Trung Quốc sẽ chịu hậu quả thảm khốc như thế nào nếu tách biệt khỏi nền kinh tế Mỹ?

Trung Quốc sẽ chịu hậu quả thảm khốc như thế nào nếu tách biệt khỏi nền kinh tế Mỹ?

16:06 03/09/2020

Các nhhà Kinh tế học Bloomberg dự đoán rằng, tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Trung Quốc có thể giảm xuống mức 3.5% vào năm 2030 nếu tách biệt với nền kinh tế Hoa Kỳ, con số này giảm so với dự báo hiện tại là 4.5%

Theo Bloomberg Economics, cuộc xung đột ngày càng tồi tệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã làm tổn hại đến thương mại song phương, nhưng sự tách biệt hoàn toàn giữa hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu sẽ còn gây tổn hại nhiều hơn đến triển vọng tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc.

Nhà kinh tế học Tom Orlik và Bjorn van Roye của Bloomberg cho biết rằng, tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Trung Quốc có thể chỉ đạt 3.5% vào năm 2030 nếu tách biệt với nền kinh tế Hoa Kỳ, con số này giảm so với dự báo trong điều kiện hiện tại là 4.5% (giả định rằng các mối quan hệ trên diện rộng không thay đổi).

Tách biệt ở đây được định nghĩa là sự chấm dứt dòng chảy thương mại và công nghệ vốn đã thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng cho cả đôi bên. Điều này sẽ có tác động lên Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Mỹ, do Trung Quốc là bên thu được nhiều lợi nhuận hơn từ việc trao đổi thương mại và đổi mới xuyên biên giới. Nghiên cứu cũng ước tính tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Hoa Kỳ sẽ là 1.4% vào năm 2030 thay vì 1.6% dự báo hiện tại.

Một nghiên cứu được công bố vào hôm thứ Năm đã chỉ ra: “Trong kịch bản này, tăng trưởng năng suất của Trung Quốc sẽ chậm lại do ngừng chuyển giao công nghệ và chi tiêu vốn cũng có thể yếu hơn. Tuy nhiên, kết quả sẽ không quá thảm khốc vì quốc gia này đã thu hẹp đáng kể khoảng cách về công nghệ với các nền kinh tế tiên tiến trong suốt 20 năm qua.

Các nhà kinh tế học cũng cho biết: “Nếu Trung Quốc tăng cường tài trợ cho nghiên cứu và phát triển trong nước, đồng thời mở rộng quan hệ với các nền kinh tế tiên tiến khác, họ có thể hy vọng sẽ bù đắp được một lực cản đáng kể cho nền kinh tế nước nhà”.

Trung Quốc dường như đang chuẩn bị cho việc ít kết nối hơn với nền kinh tế toàn cầu. Chiến lược mới của Chủ tịch Tập Cận Bình đặt nền kinh tế trong nước là động lực chính của tăng trưởng, tìm cách tách quốc gia ra khỏi nền kinh tế toàn cầu vốn đang chậm lại và ngày càng gia tăng nhiều yếu tố căng thẳng về chính trị. Mặc dù chi tiết trong chiến lược của ông vẫn cần được bổ sung, nhưng rõ ràng là Trung Quốc muốn “tự lực cánh sinh” hơn trong đổi mới công nghệ và sản xuất tiên tiến.

Trung Quốc sẽ phải đối mặt với hậu quả thảm khốc hơn nữa nếu Mỹ có thể phối hợp với các đồng minh chủ chốt của mình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Pháp để cô lập nền kinh tế Trung Quốc. Trong trường hợp đó, tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm xuống 1.6% vào năm 2030 và Bắc Kinh sẽ khó bù đắp được những tổn thất bằng các chính sách đối kháng.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thất bại của chính sách tiền tệ trước áp lực giá cả và niềm tin cử tri
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thất bại của chính sách tiền tệ trước áp lực giá cả và niềm tin cử tri

"Vấn đề nằm ở giá cả!" - Đây chính là thông điệp cốt lõi mà giới hoạch định chính sách và thị trường cần thấm nhuần từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Thay vì quan tâm đến lạm phát đang hạ nhiệt hay tỷ lệ thất nghiệp thấp, cử tri lại nhìn nhận nền kinh tế qua lăng kính của mặt bằng giá cả cao ngất ngưởng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xem xét lại các chính sách hiện hành.
Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?

Thị trường tài chính đối mặt với nhiều bất ổn khi chính quyền Trump tái thiết lập các chính sách kinh tế đầy thách thức, buộc nhà đầu tư phải tìm kiếm chiến lược phù hợp. Trong bối cảnh rủi ro lạm phát và cơ hội thị trường đan xen, việc cân bằng giữa phòng ngừa rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận dài hạn trở nên cấp thiết.
Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?

Quá trình chuyển giao quyền lực của Trump đối mặt với nhiều quyết định khó khăn, đặc biệt là trong các vấn đề ngân sách và đối ngoại. Mặc dù ông đã xây dựng một chiến lược tranh cử mạnh mẽ, nhưng hiện tại chưa rõ ông sẽ thực hiện những chính sách này như thế nào khi nắm quyền.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ