Ước tính tồn kho thế giới của nhóm nông sản giảm so với báo cáo trước

Ước tính tồn kho thế giới của nhóm nông sản giảm so với báo cáo trước

09:29 14/02/2022

Giá nông sản giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng điểm mạnh trong tuần vừa qua.

Tồn kho nông sản giảm so với các báo cáo trước
Tồn kho nông sản giảm so với các báo cáo trước

Giá nông sản giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng điểm mạnh trong tuần vừa qua. Yếu tố khô hạn và thời tiết khắc nghiệt, đồng thời thiếu hụt các loại nguyên liệu đầu vào tại các vùng trồng đậu tương và ngô chính ở các quốc gia Nam Mỹ tiếp tục là tâm điểm hỗ trợ đà tăng của hai mặt hàng trên. Bên cạnh đó, dữ liệu ước tính tồn kho thế giới trong báo cáo WASDE tháng 2, công bố vào thứ Năm cũng giảm so với ước tính đưa ra trong báo cáo WASDE tháng 1. Điều này trên thực tế cũng đã góp phần hỗ trợ thúc đẩy giá cho các hợp đồng đậu tương, ngô và lúa mỳ kỳ hạn. Ngoài ra, đối với đậu tương,giá các hợp đồng trên sàn CBOT còn được hỗ trợ mạnh trước việc Argentina gặp khó khăn trong khâu xuất khẩu, nhờ tác động của việc mực nước sông Parana ghi nhận là thấp kỷ lục trong tháng 1 vừa qua.

Xung đột Nga-Ukraina sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến logistic vùng Biển Đen

Nga sẽ phát đi các cảnh báo về việc diễn tập hải quân bắn đạn thật trên khu vực Biển Đen và Biển Azov, bắt đầu thực hiện từ ngày 13/02 đến ngày 19/02. Trên thực tế, người phát Ngôn bộ Ngoại giao Ukraine cho biết họ đã phản đối sâu sắc cuộc tập trận này. Việc tập trận với quy mô chưa từng có đã khiến thị trường lo ngại về việc bị các hoạt động hàng hải quốc tế ở cả hai khu vực biển đó sẽ bị gián đoạn, và đồng thời tác động đến các cảng tại Ukraine.

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu vận chuyển cho thấy có khoảng 2.15 triệu tấn ngô dự kiến ​​bốc hàng vào tháng 2, bao gồm 803,200 tấn được chuyển đến Trung Quốc. Cùng lúc đó, khoảng 645,000 tấn lúa mì cũng vẫn được dự kiến ​​sẽ khởi hành vào tháng 2, theo dữ liệu của dòng sản phẩm, với 8,300 tấn lúa mạch khác dự kiến ​​sẽ được tải.

Nhiều nguồn tin từ các công ty vận tải và công ty thương mại cho biết họ không kỳ vọng cuộc tập trận sẽ gây ra nhiều gián đoạn cho việc vận chuyển. Theo nguồn tin từ một nhà môi giới vận tải thân cận, điều này nhiều khả năng sẽ gây ảnh hưởng đến ETA (ngày/giờ dự kiến mà lô hàng sẽ đến cảng đích) của một tàu cập cảng. Mặc dù vậy, trừ khi tàu đã xuất phát muộn ngay từ đầu và chỉ còn thời gian ngắn để giao, không có gì cần phải lo lắng. Sẽ không có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra.

BAGE đưa ra hai kịch bản giảm sản lượng ngô tại Argentina

Báo cáo từ Sở Giao dịch Ngũ cốc Argentina (BAGE) so sánh sản lượng trong các trường hợp và khám phá tác động tiềm ẩn trước kịch bản hạn hán vừa và nghiêm trọng. Kịch bản cơ bản có thể cho thấy mức sản xuất là 57.6 triệu tấn đối với ngô và 48.4 triệu tấn đối với đậu tương. Trong kịch bản hạn hán vừa phải, do tác động từ La Nina, sản lượng ngô có thể giảm còn 49.4 triệu tấn trong khi sản lượng đậu tương có thể giảm xuống 42 triệu tấn (bằng mức ước tính sản lượng đậu tương BAGE đưa ra trước đó). Còn nếu hạn hán nghiêm trọng, sẽ kéo dài thiệt hại về sản lượng, với sản lượng ngô đạt 43.7 triệu tấn và sản lượng đậu tương lên tới 37.6 triệu tấn.

Cả hai kịch bản đều cho ra mức ước tính sản lượng niên vụ 21/22 thấp hơn trong báo cáo WASDE tháng 1 là 46.5 triệu tấn cho đậu tương và 51 triệu tấn cho ngô. Điều này có thể tiếp tục hỗ trợ xu hướng chính của giá đậu tương và ngô trong thời gian tới.

Thiếu hụt nguyên liệu đầu vào trầm trọng cho cây trồng tại Brazil

Trong giai đoạn cây trồng nông sản đang trong giai đoạn tăng trưởng trước thu hoạch, Hiệp hội ngô và đậu tương Brazil - Aprosoja cho biết các nhà nông còn phải đối mặt với vấn đề khó khăn trong vận chuyển thuốc trừ sâu được sử dụng trên cây đậu tương và thuốc diệt cỏ atrazine - được sử dụng trong cây ngô.

Việc thiếu thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu thậm chí còn tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các nhà sản xuất ở Rio Grande do Sul, Santa Catarina, Paraná, Mato Grosso do Sul và một phần của São Paulo, những bang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn hán trong vụ ngô đầu tiên và điều này cũng có khả năng ảnh hưởng đến sản lượng vụ sau.

Tình trạng này có thể sẽ góp phần tiếp tục hỗ trợ đà tăng trong xu hướng chính của ngô và đậu tương, các hiệp hội cũng đang yêu cầu các công ty cung cấp chịu thiệt hại cho nông dân trong trường hợp hủy hoặc giao hàng chậm trễ.

Nga giảm 0.4 USD/tấn cho thuế lúa mì

Trong tuần từ ngày 16/02 đến 23/02, thuế xuất khẩu dành cho lúa mì Nga ghi nhận giảm 0.4 USD/tấn, còn 92.8 USD/tấn, do chỉ số giá của Sở giao dịch Moscow (MOEX) được sử dụng để xác định mức thuế đã giảm 1.50 USD/tấn xuống còn 332.70 USD/tấn. Trong khi đó, thuế lúa mạch tăng 0.80 USD/tấn lên 74.1 USD/tấn, trong khi chỉ số giá trung bình tăng 1.10 USD/tấn lên 290,90 USD / tấn.

Thuế xuất khẩu đối với ngô vẫn ở mức 52.7 USD/tấn, do chỉ số giá trung bình trên thực tế không thay đổi ở mức 260,30 USD/tấn.

Mức thuế xuất khẩu được quốc gia này tính theo công thức mà các nhà xuất khẩu sẽ phải trả 70% phần chênh lệch giữa giá sàn và giá chỉ số thả nổi do một nhóm chuyên gia trong ngành tính toán và do Sở giao dịch Moscow (MOEX) công bố. Thuế được cập nhật vào ngày làm việc cuối cùng trong tuần và có hiệu lực vào ngày làm việc thứ ba sau khi công bố.

Ngoài ra, Nga cũng đã đặt ra hạn ngạch xuất khẩu 8 triệu tấn đối với lúa mì và 3 triệu tấn đối với ngô và lúa mạch từ ngày 15/02 đến ngày 30/06 năm 2022.

Khô hạn vùng Paraguay làm giảm 60% sản lượng đậu tương

Paraguay là quốc gia sản xuất ngô và đậu tương mới nhất đưa ra cảnh báo về tác động của hạn hán kéo dài. Nguồn tin từ công ty môi giới ProGrain SA có trụ sở tại Paraguay cho rằng sản lượng trong vụ mùa 2021/22 của cả nước có thể giảm lên đến 56-58%.

Tin tức được đưa ra khi các báo cáo nổi lên rằng nước này dự kiến ​​sẽ nhập khẩu 18,000 tấn đậu tương từ Argentina, gây đảo ngược chiều xuất-nhập khẩu đậu tương điển hình giữa hai nước. Đây là một động thái mà các nguồn thương mại mô tả là chưa từng có trước đây.

ProGrain cho biết, nhiều nông dân sẽ không thể hoàn thành các hợp đồng đã cam kết với đậu tương được sản xuất trong vụ hè. Công ty đang ước tính sản lượng tổng thể là 4-4.2 triệu tấn cho vụ đậu tương hè trong niên vụ 2021/22, thậm chí sản lượng có thể giảm nhiều hơn do năng suất giảm mạnh hơn ở khu vực miền bắc. Con số này thấp hơn mức ước tính mới nhất từ ​​Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA là 6.3 triệu tấn, giảm so với ước tính tháng 1 là 8.5 triệu tấn và 9.9 triệu tấn sản lượng đậu tương trong niên vụ 2020/21 của quốc gia này.

Paraguay là nước xuất khẩu đậu tương lớn thứ 4 trên thế giới, nhưng quốc gia này đã phải hứng chịu những đợt hạn hán nghiêm trọng trong hai mùa qua do điều kiện thời tiết của La Nina. Ước tính sản lượng đậu tương ban đầu của Paraguay là gần 10 triệu tấn cho niên vụ 2021/22.

Xuất khẩu đậu tương được dự báo là 4.1 triệu tấn trong niên vụ 2021/22, giảm so với 6.6 triệu tấn trong chu kỳ trước, với phần lớn xuất khẩu của nước này hướng đến Argentina, nơi được sử dụng để tăng hàm lượng protein trong bột đậu nành thành phẩm.

Giảm mực nước sông Parana gây tác động tiêu cực đến việc xuất khẩu ngũ cốc của Argentina

Mực nước ở tuyến đường thủy chiến lược của Argentina một lần nữa bị ảnh hưởng bởi điều kiện hạn hán trên khắp đất nước. Theo dữ liệu mới nhất từ Viện nước INA của Argentina, mực nước gần thành phố Rosario hiện chỉ còn cao hơn 0.05 mét so với mức trung bình lịch sử trong tháng Hai là 3.49 mét. INA cho biết mực nước giảm ở Parana được dự báo sẽ tiếp tục ít nhất cho đến tháng 3 năm 2022.

Theo một báo cáo gần đây của Rosario Grain Exchange (BCR), tháng đầu tiên của năm nay cho thấy chiều cao trung bình thấp hơn 0.15 mét so với mức trung bình ở khu vực Rosario, đạt mức kỷ lục trung bình thấp nhất trong 77 năm.

Điều đó đã làm giảm khối lượng sản phẩm mà các tàu sử dụng cảng sông Paraná (còn gọi là Up River) có thể xử lý. Vào tháng Giêng, hơn 160 tàu chở ngũ cốc, bột mì và dầu thực vật đã đi qua các cảng sông Paraná. Tải trọng của những con tàu này đạt trung bình 29,084 tấn, thấp hơn gần 11% so với tải trọng trung bình của tháng 1 năm 2021.

Trung Quốc nghỉ lễ làm giảm mạnh sản lượng ép dầu đậu tương nội địa

Sản lượng ép dầu đậu tương của Trung Quốc trong tuần trước sụt giảm do các nhà máy dầu ngừng hoạt động trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần. Dữ liệu từ Trung tâm Thông tin Dầu và Ngũ cốc Quốc gia (CNGOIC) cho thấy con số trong tuần tính đến ngày 06/02 giảm xuống chỉ còn 300,000 tấn, giảm 82.66% so với mức 1.73 triệu tấn trong tuần trước kỳ nghỉ và 86% so với mức 2.15 triệu tấn được ghi nhận trong tuần trước đó.

CNGOIC cho biết, khi kỳ nghỉ lễ kết thúc, các nhà máy dầu đã hoạt động trở lại và tốc độ vận hành dự kiến ​​sẽ tăng nhanh chóng.

Mặc dù sản lượng khô đậu tương và dầu đậu tương thấp hơn, việc thu mua chậm từ các công ty hạ nguồn đã đẩy lượng dự trữ của hai sản phẩm này lên cao hơn vào cuối tháng Một.

Theo đó, dự trữ khô đậu tương tăng 30,000 tấn so với tuần trước nghỉ lễ lên 320,000 tấn, nhưng vẫn thấp hơn 26,000 tấn so với cùng kỳ tháng trước và thấp hơn 120,000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Tồn kho đậu nành cũng tăng tuần thứ hai liên tiếp lên 810,000 tấn, tăng 25,000 tấn so với tuần trước nghỉ lễ và 30,000 tấn so với cùng kỳ tháng trước.

Tổng dự trữ đậu tương vào cuối tháng 1 đã giảm 270,000 tấn trong tuần cuối tháng 1 xuống còn 3.3 triệu tấn do lượng đậu tương cập cảng giảm. Con số tăng 180,000 tấn so với cùng kỳ tháng trước nhưng giảm 2.03 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Cuối cùng, CNGOIC ước tính khối lượng đậu tương sẽ cập cảng Trung Quốc vào tháng Hai là 5.8 triệu tấn, thấp hơn so với 7 triệu tấn được dự báo cho tháng Một.

WASDE tháng 2: Giảm ước tính tồn kho thế giới của ba mặt hàng nông sản

Giá các hợp đồng kỳ hạn ngô đã được hỗ trợ sau công bố WASDE tháng 2 của USDA hôm 09/02. Trong đó, USDA đã cắt giảm sản lượng ngô toàn cầu cho niên vụ 2021/22 chủ yếu do ảnh hưởng của tình trạng khô hạn ở Brazil, tác động lên năng suất vụ ngô đầu tiên của nước này. USDA dự báo sản lượng ngô toàn cầu cho niên vụ năm nay sẽ đạt 1,205.35 triệu tấn, thấp hơn 1.61 triệu tấn so với dự báo tháng trước và cao hơn niên vụ 2020/21 7.32%. Dự báo tồn kho cuối vụ thế giới cho niên vụ 2021/22 là 302.22 triệu tấn, thấp hơn 0.28% so với ước tính trong báo cáo tháng 1.

Trong báo cáo này, USDA cũng đã cắt giảm sản lượng đậu tương toàn cầu đi 2.3%, xuống mức 363.86 triệu tấn cho niên vụ 2021/22, thậm chí thấp hơn sản lượng niên vụ trước là 366.23 triệu tấn. Việc cắt giảm chủ yếu đến từ Nam Mỹ do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn lên năng suất cây trồng. Ở Brazil, sản lượng được dự báo sẽ đạt 134 triệu tấn, giảm 5 triệu tấn so với dự báo tháng 1 và chính thức thấp hơn mức 138 triệu tấn của niên vụ trước. Tồn kho cuối vụ thế giới ước tính đạt 92.83 triệu tấn, giảm 2.5% so với báo cáo tháng trước là 95.2 triệu tấn.

Đối với lúa mì, USDA đã hạ dự báo sản lượng toàn cầu từ 778.60 triệu tấn trong báo cáo WASDE tháng 1 xuống còn 776.42 triệu tấn cho niên vụ 2021/22. Tồn kho cuối vụ được dự báo sẽ giảm từ mức 279.95 xuống 278.21, đưa dự báo tồn kho toàn cầu xuống mức thấp nhất trong 5 năm. Tuy nhiên, tồn kho cuối vụ của Mỹ được dự báo tăng 3.1%, từ 17.09 lên 17.63 triệu tấn.


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Hotline: 0286 686 0068

Website: https://saigonfutures.com/

Fanpage: Saigon Futures Inc.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ