Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng kích thích mạnh tay ngay cả khi nền kinh tế gặp khó khăn
Đinh Nguyễn Trường Giang
Junior Analyst
Trung Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp để kích thích nền kinh tế sau chuỗi dữ liệu thất vọng, cho thấy chính phủ đang ngày càng có nguy cơ không đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho năm nay.
Tuy nhiên, Bắc Kinh lại không triển khai một "gói kích thích bazooka" như đã làm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008-09, hoặc thậm chí khi đại dịch đổ bộ vào năm 2020. Một phần lớn do sự miễn cưỡng nằm của chính phủ chủ tịch Tập Cận Bình kiểm soát sự tăng trưởng nợ trong nước, đặc biệt là ở khu vực thành thị, mong muốn hạn chế sự ảnh hưởng quá lớn của ngành bất động sản đối với nền kinh tế; và không muốn phát hành ra tiền mặt cho người tiêu dùng theo kiểu phương Tây.
Nguyên nhân khiến Trung Quốc rơi vào suy thoái
Bất động sản. Ngành này đã suy giảm từ năm 2021, sau khi Bắc Kinh siết chặt tín dụng đối với các nhà phát triển lớn và yêu cầu các ngân hàng giảm huy động tín dụng nhà ở - một phần của chính sách cụ thể để làm cho nền kinh tế ít phụ thuộc vào bất động sản.
Bất động sản, cùng với các ngành liên quan như thép, xi măng và kính, chiếm khoảng 20% GDP của đất nước. Do các hạn chế này, doanh số bán nhà đã giảm sút và đầu tư vào bất động sản đã thu hẹp. Goldman Sachs ước tính suy thoái bất động sản sẽ làm giảm tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống 1.5 điểm phần trăm trong năm nay. Cuộc khủng hoảng bất động sản cũng đồng nghĩa với việc chính quyền địa phương, người chịu trách nhiệm cho hầu hết các chi tiêu công cộng ở Trung Quốc, có ít tiền hơn vì họ phụ thuộc vào doanh thu từ bất động sản và bán đất. Do đó, họ đã cắt giảm chi tiêu - sự thu hẹp ngân sách mà UBS Group AG ước tính tương đương với một điểm phần trăm của GDP trong nửa đầu năm.
Trong khi đó, xuất khẩu đã giảm hai chữ số, tăng trưởng thu nhập yếu kém và tỷ lệ thất nghiệp thành niên cao, đã khiến lòng tin của người tiêu dùng bị kìm hãm. Kết hợp tất cả những yếu tố này cho thấy tăng trưởng GDP có thể đạt 5.1% trong năm nay, theo cuộc khảo sát mới nhất của Bloomberg đối với các nhà kinh tế, mặc dù một số ngân hàng Phố Wall nhận thấy khả năng đạt được mức này chưa cao.
Bắc Kinh đã làm gì cho đến nay?
Những nhà hoạch định chính sách đã bắt đầu giảm bớt các hạn chế tài chính cho các nhà phát triển bất động sản và giảm chi phí vay mua nhà xuống từ năm ngoái. Nhưng họ vẫn đối mặt với khó khăn khi dòng tiền giảm khiến các nhà phát triển không thể hoàn thành dự án, ảnh hưởng tới nhu cầu người mua, gây áp lực lên doanh số bán hàng và giá cả.
Nhà nước cho phép các thành phố lớn, nơi có các chính sách hạn chế nhất, giảm yêu cầu đặt cọc cho việc mua nhà, thực hiện các biện pháp khuyến khích mua bất động sản thứ hai và yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất trên các hợp đồng thế chấp hiện có. Ngoài ra, Bắc Kinh đã kết thúc cuộc truy quét các công ty nền tảng internet và cam kết hỗ trợ tốt hơn các công ty tư nhân và cải thiện khả năng tiếp cận vốn của họ.
Họ cũng đã thực hiện các biện pháp để tăng cường nguồn tài trợ cho chính quyền địa phương bằng cách tái tài chính nợ hiện có của họ với lãi suất thấp để hỗ trợ các chi tiêu và đầu tư hạ tầng, và đã thực hiện các biện pháp để kích thích thị trường chứng khoán. Đối với chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương đã giảm lãi suất hai lần trong năm nay và đã thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để hỗ trợ đồng nhân dân tệ.
Các biện pháp khác kích thích khác
Chính phủ đã tạm ngừng phát hành trái phiếu chính phủ - loại trái phiếu được xem là an toàn nhất - để kích thích chi tiêu, như đã làm trước đây. Các cơ quan quản lý quốc gia đã phát hành trái phiếu vào năm 2020 khi đại dịch bùng phát và vào năm 2009 để làm giảm tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng có khả năng thực hiện thêm, vì nợ công của Trung Quốc thấp theo tiêu chuẩn quốc tế, và chính phủ có mức độ kiểm soát cao đối với luồng vốn và các ngân hàng trong nước cho phép họ vay nhiều hơn. Nguồn tài chính đó sau đó có thể được sử dụng cho nhiều tùy chọn chi tiêu công cộng khác nhau.
Kích thích kiểu 'bazooka' là gì?
Các trader đã sử dụng thuật ngữ này để gợi nhớ lại cuộc khủng hoảng năm 2008 tại Hoa Kỳ - để ám chỉ việc sử dụng các quỹ của chính phủ trung ương chi trực tiếp vào nền kinh tế ở quy mô lớn. Gói kích thích trị giá 551 tỷ USD được công bố vào năm 2008, tương đương khoảng 10% GDP vào thời điểm đó. Trong quá khứ, Trung Quốc đã sử dụng 3 nghìn tỷ CNY từ ngân hàng trung ương để thúc đẩy việc bán nhà sau khi bất động sản suy thoái vào năm 2014-15. Các nhà kinh tế đã đề xuất rằng tiền của chính phủ có thể được sử dụng theo các cách đột phá mà Trung Quốc chưa từng thử trước đây: cung cấp thu nhập trực tiếp cho hộ gia đình hoặc doanh nghiệp, giống như Hoa Kỳ và châu Âu đã làm trong thời kỳ đại dịch, hoặc mua nhà để đẩy giá lên.
Tại sao các nhà lãnh đạo lại chưa làm?
Mặc dù nhiều chỉ số gần đây đã gây thất vọng, tăng trưởng chưa giảm mạnh, và còn cơ hội tương đối để đạt được mục tiêu khoảng 5% trong năm, miễn là thị trường bất động sản không xấu đi. Các quan chức cũng hài lòng với các ngành công nghiệp tiên tiến như ô tô điện đang phát triển tốt. Chủ tịch Tập Cận Bình và các lãnh đạo Trung Quốc đang theo đuổi tăng trưởng "chất lượng", thay vì chỉ tập trung vào tốc độ mở rộng kinh tế. Họ đã nhấn mạnh không nên phụ thuộc vào bất động sản như một công cụ kích thích ngắn hạn, và hạn chế việc tích lũy nợ của chính quyền địa phương và dư thừa công suất.
Bên cạnh đó còn là vấn đề chính trị nội bộ: Bắc Kinh không nhất thiết phải tin tưởng chính quyền địa phương để cung ứng tiền một cách hiệu quả hoặc không tham nhũng. Việc trao tiền mặt cho người tiêu dùng cũng không có khả năng xảy ra: Tập Cận Bình trong quá khứ đã cảnh báo về rủi ro của "phúc lợi xã hội," mà các quan chức cấp cao nói có thể dẫn đến "lười biếng." Wang Tao, chuyên gia kinh tế trưởng của UBS cho Trung Quốc, cho rằng các nhà lãnh đạo xem việc tạo việc làm là cách tốt nhất để thúc đẩy tiêu dùng và họ tin rằng cách để làm điều đó là thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp với giảm thuế. Vì vậy, từ khóa vẫn là "kích thích mục tiêu."
Tại sao điều này quan trọng?
Nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới dù có biến động gì thì cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến toàn cầu. Khi tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc tăng lên 1 điểm phần trăm, các quốc gia khác sẽ hưởng lợi khoảng 0.3 điểm phần trăm, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Các quốc gia như Úc và Chile, xuất khẩu nguyên liệu thô như quặng sắt và đồng, thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Trung Quốc cũng là quốc gia nhập khẩu dầu lớn ở Trung Đông và các sản phẩm công nghệ từ các nước láng giềng châu Á. Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc, từ Volkswagen AG đến Nike Inc. và McDonald's Corp., có nguy cơ giảm tăng trưởng doanh thu và giá trị cổ phiếu thấp hơn. Các quốc gia trên khắp thế giới chào đón du khách Trung Quốc ghi nhận nhu cầu giảm.
Đối với Hoa Kỳ, là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, sự suy giảm trong nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới có thể giúp giảm lạm phát, nhưng có lẽ không đủ để thay đổi chính sách của Fed, trừ khi có sự suy yếu mạnh ở Trung Quốc. Có thể cũng có hậu quả chính trị: sự suy giảm tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc có thể dẫn đến nhiều sự bất mãn nội bộ hơn và giảm sức ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh, ví dụ, họ cắt giảm cho vay đối với các quốc gia đang phát triển."
Bloomberg