Trung Quốc đang làm những gì để giải cứu nền kinh tế?

Trung Quốc đang làm những gì để giải cứu nền kinh tế?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

11:09 30/01/2024

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang nỗ lực để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng tài sản, giảm phát và tâm lý tiêu dùng yếu

Các biện pháp Chính phủ nước này đưa ra bao gồm cung ứng thêm thanh khoản dài hạn cho các ngân hàng, thắt chặt các quy định về cho vay cổ phiếu và mở rộng khả năng tiếp cận các khoản vay. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể cần thêm thời gian để khôi phục niềm tin về thị trường Trung Quốc.

Chỉ số CSI 300 tính đến thời điểm hiện tại của năm 2024 đã giảm khoảng 4%. Đồng nhân dân tệ đã cùng với hầu hết các loại tiền tệ châu Á khác giảm trong năm nay, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 22 năm vào thứ Ba trong bối cảnh kỳ vọng PBOC nới lỏng hơn nữa.

Nhiều tỉnh của Trung Quốc đang đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 5% trở lên vào năm 2024.

Dưới đây là danh sách các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế mà Trung Quốc đã đưa ra để trấn an các nhà đầu tư:

05/01: Hỗ trợ thị trường nhà cho thuê

PBOC và NFRA đã công bố định hướng để phát triển thị trường nhà cho thuê. Điều đó bao gồm chính sách khuyến khích các ngân hàng cung cấp các khoản vay cho các nhà phát triển, khu công nghiệp, một số tổ chức và công ty ở nông thôn xây nhà mới để cho thuê dài hạn hoặc cải tạo cơ sở vật chất hiện có.

16/01: Các khoản trái phiếu đặc biệt

Trung Quốc đang xem xét phát hành trái phiếu mới trị giá 1 nghìn tỷ nhân dân tệ theo kế hoạch trái phiếu đặc biệt. Đề xuất được thảo luận sẽ liên quan đến việc phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài để tài trợ cho các dự án liên quan đến thực phẩm, năng lượng, chuỗi cung ứng và đô thị hóa.

19/01: Chính phủ phát tín hiệu hỗ trợ thị trường chứng khoán

Một số quỹ ETF hàng đầu của Trung Quốc có khối lượng giao dịch theo tuần lớn thứ 3 từ trước đến nay. Đạt mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2015, khi Chính phủ cố gắng "cứu vớt" tàn dư của bong bóng tài sản.

23/01: Chương trình cứu trợ cổ phiếu

Các nhà hoạch định chính sách đang xem xét sử dụng khoảng 2 nghìn tỷ nhân dân tệ để mua cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước trong nội địa để mua cổ phiếu hải ngoại thông qua sàn giao dịch Hồng Kông. Họ cũng đã dành ít nhất 300 tỷ nhân dân tệ từ các quỹ nội địa để đầu tư vào cổ phiếu trong nước thông qua China Securities Finance hay Central Huijin Investment. Ngày 22/01, Thủ tướng Li Qiang đã yêu cầu chính quyền thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để ổn định thị trường chứng khoán và niềm tin của nhà đầu tư. Yêu cầu của ông được đưa ra sau khi chỉ số CSI 300 chạm mức thấp nhất trong 5 năm.

24/01: Cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR), cho vay tài sản

Thống đốc PBOC Pan Gongsheng cho biết ngân hàng trung ương sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống 0.5% vào ngày 5 tháng 2 để giải phóng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (139 tỷ USD) thanh khoản dài hạn ra thị trường. Thông báo này được đưa ra sau khi dữ liệu chính thức cho thấy nền kinh tế quốc gia vẫn đang phải vật lộn với những thách thức lớn, đánh dấu mức cắt giảm RRR lớn nhất kể từ năm 2021.

Vài giờ sau, các cơ quan quản lý công bố nhiều biện pháp hơn, bao gồm nới lỏng quy định các khoản vay bất động sản thương mại cho các nhà phát triển để giúp họ trả các khoản nợ khác.

Cùng ngày, chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông đã công bố các bước nhằm tăng cường quan hệ tài chính, bao gồm tạo điều kiện thuận lợi cho mua bất động sản và mở rộng chương trình chương trình cho phép đầu tư vào khu vực Vịnh lớn, nơi có 70 triệu người dân từ Hồng Kông và các siêu đô thị ở lục địa phía Nam như Thâm Quyến và Quảng Châu.

26/01: Hỗ trợ dành cho các nhà phát triển

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị - Nông thôn cho biết họ sẽ cung cấp danh sách các dự án nhà ở đủ điều kiện nhận hỗ trợ vào cuối tháng, cho thấy nỗ lực mới nhất nhằm tăng cường cho vay bất động sản nhằm ngăn chặn sự suy thoái.

Cơ quan quản lý tài chính quốc gia kêu gọi các ngân hàng hỗ trợ các yêu cầu của các nhà phát triển bao gồm gia hạn các khoản vay hiện có và điều chỉnh các thỏa thuận trả nợ.

27/01: Nới lỏng "nút thắt" bất động sản

Quảng Châu, một trong những thành phố lớn nhất của Trung Quốc, tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế mua nhà nhằm ngăn chặn giá nhà giảm. Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến đã giảm điều kiện đặt cọc kể từ tháng 11.

28/01: Hạn chế cho vay chứng khoán

Các cơ quan quản lý chứng khoán cho biết họ sẽ tạm dừng việc cho vay một số cổ phiếu nhất định nhằm đặt mức sàn cho thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư chiến lược sẽ không được phép cho vay cổ phiếu trong thời gian được đưa ra.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ