Trong bối cảnh hiện tại, tin xấu cũng là tin tốt với nền kinh tế Mỹ
Lê Nhật Thanh
Junior Analyst
Mặc dù một vài dữ liệu kinh tế công bố ở mức tiêu cực, nhưng tâm lý lạc quan bất ngờ quay trở lại trong phiên giao dịch tối qua.
Thị trường
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh vào thứ Hai, S&P tăng 2.8%. Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 18 điểm phần trăm xuống 3.65%, kỳ hạn 2 năm giảm 16 điểm phần trăm. GBP/USD tăng khoảng 1% lên 1.13 và lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 10 năm giảm 13.2 điểm phần trăm xuống 3.95%, sau khi Thủ tướng Anh đồng thuận với quyết định bãi bỏ mức thuế thu nhập cao của Vương quốc Anh và nói rằng sẽ công bố kế hoạch tài khóa trung hạn muộn hơn dự kiến (thông tin ban đầu là vào ngày 23 tháng 11). Dầu tăng 4.3% sau báo cáo cuối tuần rằng OPEC sẽ xem xét việc cắt giảm sản lượng trong tuần này.
Lợi suất TPCP Mỹ điều chỉnh giảm khi ISM sản xuất của Mỹ làm thị trường bất ngờ khi giảm điểm vào tháng 9, ở mức 50.9, thấp hơn con số 52.1 dự báo và 52.8 vào tháng 8. Khi các đợt tăng lãi suất của Fed bắt đầu tác động đến nền kinh tế Mỹ, đơn đặt hàng và việc làm lần lượt giảm xuống 47.1 và 48.7, dưới ngưỡng 50 (đường phân biệt giữa thu hẹp và mở rộng)
Tuy nhiên, khía cạnh tích cực trong dữ liệu lần này là giá cả giảm xuống 51.7 - mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020, giúp chứng khoán phục hồi nhẹ và gây ra đợt bán tháo đối với đồng dollar Mỹ khi lợi suất trái phiếu tiếp tục giảm trong phiên NY. Trong môi trường rủi ro được định giá diều hâu này, dữ liệu xấu được coi là tin tốt, vì nó làm tăng khả năng xoay trục sang chính sách bồ câu của Cục Dự trữ Liên bang.
Cổ phiếu ngành năng lượng dẫn đầu, với XLE tăng 5% sau khi dầu thô có một đầu tuần tốt đẹp khi cuối tuần vừa rồi, nhiều bài báo chỉ ra rằng OPEC+ có khả năng cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng mỗi ngày.
Dầu
Dầu tăng cao hơn do nhận định OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng khổng lồ khi các đại biểu có cuộc gặp mặt trực tiếp vào thứ Tư - lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát. Đồng đô ladollar Mỹ giảm nhẹ và lợi suất trái phiếu của Mỹ thấp hơn đã tạo ra một môi trường chấp nhận rủi ro ổn định.
Mặc dù OPEC có thể chỉ giành được ít sự ủng hộ từ phương Tây do hành động cắt giảm sản lượng và khả năng lạm phát tăng cao hơn trước nguy cơ xuất khẩu của Nga sụt giảm vào cuối năm nay, nhưng OPEC có thể biện minh cho động thái bằng việc giá đã giảm đáng kể gần đây. Cụ thể, dầu đã sụt giảm 40% kể từ mức đỉnh tháng 6 khi các lo ngại về tăng trưởng toàn cầu gia tăng và việc các nhà đầu tư rút bớt tiền do lo ngại về thanh khoản đã khiến thị trường năm nay u ám đi rất nhiều. Theo dữ liệu CFTC công bố vào thứ Sáu, các nhà quản lý quỹ tiếp tục cắt giảm 23,179 hợp đồng tương lai mua ròng dầu thô của Mỹ và các vị thế quyền chọn, xuống mức 155,750 trong tuần tính đến ngày 27 tháng 9.
Vì vậy, với rất nhiều trader dầu đang đứng ngoài cuộc chơi, triển vọng cắt giảm sản lượng của OPEC là tín hiệu rất thú vị và sẽ thu hút một số người tham gia trở lại thị trường qua đêm.
Quan trọng hơn, sau khi OPEC phát đi tín hiệu sẵn sàng cắt giảm hơn nữa tại cuộc họp vừa qua, một đợt giảm sản lượng lớn khác cần phải được thực hiện để duy trì vị thế của nhóm sau thời kỳ suy yếu của dầu mỏ. Điều này sẽ hỗ trợ quan điểm rằng nhóm dự định đưa ra một mức sàn cho giá dầu. Vì vậy, triển vọng về sự phục hồi của OPEC sẽ khuyến khích những nhà đầu cơ giá lên trên thị trường dầu tiếp tục bullish hơn nữa.
Vàng
Vàng đang giao dịch ở mức cao hơn đáng kể, vượt qua ngưỡng tâm lý 1700 USD/oz tại đầu phiên châu Á do dữ liệu ISM của Mỹ kém hơn. ISM giảm nhẹ đã khiến lợi suất của Mỹ thấp đi và khiến dollar Mỹ sụt giảm trong phiên đêm. Số liệu ISM của Mỹ thấp làm tăng khả năng FOMC giảm mức tăng lãi suất - một điều có ý nghĩa tích cực với vàng.
Việc giá vàng đẩy lên cao hơn cho thấy có nhiều hỗ trợ cho vàng. Đối với các nhà đầu tư bên ngoài Hoa Kỳ, nơi mà lợi suất thực vẫn đang ở mức âm, vẫn có trường hợp sở hữu vàng là biện pháp tốt nhất.
Ngoại hối
Đồng bảng Anh là chủ đề bàn tán của thị trường qua đêm sau khi giá của đồng tiên này tăng cao đáng kể vì có nhận định cho rằng trách nhiệm lớn dần của Đảng Bảo thủ đang khiến Đảng này dần nắm quyền kiểm soát bộ máy chính phủ.
Nhưng khoảng thời gian tăng mạnh của Hoa Kỳ đã mang lại nhịp thở cho Châu Á và ngoại hối của G-10, trong khi các đồng tiền hàng hóa phục hồi nhờ giá dầu cao hơn.
Đồng CAD là một điểm nổi bật khác, có xu hướng tăng mạnh khi cả khẩu vị rủi ro và giá dầu đều tăng.
FXStreet