Trung Quốc dư cung hàng hóa, tình trạng giảm phát tiếp tục lan rộng
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Thị trường hàng hóa của Trung Quốc đang bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán trong tình trạng ảm đạm do ảnh hưởng của giảm phát
Theo Bloomberg Economics, mặt hàng nông sản đứng đầu trong làn sóng giảm giá tiêu dùng mạnh nhất kể từ năm 2009, chi phí thực phẩm giảm xuống 5.9% so với mức giảm 3.7% của tháng 12. Triển vọng đối với giá thịt lợn, vốn chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt ảm đạm. Thị trường lương thực phải đối mặt với các vấn đề xung quanh tình trạng dư cung sau đợt nhập khẩu ồ ạt vào năm ngoái.
Tổng cầu yếu là vấn đề trọng tâm của các nhà hoạch định chính sách, nhưng nguồn cung vẫn dồi dào trên một số thị trường hàng hóa. Năm ngoái chứng kiến lượng nhập khẩu than và dầu kỷ lục cũng như sự gia tăng lớn về khí đốt. Thời tiết ấm hơn và nhu cầu công nghiệp ảm đạm có thể sẽ gây áp lực lên thị trường năng lượng trong thời gian tới. Tiêu thụ dầu cũng dự kiến sẽ giảm khi hoạt động du lịch trong kỳ nghỉ lễ kết thúc.
Kim loại có phần ổn định hơn. Ít nhất, đợt sụt giảm giá kéo dài 16 tháng đã chững lại. Đồng đang khan hiến và nhu cầu ngày càng tăng, trong khi tồn kho quặng sắt và thép ở Trung Quốc vẫn tương đối thấp tính đến thời điểm này trong năm.
Nhu cầu kim loại phụ thuộc phần lớn vào thời điểm mùa xây dựng của Trung Quốc bắt đầu lại vào tháng 3, và hiệu quả của những biện pháp kích thích tài khoá trong công cuộc chống lại sự sụt giảm mạnh của thị trường nhà ở sử dụng nhiều vật liệu kim loại.
Điều đó khiến chú ý đổ dồn vào phản ứng của chính phủ trước những khó khăn của nền kinh tế, bao gồm cả cuộc khủng hoảng niềm tin vào thị trường chứng khoán. Các biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn thường được coi là biện pháp khắc phục những khó khăn của Trung Quốc trong ngắn hạn, nhưng ngân sách của chính quyền rất bấp bênh và cho đến nay, Bắc Kinh vẫn miễn cưỡng đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ từng phần. Việc thiết lập lại mặt trận đó có thể diễn ra tại cuộc họp hoạch định chính sách thường niên vào đầu tháng 3.
Giá tiêu dùng của Trung Quốc đã giảm trong tháng trước với tốc độ nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi Trung Quốc phải vật lộn để thoát khỏi áp lực giảm phát dai dẳng.
Các nhà giao dịch gặp khó khăn khi chứng khoán của Trung Quốc sụt giảm đang tìm kiếm các thông tin mới từ thị trường trong mùa chi tiêu tiêu dùng cao điểm của đất nước.
Trung Quốc đang sắp bước vào Năm con Rồng âm lịch,được coi là một trong những sinh vật tốt lành nhất, các nhà lãnh đạo nước này đang nỗ lực khôi phục niềm tin trong và ngoài nước.
Bloomberg