Trump 2.0 - nỗi lo của một châu Âu yếu ớt

Trump 2.0 - nỗi lo của một châu Âu yếu ớt

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

16:11 18/07/2024

Berlin và Paris đang chuẩn bị cho một cú sốc xuyên Đại Tây Dương, nhưng vẫn chưa tạo ra tác động đủ lớn để đối phó với vấn đề này.

Để biết dấu hiệu về những điều sắp xảy ra ở châu Âu, nơi cần theo dõi trong tuần này không phải là Cung điện Blenheim hay Nghị viện châu Âu mà là Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa ở Milwaukee. Ở đó, Donald Trump và người đồng tranh cử JD Vance đang đưa ra trình bày của họ: Đóng băng hoặc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, tăng cường cạnh tranh với Trung Quốc, áp đặt chủ nghĩa bảo hộ và trấn áp người nhập cư. Đã đến lúc người châu Âu chuẩn bị cho tác động của một cú sốc xuyên Đại Tây Dương đối với hệ thống - một Trump 2.0 với sự thù địch gia tăng.

Việc chia cắt Ukraine như một phần của thỏa thuận với Vladimir Putin sẽ mở ra một thế giới mới cho Liên minh châu Âu, nơi gần như chưa sẵn sàng để hội nhập Kyiv hoặc thực hiện các cam kết an ninh mà không có sự hỗ trợ của Mỹ. Áp lực phải liên minh với Mỹ về vấn đề Trung Quốc, mặc dù vốn đã khó khăn dưới thời chính quyền Biden, sẽ tác động đến các công ty hàng đầu của EU như gã khổng lồ chip Hà Lan ASML Holding NV và Volkswagen AG của Đức. Nhà kinh tế học Bruno Colmant cho rằng viễn cảnh của Trumponomics về việc ưu tiên nhu cầu trong nước hơn chi phí của các đồng minh có thể kịch tính như cú sốc Nixon năm 1971 khiến chế độ bản vị vàng bị hủy bỏ và tăng thuế quan. (Nixon không hề bận tâm trước những lời phàn nàn ở nước ngoài: “Tôi không quan tâm đến đồng lira”.)

Trong một thế giới lý tưởng, với sự vượt lên của Trump trong các cuộc thăm dò và quan điểm của Vance, châu Âu sẽ cần sẵn sàng - ngoài việc hy vọng rằng tác động kinh tế của thuế quan thương mại được chứng minh là có thể kiểm soát được. Suy cho cùng, đây là một khối đã trải qua liên tiếp các cuộc khủng hoảng trong thập kỷ qua và khao khát được coi trọng như một siêu cường hơn là một “chư hầu” của Mỹ, như Emmanuel Macron từng nói.

Tuy nhiên, vẫn có sự phân vân giữa từ chối và bác bỏ trong các hành lang của Brussels, từ niềm tin vào sự đoàn kết của phương Tây đến sự lạc quan rằng việc kết hợp giữa các biện pháp xoa dịu và đáp trả sẽ đủ để chế ngự Trump: “Chúng ta đã đối phó được với Trump một lần, chúng ta có thể làm lại một lần nữa”.

Điều này là không đủ. Châu Âu, đã gắn kết chặt chẽ hơn kể từ khi Trump lần đầu tiên xuất hiện trên trường thế giới, đang tăng cường chi tiêu cho quyền lực cứng. Nhưng châu Âu yếu hơn ở những mặt khác. Chính trị hỗn loạn: Pháp không có thủ tướng sau những cuộc bầu cử lộn xộn; liên minh chia rẽ của Đức đang không thể lãnh đạo, và Viktor Orban của Hungary đang thực hiện chuyến công du ngoại giao một mình, trong đó bao gồm cuộc gặp với Putin (và Trump). Về mặt kinh tế, tốc độ tăng trưởng của khu vực eurozone còn yếu và sự phụ thuộc vào thương mại ngày càng lớn. Mặc dù khối này đã trở thành khối tiên phong trong vấn đề quan liêu và quy định để bảo vệ người tiêu dùng của chính mình, nhưng khối này không có gì có thể cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ. Eric Maurice thuộc Trung tâm Chính sách Châu Âu cho biết: “Châu Âu bớt ngây thơ hơn so với năm 2016 nhưng lại dễ bị tổn thương hơn”.

Sự chia rẽ sâu sắc giữa Berlin và Paris không giúp ích được gì. Ngành xuất khẩu đang gặp khó khăn của Đức đã phải hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch Covid-19 và cuộc chiến Ukraine; theo một bài báo hồi tháng 3 của viện IW, thuế quan của Trump sẽ khiến Đức thiệt hại hơn 1% GDP vào năm 2028. Tuy nhiên, thay vì chấp nhận những ý tưởng do Pháp dẫn dắt như hội nhập và đầu tư nhiều hơn để củng cố khối, Đức dường như quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ thương mại của mình và chỉ trích tình trạng thâm hụt ngân sách ngày càng tăng của Pháp. Nhà kinh tế học Lars Feld, cố vấn của bộ trưởng Bộ tài chính Đức, đang chú ý đến kỷ luật tài chính hơn là cải cách tài chính.

Với việc nỗ lực thúc đẩy một EU tự chủ hơn của Macron có thể sẽ lu mờ khi nhiệm kỳ tổng thống của ông bước vào giai đoạn cuối, khả năng xảy ra một chiến lược “không có kế hoạch và mục tiêu” đang tăng lên. Cách tiếp cận như vậy có thể kết hợp các mục tiêu ngày càng cao hơn về chi tiêu quốc phòng của NATO với các biện pháp thương mại ăn miếng trả miếng. Nhưng trước nguy cơ động thái của Trump sẽ chuyển hướng an ninh của châu Âu, một sự thay đổi cơ cấu trong tư duy sẽ tốt hơn nhiều. Châu Âu cần tăng cường ngành công nghiệp quốc phòng trong nước để theo kịp sự cạnh tranh Trung-Mỹ, chi tiêu chung nhiều hơn nhằm thúc đẩy đầu tư toàn châu Âu và cải tổ thị trường chung để khuyến khích đổi mới.

Là chắn cuối cùng còn lại là EUR. Với việc Keir Starmer vẫn chưa được kiểm chứng về vấn đề tiếp quản Westminster và Brussels trong lúc một ủy ban mới chuẩn bị thành lập, có lẽ đã đến lúc phải xem xét Frankfurt và bộ công cụ của ECB. Ông Trump đã tóm tắt kế hoạch kinh tế của mình một cách hết sức rõ ràng: lãi suất thấp, thuế thấp, thuế quan cao hơn. ECB nên chuẩn bị sẵn sàng để giảm lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế và xuất khẩu của mình, ngay cả trước nguy cơ giá nhập khẩu tăng, chẳng hạn như năng lượng. Nếu châu Âu không thể mạnh thì ít nhất hãy để EUR yếu đi. Đó là một loại thuốc giảm đau hơn là một phương pháp chữa trị - nhưng tất cả hành động đều có thể giúp ích trước Trump 2.0.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ