USD tăng vọt so với AUD sau dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ, làm dấy lên lo ngại suy thoái toàn cầu. Chỉ số Sản xuất Empire State của Fed New York trong tháng 8 chạm ngưỡng 31.3, do các đơn đặt hàng và lô hàng mới bị trì hoãn. Chứng khoán Mỹ mở cửa thấp hơn nhưng đã phục hồi phần nào với S&P 500 kết thúc phiên tăng 0.40%.
Đồng AUD và NZD suy yếu khi Trung Quốc báo cáo một loạt số liệu kinh tế yếu kém. Gã khổng lồ Đông Á là thị trường xuất khẩu hàng đầu của hai quốc gia nói trên và tình hình kinh tế này có thể ảnh hưởng nặng nề đến mặt thương mại.
Chứng khoán Mỹ đóng cửa trái chiều sau tin tức CPI được công bố, cho thấy áp lực giá đang giảm bớt. Chỉ số Nasdaq-100 (NDX) kết thúc phiên giảm hơn 0.65% trong khi S&P 500 giảm nhẹ 0.07%.
Thị trường châu Á - Thái Bình Dương tăng nhẹ, các tài sản rủi ro phục hồi qua đêm. Dữ liệu CPI Hoa Kỳ không đạt kỳ vọng thị trường, cán mốc 8.5% y/o/y (con số trong tháng trước là 9.1% và dự báo đồng thuận là 8.7%). USD lao dốc sau tin, các trader mua vào lợi suất kho bạc ngắn hạn với đặt cược rằng Fed sẽ thay đổi con đường chính sách do lạm phát hạ nhiệt.
AUD/USD giao dịch quanh đỉnh mới tại 0.7094, sau khi Hoa Kỳ công bố dữ liệu CPI không đạt kỳ vọng thị trường. Cặp tiền đang theo dõi đường MA 200 ngày (0.7152) lần đầu tiên kể từ tháng 6, sau khi break qua phạm vi giao dịch trong tháng 8
AUD tìm thấy hỗ trợ sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu CPI chạm ngưỡng 2.7% (vượt con số 2.5% trong tháng trước). Chỉ số PPI cán mốc 4.2% trái với dự đoán thị trường ở mức 4.9% và kết quả 6.1% trước đó. Áp lực giá hạ nhiệt phản ánh hoạt động chậm chạp của nền kinh tế Trung Quốc do ảnh hưởng của Covid 19.