc - nước tiêu thụ nguyên liệu thô chiếm ưu thế
- "Reflation trade" vào tháng Hai là một hình ảnh phản chiếu của sự kiện GameStop - tất cả đều là câu chuyện và động lực.
- Tuy nhiên, những biến động mà chúng ta vừa trải qua sẽ loại bỏ những trạng thái nắm giữ yếu, và hạn chế mức tăng đột biến của lợi suất từ thời điểm này, đặc biệt là với những mặt trái của thực tế kinh tế và chính sách.