Tương lai bấp bênh đang chờ đợi quan chức ECB Vujcic với nhiệm kỳ mới đang bỏ ngỏ
Quỳnh Chi
Junior Editor
Chính phủ mới của Croatia đang làm tương lai lãnh đạo Ngân hàng Trung ương nước này vào thời điểm then chốt đối với lãi suất khu vực eurozone.
Chính quyền mới, thành lập vào đầu tháng này, có thời hạn đến ngày 13/7 để quyết định việc tái bổ nhiệm Boris Vujcic, 59 tuổi, cho nhiệm kỳ thứ ba 6 năm trên cương vị Thống đốc Ngân hàng Trung ương nước này. Tuy nhiên, với sự gia nhập của một đảng theo khuynh hướng dân tộc vào liên minh cầm quyền của Thủ tướng Andrej Plenkovic làm phức tạp thêm các vấn đề bổ nhiệm, triển vọng tương lai của ông Vujcic vẫn chưa rõ ràng.
Bất kỳ thay đổi nhân sự nào cũng sẽ ảnh hưởng đến Hội đồng Điều hành của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) - cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ cho khu vực đồng Euro và ông Vujcic là thành viên - vào thời điểm đang chuẩn bị cắt giảm lãi suất sau chiến dịch chống lạm phát chưa từng có tiền lệ.
Việc thay thế ông cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hy vọng của Croatia trong việc nâng cao tiếng nói tại Liên minh Châu Âu, khối mà đất nước này mới gia nhập vào năm 2013, bởi ông Vujcic được coi là một ứng cử viên tiềm năng cho vị trí trong Ban lãnh đạo sáu người của ECB trong tương lai.
Sau khi giúp dẫn dắt cộng hòa Nam Tư cũ của Yugoslavia với dân số 3.9 triệu người gia nhập khối đồng eurozone vào năm 2023, ông Boris Vujcic dường như có vị trí vững chắc để tiếp tục nhiệm kỳ mới. Tuy nhiên, Thủ tướng Andrej Plenkovic phải đàm phán một thỏa thuận về việc ai sẽ lãnh đạo ngân hàng trung ương với đảng phản đối nhập cư Phong trào Tổ quốc mà ông đã liên minh sau cuộc bầu cử tháng 4 để tránh bị mất đa số tại Liên đoàn Dân chủ Croatia theo khuynh hướng bảo thủ của mình.
Trong khi ông đã đưa ra những cam kết về việc duy trì ổn định cho Croatia, đã có dấu hiệu cho thấy việc cùng tồn tại với Phong trào Tổ quốc - đảng từng phản đối việc gia nhập đồng Euro - có thể gặp nhiều khó khăn. Hiện đảng này đang cố gắng ngăn cản việc bổ nhiệm một nhà lãnh đạo người Serb thiểu số làm chủ tịch ủy ban nhân quyền của quốc hội.
Vị thống đốc ngân hàng trung ương phải được các nghị sĩ phê chuẩn theo đề xuất của ủy ban nhân sự và công vụ thuộc quốc hội, với sự phê duyệt của ủy ban tài chính và ngân sách. Nhiệm kỳ của phó Thống đốc Sandra Svaljek và hai phó Thống đốc khác cũng sẽ kết thúc vào tháng 7. Các quyết định tại cơ quan tiền tệ này được đưa ra bởi một hội đồng gồm tám thành viên.
Người phát ngôn của chính phủ không đưa ra phản hồi trước các câu hỏi bằng văn bản của Bloomberg về tình hình tại ngân hàng trung ương, cũng như chính người đương nhiệm.
Ông Vujcic đã gia nhập ECB trong một trong những thời kỳ bất ổn nhất của lục địa này, xây dựng danh tiếng là một người theo khuynh hướng thắt chặt khi ông và các đồng nghiệp của mình nỗ lực kiềm chế đợt tăng giá leo thang sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Với khả năng sẽ không có ghế trống tại Ban Lãnh đạo ECB trước năm 2026, ông Vujcic có thể không còn cơ hội nếu không giữ được chức vụ hiện tại.Đây là vị chưa từng có đại diện đến từ một quốc gia thuộc khu vực đồng euro phía Đông, trong khi hiện có tới 6 quốc gia như vậy.
"Việc không đề cử lại ông Vujcic sẽ đồng nghĩa với việc lãng phí cơ hội của Croatia và các nước phía Đông EU", ông Gunter Deuber, kinh tế trưởng của Ngân hàng Quốc tế Raiffeisen tại Vienna nhận định. "Ông ấy có uy tín vững chắc ngay cả trong các vòng lập trường thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng thời cũng luôn thể hiện sự thấu hiểu với nhóm ủng hộ chính sách bảo tồn. Về mặt này, ông được Hội đồng Điều hành chấp nhận và không bị coi là người cực đoan".
Croatia không phải là quốc gia duy nhất có lãnh đạo Ngân hàng Trung ương đang đến cuối nhiệm kỳ. Thống đốc của Cyprus đã được thay thế trong năm nay, trong khi Tây Ban Nha và Áo cũng chuẩn bị đề cử người kế nhiệm cho Pablo Hernandez de Cos và Robert Holzmann.
Bloomberg