Trung Quốc đang biến mất khỏi danh sách các cổ phiếu “phải nắm giữ” của nhà đầu tư toàn cầu

Trung Quốc đang biến mất khỏi danh sách các cổ phiếu “phải nắm giữ” của nhà đầu tư toàn cầu

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

22:15 11/01/2024

Kinh tế suy yếu kéo theo thị trường chứng khoán của Trung Quốc. Cổ phiếu của đất nước tỷ dân đang dần mất đi vị thế trên danh mục đầu tư toàn cầu. Xu hướng này sẽ còn rõ ràng hơn khi một số quỹ hàng đầu thế giới tách ra khỏi thị trường.

Một phân tích hồ sơ của 14 quỹ hưu trí Hoa Kỳ đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc cho thấy hầu hết trong số họ đã giảm lượng nắm giữ kể từ năm 2020. Hệ thống hưu trí công chức California (The California Public Employees’ Retirement System) và Quỹ đầu tư hưu trí The New York State Common Retirement Fund, một trong những nhà đầu tư hưu trí lớn nhất nước Mỹ, đã cắt giảm mức đầu tư của họ năm thứ ba liên tiếp.

Dòng vốn dịch chuyển do hiệu quả hoạt động, giờ đây có nguy cơ trở thành một sự thay đổi cơ cấu vì sự thiếu chắc chắn về chương trình nghị sự kinh tế dài hạn của Bắc Kinh, cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài và cạnh tranh chiến lược với Mỹ. Các nhà quản lý tiền tệ tại một số quỹ hưu trí lớn nhất ở Mỹ và Úc cho biết nên thận trọng khi đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc.

Gary Dugan, giám đốc đầu tư tại Dalma Capital Management, cho biết: “Các nhà đầu tư nước ngoài không còn lo sợ việc loại Trung Quốc ra khỏi danh mục đầu tư của họ”.

Hệ thống hưu trí nhân viên bang Missouri (Missouri State Employees’ Retirement System) thậm chí đã yêu cầu nhân viên của mình “rút khỏi tất cả khoản đầu tư chứng khoán công toàn cầu hiện tại vào Trung Quốc” vào tháng 12. Sự kiện đó xảy ra một tháng sau khi Quỹ hưu trí tiết kiệm và đầu tư liên bang (Federal Retirement Thrift Investment Board) cho biết họ sẽ loại trừ các khoản đầu tư vào Hồng Kông, bên cạnh Trung Quốc đại lục, khỏi quỹ quốc tế trị giá 68 tỷ USD. Hạn chế đầu tư ngày càng lớn của Washington đối với Trung Quốc là nguyên do chính dẫn tới quyết định này.

Chris Ailman, giám đốc đầu tư của Hệ thống hưu trí giáo viên bang California, cho biết: “Trung Quốc là chủ đề thảo luận định kỳ giữa Hoa Kỳ và CIO toàn cầu”. “Một số đã giảm tỷ trọng chỉ số xuống một nửa để hạn chế rủi ro và một số đã loại Trung Quốc khỏi chỉ số thị trường mới nổi của họ”.

Bình luận của ông được đưa ra khi tỷ trọng của Trung Quốc trong chỉ số thị trường mới nổi của MSCI giảm xuống 23.77% tính đến cuối tháng 12, mức thấp nhất kể từ khi chứng khoán đại lục được thêm vào chỉ số năm 2018. Trong Asia Pacific Index, Trung Quốc hiện chỉ chiếm khoảng 15%, giảm từ 24% vào năm 2020.

Khảo sát năm 2023 với 100 nhà quản lý tài sản và quỹ hưu trí của Diễn đàn Tổ chức Tài chính và Tiền tệ có trụ sở tại London cho thấy không ai trong số họ có cái nhìn tích cực về Trung Quốc hoặc nhận thấy lợi nhuận tương đối cao hơn.

Quan điểm này khác xa so với cuối những năm 2010 khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và năng lực sản xuất của quốc gia này khiến các nhà đầu tư nước ngoài háo hức giành lấy một phần của thị trường đang bùng nổ. Nếu việc bổ sung cổ phiếu loại A của MSCI cho thấy sự chấp nhận toàn cầu của Trung Quốc thì tình trạng tụt dốc của nó nói lên sức hấp dẫn đó đang mờ đi nhanh chóng.

Bloomberg đã phân tích hồ sơ 13F của 271 quỹ hưu trí Mỹ có tài sản trên 500 triệu USD. Trong số đó, 14 công ty đã đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ.

Chỉ số MSCI Trung Quốc chưa bao giờ thấp đến thế so với S&P 500 khi xem xét ước tính lợi nhuận trong tương lai, giao dịch ở mức chiết khấu 56%. Chỉ số P/E ước tính thấp hơn mức trung bình 5 năm.

Quỹ hưu trí lớn thứ hai của Úc, Quỹ tín thác hưu trí Úc trị giá 260 tỷ đô la Úc (174 tỷ USD), tỏ ra thận trọng với việc tăng lượng nắm giữ ở Trung Quốc.

Khi các nhà đầu tư dài hạn quay lưng với Trung Quốc, thị trường có nguy cơ bị các nhà trader địa phương chi phối nhiều hơn – làm gia tăng biến động và khiến các quỹ toàn cầu lo ngại. MSCI China Index tiếp tục tụt dốc sau khi ghi nhận năm thứ ba giảm liên tiếp. Các nhà quản lý tiền tệ cho rằng căng thẳng với Mỹ và châu u, sự kiểm soát của nhà nước đối với khu vực tư nhân và đà suy yếu của nền kinh tế đã làm khu vực này mất sức hấp dẫn.

Trong khi Trung Quốc gặp khó khăn, các khoản đầu tư không bao gồm quốc gia này lại ghi nhận kết quả tốt. Số lượng quỹ đầu tư cổ phiếu thị trường mới nổi mới không bao gồm Trung Quốc đạt con số 19 vào năm 2023, tăng từ 15 vào năm 2022 và chỉ 1 trong năm 2020, theo dữ liệu của Bloomberg.

Những gã khổng lồ ở Phố Wall bao gồm Goldman Sachs và BlackRock đã ra mắt các quỹ EM (Emerging Market) mới ngoại trừ Trung Quốc vào đầu năm ngoái, trong khi Robeco và Vontobel Holding gần đây cũng tham gia.

Trong một sự thay đổi mang tính bước ngoặt, tài sản do iShares ETF nắm giữ cho EM ngoại trừ Trung Quốc đã tăng lên khoảng 8.8 tỷ USD từ chỉ 164 triệu USD vào cuối năm 2020, vượt xa con số của một quỹ ETF tại Trung Quốc.

Điều đó không có nghĩa là cả thế giới quay lưng lại với Trung Quốc. Thị trường trị giá 9 nghìn tỷ USD - thị trường lớn thứ hai sau Mỹ - có một loạt các công ty có tiềm năng mang lại lợi nhuận khổng lồ. Như các chiến lược gia của HSBC Holdings đã lưu ý hồi đầu tháng này, sự quan tâm ngày càng lớn từ các nhà đầu tư ở Trung Đông, bù đắp cho dòng vốn chảy ra từ Mỹ.

Các quỹ hưu trí khác của Úc đang quan sát tình hình. Giám đốc đầu tư Anna Shelley của AMP Investments cho biết hiện tỷ trọng của Trung Quốc đang thấp hơn một chút, điều này có thể thay đổi trong những năm tới khi quốc gia này phục hồi.

Tuy nhiên, việc rời khỏi Trung Quốc có thể sẽ được đẩy mạnh do thiếu các chất xúc tác tích cực vào thời điểm Fed chuyển sang nới lỏng tiền tệ, làm tăng tỷ lệ lợi nhuận ở các thị trường mới nổi vốn nhạy cảm với chu kỳ kinh tế toàn cầu.

Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ cho đến nay đã chứng kiến ​​tổng dòng vốn vào hơn 750 tỷ USD trong năm nay. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ra chứng khoán Trung Quốc.

Romina Graiver, chuyên gia tại William Blair International, một trong những công ty đầu tiên tham gia chiến lược EM ngoại trừ Trung Quốc, cho biết: “Mặc dù phần lớn sự bi quan xung quanh Trung Quốc hiện nay dường như được phản ánh trong việc định giá, nhưng các nhà đầu tư dường như không muốn can thiệp”. “Trong những năm qua, Trung Quốc đã trở nên khó định hướng hơn do môi trường pháp lý không thể đoán trước và việc chính phủ ưu tiên chính trị hơn kinh tế sau đại dịch Covid-19”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ