Trung Quốc kiềm chế sức mạnh đồng Nhân Dân Tệ: Kế hoạch thu hút dòng tiền chính thức khởi động!

Trung Quốc kiềm chế sức mạnh đồng Nhân Dân Tệ: Kế hoạch thu hút dòng tiền chính thức khởi động!

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

19:02 12/10/2020

Đồng Nhân Dân Tệ có nhịp giảm đáng chú ý thứ Hai đầu tuần sau đà tăng những tháng gần đây. 

Sự suy yếu bắt nguồn từ động thái thay đổi quy định, giảm phí giao dịch cho các lệnh bán khống của PBoC hôm thứ Bảy vừa rồi. Bán khống bao gồm việc bán một tài sản cho vay (cổ phiếu hoặc tiền tệ), với quan điểm nó sẽ mất giá và có thể mua được cùng loại tài sản đó tại mức giá thấp hơn sau này.

Cuối tuần qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ rủi ro ngoại hối cho các hợp đồng kỳ hạn từ 20% xuống còn 0%. Các ngân hàng đà từng nắm giữ khoảng 20% doanh số của các hợp đồng kỳ hạn tiền tệ, thứ về cơ bản là công cụ cố định tỷ giá hối đoái cho các giao dịch trong tương lai). Hiện nay, hành động này đã được chấm dứt hoàn toàn.

Động thái này của PBoC dường như nhằm ổn định đồng Nhân Dân Tệ (reminbi - RMB). Tính đến tuần trước, đồng CNY (onshore yuan, sử dụng cho thị trường trong nước) đã tăng khoảng 6.6% kể từ tháng 5 lên mức 1 CNY đổi 6.69 USD. Thứ sáu tuần trước, CNY cũng tăng khoảng 1.4%.

Theo thông báo trên website chính thức, "Bước tiếp theo, PBoC sẽ tiếp tục duy trì tính linh hoạt của tỷ giá RMB và ổn định kỳ vọng của thị trường, nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái của đồng Nhân Dân Tệ ổn định ở mức cân bằng và có tính thích ứng cao."

Các nhà phân tích cho rằng sự thay đổi này có thể sẽ kìm hãm đà tăng gần đây của đồng Nhân Dân Tệ. 

Ông Rohit Garg, giám đốc Bank of America Merrill Lynch, cho biết: "Xét cho cùng, động thái này cho chúng ta biết rằng ... họ chắc chắn đang cố gắng đưa ra tín hiệu về sự không hài lòng đối với tốc độ tăng giá hiện nay."

Việc này cũng chỉ ra rằng PBoC có lẽ đang cho các tập đoàn nội địa cơ hội phòng vệ chống lại "bất cứ đà tăng nào của đồng Đô La xuất hiện do sự thiếu chắc chắn trong vòng 1.5 tháng tới."

Cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào đầu tháng 11 này là tâm điểm chú ý của thị trường.

"Tăng trưởng của Trung Quốc đang tốt hơn nhiều so với Hoa Kỳ cũng như phần còn lại của thế giới ở thời điểm hiện tại, chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ cũng đang theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Do đó, tôi nghĩ rằng trong trung và dài hạn, đồng CNY (onshore yuan, sử dụng cho thị trường nội địa) vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh.", ông cho biết.

Các nhà phân tích đã cố định sức mạnh của đồng Nhân Dân Tệ nhằm ghi lại sự chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Trong khi Fed đã cắt giảm lãi suất và báo hiệu việc tiếp tục duy trì lãi suất gần mức 0 trong nhiều năm, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đảo ngược phần lớn đà giảm của lãi suất ngắn hạn, nghĩa là lợi suất trái phiếu kho bạc Trung Quốc sẽ ở mức cao hơn các thị trường lớn khác.

Điều này có thể thu hút dòng tiền đổ về với trái phiếu chính phủ nước này, đẩy cao khối lượng quy đổi ngoại tệ sang Nhân Dân Tệ và do đó sẽ có lợi cho tỷ giá hối đoái.

Sáng thứ Hai, đồng CNY đã giảm sau nhịp tăng đáng chú ý thứ Sáu tuần trước, USD/CNY tăng lên trên mức 6.7.

Theo ông Tapas Strickland, giám đốc kinh tế thị trường của Ngân hàng Quốc gia Úc: "Nhịp tăng mạnh mẽ phiên cuối tuần trước của CNY gần như đã bị khoả lấp trong phiên giao dịch sáng hôm nay. Động thái này phần lớn xuất phát từ sự thay đổi của PBoC cuối tuần trước, khiến việc bán khống CNY trở nên ít tốn kém hơn, đồng thời không quá lo lắng về sự suy yếu của đồng Nhân Dân Tệ."

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ