Trung Quốc khôi phục đánh thuế than, các nhà xuất khẩu Nga chao đảo

Trung Quốc khôi phục đánh thuế than, các nhà xuất khẩu Nga chao đảo

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

14:25 02/01/2024

Trung Quốc đã khôi phục thuế nhập khẩu than từ đầu năm, một động thái có thể đe dọa các nhà xuất khẩu Nga vốn phụ thuộc vào thị trường nhiên liệu lớn nhất thế giới.

Trước đó, thuế quan đã được dỡ bỏ vào tháng 5 năm 2022 để đề phòng rủi ro về nguồn cung sau khi Moscow xâm chiếm Ukraine, thị trường năng lượng toàn cầu bị xoay chuyển. Điều này đẩy lượng nhập khẩu than của Trung Quốc vào năm ngoái đạt ngưỡng kỉ lục, trong đó có phần than của Nga bị các nước khác xa lánh. Giờ đây, Trung Quốc đã chuyển sang bảo vệ các công ty khai thác mỏ trong nước khỏi tình trạng dư thừa sau khi sản lượng than quốc nội đạt đỉnh.

Nga trở thành quốc gia cung cấp than lớn lớn thứ hai cho Trung Quốc. Mục tiêu dài hạn của hai nước là đẩy nguồn cung than hàng năm đạt 100 triệu tấn. Tuy nhiên, con số này có thể đạt được ngay trong năm 2023 sau khi số liệu chính thức của tháng 12 được công bố. Để duy trì con số đó trong tương lai, giá than của Nga sẽ phải giảm xuống.

Ông Su Huipeng, nhà phân tích của Hiệp hội phân phối và vận chuyển than Trung Quốc, cho rằng không quốc gia nào khác có thể tiếp nhận nguồn cung lớn như vậy, trừ khi các nhà xuất khẩu giảm giá và chịu chi phí thuế bổ sung.

Doanh số bán than hàng tháng của Nga sang Trung Quốc đã giảm kể từ khi đạt đỉnh hơn 10 triệu tấn vào tháng 6. Con số này sẽ tiếp tục giảm khi thuế được phục hồi.

Trong khi đó, Australia và nhà cung cấp hàng đầu Indonesia được miễn thuế nhờ các hiệp định thương mại tự do với Bắc Kinh. Moscow cũng đã áp thuế đối với thuế than xuất khẩu nằm tăng ngân sách.

Mức thuế ưu đãi nhất của Trung Quốc dành cho nhiều quốc gia, bao gồm Nga, Mông Cổ, Nam Phi và Mỹ, đã quay trở lại mức 6% đối với than dùng cho điện và sưởi ấm và 3% đối với than cốc sử dụng trong các nhà máy thép. Trung Quốc có nguồn than nhiệt dồi dào nhưng nhìn chung lại thiếu loại than để sản xuất thép, điều này sẽ giúp hạn chế tác động của thuế đối với những mặt hàng nhập khẩu đó.

Than từ các nước khác không được hưởng ưu đãi sẽ bị đánh thuế 20%.

Theo Bloomberg Economics, các cuộc khảo sát kinh doanh chính thức của Trung Quốc trong tháng 12 cho thấy lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng suy thoái. Vì thế, nhiều nhà đầu tư tin rằng PBOC có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất ngay sau tháng 1.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, trong khi vàng SJC tiếp tục duy trì ổn định. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của ECB và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất thúc đẩy giá vàng, trong khi chứng khoán Mỹ tăng điểm và USD suy yếu trên thị trường ngoại hối.
Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"

Giá vàng thế giới giảm nhẹ xuống 2,513.4 USD/ounce, trong khi vàng SJC tiếp tục giữ ổn định. Dữ liệu lạm phát trái chiều khiến thị trường điều chỉnh kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Fed. Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ, trong khi đồng USD cũng mạnh lên sau thông tin này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ