Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh bất ngờ tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong 2.5 năm

Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh bất ngờ tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong 2.5 năm

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

13:30 11/06/2024

Tỷ lệ thất nghiệp tại Vương quốc Anh đã bất ngờ tăng lên mức cao nhất trong hơn 2.5 năm qua khi mức tăng lương vẫn duy trì ở mức cao, làm phức tạp thêm quyết định của BoE về việc khi nào nên cắt giảm lãi suất.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Anh công bố ngày 11/6, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 4.4% trong tháng 4, mức cao nhất kể từ giữa năm 2021. Trong khi đó, mức tăng lương cơ bản vẫn duy trì ở mức 6% thay vì 6.1% như các nhà kinh tế dự đoán.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2021

Những con số này có thể tạo niềm tin cho các nhà hoạch định chính sách BoE rằng áp lực tăng lương và lạm phát lên đang bắt đầu giảm dần. Các quan chức dưới quyền Thống đốc Andrew Bailey đang tập trung vào thị trường lao động khi cân nhắc thời điểm có thể cắt giảm lãi suất từ mức cao nhất 16 năm qua.

"Thị trường lao động Anh đang dần suy yếu", ông Tomasz Wieladek, quan chức tại T. Rowe Price nhận định. "Thị trường lao động suy yếu nhanh là tín hiệu mạnh để cắt giảm lãi suất ngân hàng."

Báo cáo cũng cho thấy:
- Số vị trí tuyển dụng giảm 12,000 trong quý, xuống còn 904,000, đánh dấu đợt sụt giảm liên tiếp lần thứ 23. Con số này vẫn cao hơn trước đại dịch Covid-19.
- Số lượng nhân viên trong biên chế giảm 3,000 người trong tháng 5, xuống còn 30.3 triệu. Tổng lực lượng lao động trong tháng 4 giảm 139,000 người, nhiều hơn dự báo.
- Tăng trưởng tổng thu nhập duy trì ở mức 5.9%, còn con số không bao gồm tiền thưởng là 6%. Mức tăng lương thường xuyên này hơi thấp hơn so với dự báo của các nhà kinh tế là 6.1%.
- Tài chính hộ gia đình tiếp tục tăng do mức tăng lương vượt mức lạm phát với tăng trưởng lương thực tế 2.9%, cao nhất kể từ mùa hè 2021.

Đà tăng lương ở khu vực công tại Anh đã vượt lên trước khu vực tư nhân

Dữ liệu này có thể giúp Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố sức ép từ chi phí sinh hoạt đang dần dịu xuống, với mức tăng lương vượt xa lạm phát. Chính phủ đảng Bảo đang hy vọng tạo ra "yếu tố tâm lý tích cực" trong lĩnh vực kinh tế trước cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 4/7 để rút ngắn khoảng cách với đối thủ đảng Lao động.

"Thu nhập bình quân đang tăng trưởng trong khi lạm phát giảm, nhưng vẫn thấp hơn mức 12,000 GBP/năm trước cuộc khủng hoảng tài chính", ông Stephen Evans, Giám đốc điều hành Viện Học tập và Lao động nhận định. "Điều này cho thấy còn nhiều đà bứt phá cần thiết trong những năm tới."

Mức sống đang được cải thiện khi tiền lương vượt xa lạm phát

Mặc dù số liệu cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt, khó có thể đủ để thuyết phục BoE bắt đầu cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tuần tới.

GBP/USD giảm 0.1% xuống 1.2716 sau dữ liệu mới, do thị trường tiền tệ đang đẩy lùi kỳ vọng vào việc BoE cắt giảm lãi suất. Các nhà đầu tư đang định giá 100% khả năng BoE sẽ cắt giảm lãi suất 25 bps vào tháng 11 và ước tính khả năng BoE sẽ có lần cắt giảm lãi suất tiếp theo vào cuối năm nay lên tới 40% - tăng từ mức 20% hôm thứ Hai.

Tuy nhiên, GBP vẫn là đồng tiền tăng giá mạnh nhất trong nhóm G10 năm nay do lãi suất kỳ vọng sẽ duy trì ở mức cao hơn so với các nền kinh tế lớn khác. Tuần trước, ECB đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất 25 bps đầu tiên và dự kiến sẽ hành động thêm ít nhất một lần nữa vào cuối năm.

Ủy ban Chính sách Tiền tệ của BoE đã kỳ vọng có thể giảm lãi suất trong mùa hè. Tuy nhiên, khả năng xảy ra động thái này trong tháng đã giảm sau khi lạm phát tại Anh vượt quá dự báo, đặc biệt là giá dịch vụ, và Thủ tướng Sunak gây bất ngờ khi tổ chức bầu cử vào ngày 4/7.

Các nhà hoạch định chính sách tại BoE đã hủy tất cả các buổi phát biểu và bài phát biểu công khai trong chiến dịch tranh cử. Sự im lặng này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư nhận được rất ít thông tin hướng dẫn về cách các nhà hoạch định chính sách đang diễn giải những dữ liệu then chốt trước quyết định vào ngày 20/6.

Trước đây, các quan chức đã nói rằng số liệu lương, đặc biệt là ở khu vực tư nhân, và lạm phát lĩnh vực dịch vụ là những chỉ số chính về mức độ áp lực đẩy lương và giá cả.

Mức tăng lương tối thiểu 9.8% trong tháng 4 là mức tăng lớn thứ hai từ trước đến nay

Chi tiết trong báo cáo cho thấy thêm dấu hiệu nới lỏng trên thị trường lao động, nguồn gốc của áp lực đẩy lương và giá lên trong thời gian qua.

- Tỷ lệ việc làm đã giảm xuống 74.3%, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2016 ngoại trừ thời kỳ đại dịch, khi cả tỷ lệ thất nghiệp và không tham gia lực lượng lao động đều tăng lên.
- Thêm 132,000 người nghỉ việc trong ba tháng qua đến tháng 4, đẩy số người được xếp vào nhóm không tham gia lực lượng lao động lên 9.43 triệu người. Trong đó, số người nghỉ việc dài hạn vì lý do sức khỏe lại một lần nữa tăng lên mức kỷ lục mới 2.83 triệu người.
- Tỷ lệ không tham gia lực lượng lao động đã tăng lên 22.3% dân số trong độ tuổi lao động, cao nhất kể từ năm 2015.

Tỷ lệ đình công của Anh cũng đã giảm

"Đối mặt với thách thức về tỷ lệ không tham gia lực lượng lao động cao sẽ là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất đối với chính phủ trong thời gian tới", bà Rebecca Florisson, nhà phân tích tại Quỹ Lao động thuộc Đại học Lancaster nhận định.

Tháng 4 là tháng then chốt bởi mức lương tối thiểu mới đã có hiệu lực và nhiều lao động nhận được điều chỉnh lương hàng năm vào thời điểm này.

Mức lương tối thiểu của Anh đã tăng 9.8% trong tháng 4 vừa qua, mức tăng lớn thứ hai kể từ khi Anh áp dụng lương tối thiểu năm 1999. Các chuyên gia cũng đang lo ngại liệu mức tăng mới có thúc đẩy mức lương trong thang thu nhập hay không.

"Các số liệu hôm nay khó có thể buộc BoE phải thay đổi chính sách ngay lập tức", bà Yael Selfin, kinh tế trưởng KPMG tại Anh nhận định. "Chúng tôi dự đoán MPC sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 6 và đánh giá lại luồng dữ liệu vào mùa hè."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ