Trung Quốc cân nhắc mua cổ phần các công ty năng lượng, hàng hóa của Nga

Trung Quốc cân nhắc mua cổ phần các công ty năng lượng, hàng hóa của Nga

21:40 09/03/2022

Trung Quốc đang xem xét mua hoặc tăng cổ phần trong các công ty năng lượng và hàng hóa của Nga, chẳng hạn như tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom PJSC và nhà sản xuất nhôm United Co. Rusal International PJSC.

Bắc Kinh đang bàn bạc với các công ty quốc doanh của mình, bao gồm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc, Tập đoàn Nhôm Trung Quốc và Tập đoàn Minmetals Trung Quốc, về bất kỳ cơ hội đầu tư tiềm năng nào đối với các công ty hoặc tài sản của Nga. Động thái này nhằm tăng cường nhập khẩu của Trung Quốc khi nước này tập trung vào năng lượng và an ninh lương thực - chứ không phải để thể hiện sự ủng hộ đối với cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine - nguồn tin cho hay.

Các cuộc thảo luận đang ở giai đoạn đầu và sẽ không nhất thiết dẫn đến một thỏa thuận. Một số cuộc đàm phán giữa các công ty năng lượng của Trung Quốc và Nga đã bắt đầu diễn ra, theo các nguồn tin riêng.

Các công ty và tập đoàn được nhắc đến vẫn từ chối bình luận về vấn đề này.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã làm gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh trong việc đảm bảo nhập khẩu khi chi phí năng lượng, kim loại và thực phẩm tăng vọt lên mức chưa từng có. Lo lắng về tác động của giá cả tăng cao đối với nền kinh tế, các quan chức chính phủ hàng đầu của Trung Quốc đã ban hành lệnh ưu tiên an ninh nguồn cung hàng hóa, Bloomberg đưa tin vào tuần trước.

Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tiếp tục quan hệ thương mại bình thường với Nga bất chấp làn sóng rời bỏ nước Nga ồ ạt của các công ty châu Âu và Mỹ. BP, Shell và Exxon Mobil đã gây bất ngờ cho ngành năng lượng khi bỏ qua tài sản trị giá hàng tỷ đô la ở Nga.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hồi đầu tuần cho biết mối quan hệ Trung - Nga vẫn là “nền tảng vững chắc”, ngay cả khi Bắc Kinh bày tỏ lo ngại về thương vong của dân thường và kêu gọi các cuộc đàm phán hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Trong số các khoản đầu tư năng lượng hiện tại của Trung Quốc ở Nga, CNPC có 20% cổ phần trong dự án Yamal LNG và 10% bang ở Arctic LNG 2, Cnooc cũng sở hữu 10% cổ phần tại Arctic.

Hai nước đã và đang tăng cường quan hệ, Chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Vladimir Putin vào tháng trước đã ký một loạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy nguồn cung cấp khí đốt và dầu mỏ cũng như lúa mì của Nga. Gazprom và Rosneft PJSC, một trong những người khổng lồ trong lĩnh vực năng lượng của Nga, đã ký kết thỏa thuận khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau tại Bắc Kinh trước thềm Thế vận hội mùa đông.

Tuy nhiên, bất kỳ khoản đầu tư nào vào Nga đều tiềm ẩn những rủi ro vượt ra ngoài hành động cân bằng địa chính trị mà Bắc Kinh phải đối mặt. Nga đã trở thành một thị trường gần như không thể đầu tư đối với các công ty toàn cầu khi nền kinh tế của quốc gia này nhanh chóng suy thoái. Các lệnh trừng phạt đã xóa sổ hàng tỷ đô la tài sản của Nga và trái phiếu của Nga đã giảm mạnh khi rủi ro vỡ nợ ngày càng gia tăng. Đồng nhân dân tệ đã tăng giá so với đồng rúp, đặt ra câu hỏi về mối quan hệ chiến lược của cả hai nước.

Một khoản đầu tư của Trung Quốc có thể giúp củng cố nỗ lực của Moscow trong việc đẩy nhanh chiến lược "Xoay trục sang châu Á" với các thỏa thuận cung cấp dầu và khí đốt. Trung Quốc đã tăng gấp đôi lượng mua các sản phẩm năng lượng của Nga lên gần 60 tỷ USD trong 5 năm qua.

Đường ống Power of Siberia bắt đầu gửi khí đốt đến Trung Quốc vào năm 2019 và Gazprom hiện đang đàm phán với Trung Quốc về một tuyến đường khác có thể được ký kết trong năm nay, cho phép vận chuyển nhiên liệu từ các mỏ khí đốt cung cấp cho châu Âu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ