Trung Quốc đang lấy lại đà phục hồi kinh tế nhờ nhu cầu nội địa tốt, bất chấp xuất khẩu gặp khó khăn

Trung Quốc đang lấy lại đà phục hồi kinh tế nhờ nhu cầu nội địa tốt, bất chấp xuất khẩu gặp khó khăn

16:22 05/07/2020

Dữ liệu Caixin PMI cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã được tiếp thêm động lực trong tháng 6 và cùng với các tín hiệu khác, chúng ta có thể cảm nhận được nền kinh tế của Trung Quốc đang dần hồi phục sau đại dịch.

Niềm tin kinh doanh được cải thiện một cách vững chắc, số lượng đơn đặt hàng tăng trưởng trở lại. Dữ liệu khảo sát cho thấy sự phục hồi đã được thúc đẩy chủ yếu bởi nhu cầu trong nước trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu suy yếu. Thị trường lao động tiếp tục yếu trong tháng 6 có thể sẽ làm giảm mức tiêu dùng địa phương, đà phục hồi mạnh mẽ hơn nữa có thể bị hạn chế, đặc biệt là nếu nhu cầu nhập khẩu bên ngoài Trung Quốc vẫn còn yếu.

Dữ liệu Caixin PMI cho thấy mức tăng trưởng mạnh mẽ của các hoạt động doanh nghiệp trong tháng 6 nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để bù lại những tổn thất trong tháng 2.
Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tăng nhanh vào tháng 6 trong khi sản lượng sản xuất tăng chậm hơn.

Từng bước phục hồi

Dữ liệu Caixin headline Composite PMI của Trung Quốc được tổng hợp từ ngày 11/6 - 22/6 bởi HIS Markit bao gồm cả sản xuất và dịch vụ đã tăng từ 54.5 trong tháng 5 lên 55.7 trong tháng 6, cho thấy tốc độ cải thiện nhanh nhất trong điều kiện kinh doanh kể từ tháng 11 năm 2010.

Trong lúc đang phấn khởi vì điều này, nếu chúng ta so sánh với sự tổn thất kỷ lục đã trải qua vào hồi tháng 2 vì tác động cực lớn từ những biện pháp đóng cửa, thì nền kinh tế mới chỉ phục hồi một phần sản lượng đã bị mất.

Khả năng lấy lại đà tăng trưởng của các doanh nghiệp Trung Quốc phần nào bị hạn chế bởi việc xuất khẩu giảm trong bối cảnh suy thoái thương mại toàn cầu. Số lượng các đơn đặt hàng mới trong tháng 6 đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ đầu năm 2011.

Không có nhu cầu bên ngoài thì việc nới lỏng các hạn chế dãn cách xã hội sẽ tạo đà cho nền kinh tế trong các lĩnh vực phục vụ nhu cầu nội địa hơn là các lĩnh vực xuất khẩu. Hoạt động kinh doanh dịch vụ theo đó cũng gia tăng mạnh mẽ vào tháng 6, với tốc độ vượt trội chỉ trong hơn một thập kỷ. Ngược lại, sản lượng sản xuất thì mất đi một số động lực phát triển.

Xuất khẩu yếu

Trong tháng 6, các nhà máy Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nhu cầu trong nước hơn là thị trường nước ngoài bởi dòng chảy thương mại toàn cầu tiếp tục hoạt động kém hiệu quả. Tổng số đơn đặt hàng mới (tính gộp cả doanh số bán hàng nội địa và xuất khẩu) cho hàng hóa sản xuất đã tăng lần đầu tiên kể từ tháng 1, mặc dù mức tăng chỉ khiêm tốn do đơn hàng xuất khẩu hiện vẫn trong đà giảm.

Trong lĩnh vực dịch vụ, tăng trưởng doanh số nói chung đạt mức nhanh nhất trong gần một thập kỷ nhờ có sự phát triển của mảng xuất khẩu dịch vụ. Tuy nhiên, dữ liệu thống kê chi tiết cho thấy lợi nhuận xuất khẩu được thúc đẩy chủ yếu bởi các dịch vụ tài chính và bảo hiểm, trong đó có nhu cầu tiếp tục hợp đồng của nước ngoài về dịch vụ tiêu dùng và kinh doanh.

Tình trạng mất việc

Sự sụt giảm liên tục trong thị trường việc làm nói chung làm dấy lên mối lo ngại về tính bền vững của đà phục hồi. Các công ty Trung Quốc tiếp tục cắt giảm nhân công trong tháng 6, tuy nhiên lượng cắt giảm không còn cao kỷ lục như trong tháng 2. Tình trạng mất việc được ghi nhận trong cả ngành sản xuất và dịch vụ, với sự sụt giảm rõ nét nhất được ghi nhận trong các công ty cung cấp dịch vụ tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất hàng dệt may và hàng hóa liên quan đến hóa chất. Bất kỳ sự suy yếu nào nữa của thị trường lao động có thể làm giảm xu hướng tiêu dùng, do đó, có thể sẽ cản trở sự phục hồi bền vững.

Triển vọng

Niền tin kinh doanh cho năm tới đã được cải thiện trong tháng 6, chạm tới điểm cao nhất trong 5 năm trở lại đây khi các công ty cho rằng tình hình dịch bênh Covid-19 sẽ được kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên sự phục hồi này chỉ có thể xảy ra nếu không xuất hiện thêm làn sóng phơi nhiễm thứ hai cũng như là không có thêm cú sốc hay leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu. Mức độ tồn đọng công việc trong tháng 6 đã được cải thiện, nhấn mạnh nhu cầu cần tăng cường việc làm hơn nữa trong những tháng tới để đà phục hồi không bị ngăn chặn.

Các chỉ báo tương lai.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp
Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp

Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản đã giảm trong tháng 9, đây đã là tháng thứ hai liên tiếp theo dữ liệu từ chính phủ công bố vào thứ Sáu. Nguyên nhân là do giá cả tăng khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, gây lo ngại cho kế hoạch tăng lãi suất của BoJ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ