TTCK Mỹ hồi phục hậu CPI, nhưng chưa phải là tín hiệu tốt
Nguyễn Thanh Thùy Dung
Junior Analyst
Chỉ số S&P 500 đã có một sự phục hồi ấn tượng trong phiên 13/10, sau khi giảm hơn 2% sau dữ liệu CPI tháng 9 cho thấy lạm phát lõi tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1982
Sự hồi phục được giữ cho đến khi hết phiên với mức tăng khoảng 2.6%, tạo ra rất nhiều tranh luận về việc liệu chứng khoán có đánh dấu mức thấp quan trọng trong một năm qua hay không. Những lần hồi phục của S&P 500 tương tự trong quá khứ cũng tạo ra chiều hướng tích cực, ít nhất là trong ngắn hạn, nhưng tình hình thị trường vẫn là yếu tố then chốt.
Chỉ số CPI cơ bản của tháng 9, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng 6.6% so với năm trước, đạt mức cao nhất trong 40 năm. Bằng chứng cho thấy áp lực lạm phát trên diện rộng, có nghĩa là phần lớn thị trường đều định giá rằng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong tháng 11 và tháng 12.
Chỉ số CPI công bố ngày 13/10 cũng làm tăng kỳ vọng về việc lãi suất sẽ cao hơn, với hợp đồng hoán đổi chỉ số qua đêm (OIS) trong tháng 3 năm 2023 tăng 25 điểm cơ bản lên 4.92%. Điều đó đã làm cho hầu hết các traders “bối rối” trước sự phục hồi mạnh mẽ của S&P 500 trong phiên. Tâm lý các nhà đầu tư vốn đã rất bất ổn, tính đến cuối tháng 9, Chỉ số tâm lý ở mức rất kém, chạm mức 60, đây là mức độ bi quan nhất đối với chứng khoán kể từ mức thấp nhất của cuộc khủng hoảng tài chính. Về mặt kỹ thuật, mức thấp nhất của ngày hôm qua nằm trong vùng lân cận của mức trung bình 200 tuần và mức thoái lui Fibonacci 50% của lần hồi phục từ mức đáy do đại dịch Covid lên mức cao kỷ lục.
Dữ liệu do Bloomberg phân tích cho thấy sự phục hồi là có nhưng với xác suất thấp. Các nhà đầu tư đi ngược lại với xu thế bán trong khi chỉ số S&P 500 đang giảm trước đây đã lãi được 4% sau 20 ngày với tỷ lệ chốt lời thành công là 72%. Đa số trạng này xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2008, với chỉ số S&P 500 giảm gần 23% trước khi cuối cùng đánh dấu mức đáy của thị trường suy yếu vào tháng 3 năm 2009.
Bloomberg