Trung Quốc: Cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nổ ra biểu tình chính sách chống Covid

Trung Quốc: Cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nổ ra biểu tình chính sách chống Covid

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

10:47 28/11/2022

Việc cắt giảm tỷ lệ RRR diễn ra vào thời điểm các ca nhiễm Covid mới tăng cao kỷ lục.

Trung Quốc: Cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biểu tình chính sách chống Covid
Trung Quốc: Cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biểu tình chính sách chống Covid

PBOC đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) cho hầu hết các ngân hàng xuống 25 điểm cơ bản vào thứ Sáu tuần trước. Nó sẽ có hiệu lực vào ngày 5 tháng 12 và ước tính sẽ giải phóng khoảng 500 tỷ CNY thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Đây là lần cắt giảm thứ hai kể từ tháng 4 và nó sẽ giảm RRR của các ngân hàng lớn xuống 11%. Điều này đã nằm trong dự đoán khi Hội đồng Nhà nước kêu gọi nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế vào đầu tuần trước. PBOC cho biết động thái này nhằm duy trì “thanh khoản ở mức hợp lý và đủ” để hỗ trợ nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng “hợp lý”.

Việc cắt giảm tỷ lệ RRR diễn ra vào thời điểm các ca nhiễm Covid mới tăng cao kỷ lục. Số lượng các ca nhiễm mới vào thứ Bảy đạt gần 40 nghìn trường hợp/ngày theo thống kê chính thức, tăng từ 15 nghìn trường hợp vào hai tuần trước. Trong một diễn biến hiếm gặp, các cuộc biểu tình đã bùng lên ở Bắc Kinh, Thượng Hải và một số thành phố khác trong vài ngày qua khi sự bất mãn đối với chiến lược Zero Covid của người dân ngày càng tăng. Điều này xảy ra sau một trận hỏa hoạn kinh hoàng ở Tân Cương vài ngày trước mà một số người cho rằng một phần nguyên nhân là do các biện pháp phong tỏa. Các chính quyền địa phương cũng đã quay trở lại với việc phong tỏa, hoặc các biện pháp hạn chế di chuyển nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Thật vậy, tình hình hiện tại đang thách thức Trung Quốc khi phải duy trì chính sách Zero-Covid và đồng thời thực hiện các biện pháp ít nghiêm ngặt hơn theo hướng dẫn 20 điểm do chính quyền trung ương công bố gần đây.

Trong khi đó, tính từ đầu năm đến tháng 10, lợi nhuận ngành công nghiệp đã giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục yếu đi so với mức giảm 2.3% trong tháng 9. Điều này phản ánh nhu cầu trong nước bị trì trệ do tình hình Covid và suy thoái bất động sản đang diễn ra, cũng như nhu cầu xuất khẩu sụt giảm trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm lại. Lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng bởi giá giao tại nhà máy giảm, do giá sản xuất giảm trong tháng 10.

Commerzbank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ