USD có thể vượt qua mức đỉnh của những năm 1985 khi Fed khẳng định lập trường
Nguyễn Vũ Phương Nam
Junior Analyst
Sự thống trị của USD có thể lớn mạnh hơn nữa khi Fed hawkish, như những năm 1980 khi Hiệp định Plaza đánh dấu đỉnh cao của USD sau Hội nghị Bretton Woods
Đối với sự ảnh hưởng của đà tăng USD đến một loạt các loại tiền tệ, chỉ có GBP giảm mạnh gần xuống mức thấp vào năm 1985. Đó là khi các nhà lãnh đạo của Tây Âu, Nhật Bản và Mỹ đã gặp nhau tại khách sạn Plaza ở New York để nói về việc kiểm soát đồng USD đã trở nên quá mạnh mẽ như tình trạng hiện giờ của Mỹ
USD/JPY đạt mức 144 đã làm gia tăng sự can thiệp, tuy nhiên mức đáy năm 1985 là 262.8, vì vậy JPY cần phải giảm thêm 45% nữa để đạt được mức đó. GBP đang tiến gần hơn đến mức năm 1985, với mức giảm 9%. EUR phải giảm 36% xuống còn 64.4 US cent để đạt mức tương đương với sự suy yếu của DEM và FRF hồi đó
Nhưng bất chấp sự bất bình từ Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí cả Trung Quốc, không có bất kỳ nỗ lực nào để kìm hãm sức mạnh của đồng bạc xanh, trừ khi tình hình giống với năm 1985
Vào thời điểm đó, lạm phát đang hạ nhiệt và ngành công nghiệp Mỹ bắt đầu bị ảnh hưởng khi các nhà máy của Đức và Nhật Bản nhận được sự thúc đẩy cạnh tranh lớn từ tỷ giá hối đoái. Điều đó có thể giảm bớt những lo ngại về việc USD sẽ tăng mạnh và khó kiểm soát trong vài tháng tới
Ngay bây giờ Fed đang tập trung vào lạm phát chứ không phải tăng trưởng
USD mạnh hơn có vẻ như là điều tích cực hơn tiêu cực từ góc độ đó - hàng hóa không có giá trị cao bằng USD khi chúng được tính bằng EUR, GBP, JPY hoặc các loại tiền tệ khác.
Ngay cả khi thừa nhận lập luận của Cameron Crise rằng vốn đầu cơ có ít liên quan đến các vấn đề này, một Fed hawkish là một yếu tố áp đảo vì họ thu hẹp nguồn cung và đẩy giá USD lên
Chỉ cần nhìn vào đồng AUD thấp hơn 10% so với mức trung bình trong 30 năm mặc dù Úc ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai từ năm 2019
Trong khi đó, không giống như những năm 1980, có nhiều vấn đề lớn ảnh hưởng đến các đối tác chính của USD trong nền kinh tế toàn cầu. Châu Âu và Anh đang chật vật để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng do cuộc chiến tranh Nga - Ukraine và hậu quả từ vụ “ly hôn” Brexit của họ. Những lo ngại đó sẽ khiến ECB rất khó duy trì lập trường hawkish, vì vậy việc EUR trở lại trên mức ngang giá có thể sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn
Nhật Bản gặp khó khăn với chính sách tiền tệ nới lỏng và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu sau thảm họa Fukushima
Trung Quốc - vốn không phải là một phần của nền kinh tế toàn cầu cách đây 40 năm - đang đối mặt với tình trạng suy thoái liên tục mặc dù nỗ lực tung ra các gói kích thích
Chỉ số Real Broad Dollar Index của Fed có thể sẽ đạt được hoặc vượt qua mức cao kỷ lục từ năm 1985
Bloomberg