Trung Quốc và Mỹ gấp rút can thiệp ngăn giá hàng hóa toàn cầu tăng quá cao

Trung Quốc và Mỹ gấp rút can thiệp ngăn giá hàng hóa toàn cầu tăng quá cao

17:52 17/09/2021

Lần đầu tiên, chính phủ Trung Quốc sẽ chính thức mở dự trữ dầu chiến lược quốc gia nhằm cung cấp vào thị trường. Động thái này được đưa ra nhằm làm giảm đi áp lực của giá nguyên liệu thô tăng quá nhanh.

Giá hàng hóa tăng vọt khiến cho cả giới chức Trung Quốc và Mỹ vô cùng lo lắng, quan chức chính phủ hai nước buộc phải tăng cường những nỗ lực để ngăn chặn xu thế này.

Theo báo Nikkei, lần đầu tiên, chính phủ Trung Quốc sẽ chính thức mở dự trữ dầu chiến lược quốc gia nhằm cung cấp vào thị trường. Động thái này được đưa ra nhằm làm giảm đi áp lực của giá nguyên liệu thô tăng quá nhanh, thông báo của Cơ quan Dự trữ Thực phẩm và Hàng hóa Chiến lược Quốc gia Trung Quốc (NFSRA) công bố vào ngày 9/9 cho hay. 

Biện pháp can thiệp thị trường bất thường của giới chức Trung Quốc nhằm ứng  phó với dấu hiệu cho thấy rằng kinh tế Trung Quốc đang chững lại dưới sức ép của giá hàng hóa tăng cao.

Tại Mỹ, khi mà giá thực phẩm tăng nhanh ảnh hưởng đến “túi tiền” của người Mỹ, Tổng thống Mỹ Joe Biden và chính quyền của ông đã chỉ trích vai trò của 4 nhà máy cung cấp thịt lớn nhất.

Chỉ số giá hàng hóa Refinitiv/CoreCommodity CRB, chỉ số phản ánh diễn biến giá cả của nhiều loại hàng hóa đơn lẻ, chạm mức cao nhất trong 6 năm vào ngày thứ Tư tuần này. Trong cùng ngày, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI trên thị trường New York đóng cửa ở mức 72,61USD/thùng, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhôm tại Mỹ hiện cũng ở mức cao nhất trong 13 năm.

Áp lực lạm phát dâng cao tại Trung Quốc. Chỉ số giá sản xuất tại Trung Quốc tháng 8/2021 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát giá cả sản xuất ở mức cao nhất trong 13 năm. Doanh nghiệp nhiều quy mô, từ doanh nghiệp siêu nhỏ cho đến quy mô trung bình, đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi họ thiếu quyền lực đàm phán về giá nguyên liệu đầu vào.

Giá thực phẩm tại Mỹ đã tăng vọt trong suốt năm nay. Giá thịt bò tại Mỹ tháng 8/2021 cao hơn 15% so với tháng 12/2020. Thịt chiếm một nửa trong tổng số mức tăng giá cả hàng hóa thực phẩm tiêu dùng.

Chính quyền Biden đang thể hiện quan điểm cứng rắn với các nhà máy sản xuất thịt nước này, các nhà máy này thuộc chuỗi cung ứng kết nối người nông dân với người tiêu dùng. Giới chức Mỹ nghi ngờ 4 công ty kinh doanh thịt hàng đầu nước Mỹ đang tận dụng quyền lực thị trường của họ nhằm nâng giá bán sản phẩm.

Giới chức liên bang đã khởi động các cuộc điều tra về hành vi nâng giá bán sản phẩm trái phép của doanh nghiệp. Đại diện hoặc CEO của nhiều doanh nghiệp sản xuất thịt gia súc gia cầm đã bị triệu tập.

Tại Trung Quốc, chính phủ đã triển khai chiến lược “thịnh vượng chung” nhắm đến ngành công nghệ và giới giàu có. Đối với cả Bắc Kinh và Washington, việc hỗ trợ cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ đã được lựa chọn làm những ưu tiên chính trị.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa chắc chắn nỗ lực của giới chức hàng đầu sẽ phát huy tác dụng thế nào. Giá cả tăng còn có nguyên nhân bởi các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng và thiếu lao động. Dù rằng Trung Quốc đang có cách tiếp cận trực tiếp thông qua việc mở dự trữ chiến lược, Bắc Kinh cũng khó lòng đáp ứng được đủ cho nhu cầu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Link gốc tại đây.

Theo Stockbiz

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ